Quân lệnh số 1 của Trung Quốc biến mất, nhiều chuyện kỳ lạ xảy ra với quân đội

Quân lệnh số 1 của Trung Quốc biến mất, nhiều chuyện kỳ lạ xảy ra với quân đội
Ảnh chụp ngày 22/8/2023 cho thấy một tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc (trái) đang theo dõi một tàu dân sự Philippines do hải quân Philippines thuê để giao hàng tiếp tế cho tàu hải quân Philippines BRP Sierra Madre ở Biển Đông đang tranh chấp. (Ảnh: TED ALJIBE/AFP via Getty Images)

Năm 2024, Quân lệnh số 1 của Quân ủy Trung Quốc, được cho là do ông Tập Cận Bình ký, đã không được công bố trong năm thứ hai liên tiếp. Quân lệnh số 1 của Quân ủy Trung ương Trung Quốc thường là lệnh huấn luyện và điều động được ban hành cho toàn quân sau Tết Nguyên đán, trong năm 2023 và năm 2024 đều chưa được công bố. Trang web quân sự của Trung Quốc tự mình rêu rao nhiều loại hình huấn luyện khác nhau, nội dung được biên soạn rất màu mè và đầy chỗ sơ hở, tuy nhiên, những chủ đề nóng thực sự lại được giữ kín như bưng, xuất hiện nhiều điều quái dị. Điều này chứng tỏ trong nội bộ quân đội Trung Quốc đang có những cơn giông tố chính trị vô cùng to lớn, tiềm ẩn nguy cơ đến sự an toàn của chế độ.

Quân lệnh số 1 có những manh mối gì?

Ngày 28/12/2023, ông Tập Cận Bình đã ký sắc lệnh và ban hành “Điều lệ vận chuyển và giao ban quân đội”, trong đó “tập trung chuẩn bị cho chiến tranh… thực hiện yêu cầu xây dựng nền hậu cần hiện đại hóa lớn mạnh”. Tuy nhiên, vẫn chưa có báo cáo công khai nào về Quân lệnh số 1 về việc bắt đầu huấn luyện quân sự trong năm 2024.

Vào ngày 3/1, trang web quân sự Trung Quốc đưa tin rằng “huấn luyện quân sự năm mới cho lực lượng toàn quân đã bắt đầu”. Quân đội Trung Quốc đã bắt đầu huấn luyện vào năm 2024, nhưng không công khai mệnh lệnh quân sự. Cùng ngày, trang web quân sự Trung Quốc đăng tải bài viết với nhan đề: “Những hiểu biết tiền tuyến về đợt huấn luyện quân sự năm mới của quân đội: Chiến trường sấm gió rền vang, không khí huấn luyện như cầu vồng”. Bài viết nêu rõ: “Việc cố gắng đạt được mục tiêu 100 năm thành lập quân đội đã đến giai đoạn then chốt; toàn thể cán bộ, chiến sĩ cần phải xuất phát với tiêu chuẩn cao”.

Bài viết này đã tiết lộ một phần nội dung Quân lệnh số 1. Quân đội đang trải qua một cuộc thanh trừng lớn, hoạt động của quân đội Trung Quốc chắc chắn sẽ bị cản trở nên buộc phải “làm việc chăm chỉ”. Bộ phận tướng lĩnh cấp cao, một số quan chức ngành công nghiệp quân sự xác định đã ngã ngựa. Các vụ án tham nhũng khả năng đã phơi bày những vấn đề nghiêm trọng về chất lượng trong quá trình phát triển, sản xuất, đánh giá và cung cấp tên lửa của Lực lượng Tên lửa, Trung Quốc buộc phải nhắc đến “tiêu chuẩn cao”.

Vào ngày 4 tháng 1, trang web quân sự của Trung Quốc đã đăng tải bài viết có tiêu đề “Duy trì sự nhạy bén chính trị ở mức độ cao”. Bài viết nêu: “Chúng ta cần phải giỏi phát hiện các vấn đề chính trị từ những sự vụ thông thường, phát hiện ra những manh mối chính trị từ các xu hướng, vấn đề mới nảy sinh… Chúng ta cần phải chú ý phòng ngừa và giải quyết các rủi ro chính trị, có con mắt sáng suốt, nhìn ra sự việc sớm, hành động mau chóng, và kịp thời loại bỏ các loại rủi ro chính trị tiềm ẩn.”

Đây hẳn là một nội dung khác trong Quân lệnh số 1, và nó đã phản ánh mối quan ngại của ông Tập về sự bất ổn của quân đội.

Vào ngày 6/1, Tân Hoa Xã đã đăng bài viết với nhan đề “Xây dựng đội ngũ có thể giành chiến thắng trong cuộc chiến”. Bài viết nêu rõ: “Sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong việc chuẩn bị chiến tranh là thể hiện tập trung sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng đối với quân đội trong lĩnh vực tác chiến… Các cấp ủy trong quân đội cần phải nâng cao vị thế chính trị, tăng cường trách nhiệm chính trị… thực sự đưa cấp ủy trở thành “con ngỗng đầu đàn” trong việc chuẩn bị cho chiến tranh”

Niềm tin của ông Tập đối với sĩ quan quân đội các cấp đã giảm đáng kể, ông phải dựa nhiều hơn vào các cán bộ chính trị. Những luận điệu như vậy ngược lại sẽ khiến sĩ quan quân đội các cấp nản lòng, mất niềm tin vào Chủ tịch Quân ủy Trung ương.

Ngày 5/1, Quân ủy Trung Quốc đã đưa ra “Thông báo về việc sử dụng ‘hình thái đầu tiên’ của tổ chức cơ sở trong quân đội một cách chính xác và đúng quy tắc”, trong đó yêu cầu “phát huy đầy đủ chức năng, vai trò của các tổ chức đảng cơ sở, tăng cường công tác giáo dục, quản lý, giám sát hàng ngày của cán bộ, chiến sĩ… tiếp tục thanh lọc chính trị xanh trong quân đội.

Trung Quốc cũng áp dụng các phương pháp giám sát quan chức các cấp tương tự đối với cán bộ, chiến sĩ thông thường, và vô cùng lo lắng về các cuộc binh biến ở cấp cơ sở. Mặc dù Lệnh quân sự số 1 của Quân ủy chưa được công khai, nhưng nội dung cốt lõi đã bị rò rỉ, những hành động gần đây của quân đội cũng khá thú vị.

Hải quân Trung Quốc, Mỹ và Philippines đối đầu năm mới ở Biển Đông

Vào ngày 3/1, hải quân Hoa Kỳ và Philippines đã tiến hành một cuộc tập trận chung theo kế hoạch tại vùng đặc quyền kinh tế của Biển Đông, cách Philippines 200 hải lý mà Philippines gọi là Biển Tây Philippines. Quân đội Hoa Kỳ điều động hạm đội USS Carl Vinson (CVN 70) gồm 1 tàu sân bay, 1 tàu tuần dương và 2 tàu khu trục. Hải quân Philippines đã điều động 3 tàu.

Cùng ngày, Bắc Kinh thông báo “Bộ Tư lệnh Chiến khu miền Nam sẽ tổ chức lực lượng hải quân và không quân để tiến hành tuần tra định kỳ ở Biển Đông”, nhưng không tiết lộ chi tiết.

Quân đội Philippines thông báo, rạng sáng ngày 3/1, khi tàu chiến Philippines đến khu vực tập trận được chỉ định thì phát hiện tàu khu trục Type 054A (570) của Hải quân Trung Quốc ở gần đó. Một cuộc gọi từ tàu Hải quân Philippines cho biết, tàu chiến Trung Quốc đang đi trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines và hỏi về ý định của tàu này. Tàu chiến Trung Quốc trả lời: “Tàu chiến số 570 đang tiến hành các hoạt động hợp pháp trong vùng lãnh hải của chúng tôi”. Sau đó, các tàu chiến Trung Quốc ngừng trả lời các cuộc gọi vô tuyến. Lúc 8 giờ sáng, một tàu khu trục Type 052D (174) khác của Hải quân Trung Quốc cũng xuất hiện trong khu tập trận.

Tại cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 4/1, người phát ngôn là ông Uông Văn Bân gọi cuộc tập trận của Philippines và Mỹ ở Biển Đông là hành động “khiêu khích quân sự”, và nói rằng “Trung Quốc sẽ tiếp tục bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ cũng như các quyền và lợi ích hàng hải của mình”.

Tàu chiến Trung Quốc tiến vào vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, nhưng lại giả vờ tuyên bố đang hoạt động trong “vùng lãnh hải” của mình. Trung Quốc biết rõ tuyên bố của mình không thể đứng vững, nên chỉ có thể đáp trả một cách mập mờ, nhưng vẫn muốn duy trì tư thế đối đầu với Mỹ.

Vì sao tàu sân bay Sơn Đông và không quân Trung Quốc không xuất hiện?

Trung Quốc tuyên bố “tổ chức lực lượng hải quân và không quân ở chiến khu miền Nam”, nhưng chỉ thấy hai tàu chiến Trung Quốc tại hiện trường và không thấy “lực lượng không quân”. Địa điểm tập trận Mỹ-Philippines gần Philippines và cách khá xa Trung Quốc đại lục, cho dù máy bay chiến đấu của Trung Quốc có thể miễn cưỡng đến gần, nhưng chúng cũng phải nhanh chóng quay trở lại do hạn chế về nhiên liệu. Các máy bay tác chiến trên tàu sân bay, đặc biệt là máy bay chiến đấu F-35C, nếu máy bay chiến đấu của Trung Quốc bay đường dài, rõ ràng sẽ ở trong tình thế bất lợi.

Vào ngày 14/12/2023, hai máy bay ném bom H-6 của Trung Quốc đã tiến vào vùng biển Nhật Bản, hợp nhất với máy bay ném bom Nga và cùng nhau quay trở lại Biển Hoa Đông. Bắc Kinh đã phái 7 máy bay chiến đấu, trong đó có J-16, tiến hành hộ tống tiếp sức ở các khu vực khác nhau trên Biển Hoa Đông, điều này cho thấy phạm vi hoạt động còn hạn chế.

Sau cuộc tập trận Mỹ-Philippines, tàu sân bay Carl Vinson của Mỹ đã tới Manila, thủ đô của Philippines, trong chuyến thăm vào ngày 5/1. Theo thời gian triển khai thông thường là 6 tháng, tàu sân bay Carl Vinson sẽ được triển khai đến giữa tháng 4 năm 2024.

Tàu sân bay Sơn Đông của Trung Quốc không được điều động. Vào năm 2023, tàu Sơn Đông đã thực hiện 2 lần đi đi lại lại ở eo biển Đài Loan và ba lần đi vào Tây Thái Bình Dương qua eo biển Ba Sĩ; tuy nhiên, trong “hành trình thường lệ” ở Biển Đông vào đầu năm 2024, tàu Sơn Đông thuộc Hạm đội Biển Đông đã không xuất hiện và không thể hiện được sức mạnh quân đội “trên biển và trên không”, đủ thấy trình độ sẵn sàng chiến đấu thực tế. Tất nhiên, đây không phải là điều kỳ lạ duy nhất ở chiến khu miền Nam.

Đạn pháo Myanmar làm cư dân Vân Nam bị thương, chiến khu miền Nam của Trung Quốc im lặng

Tại cuộc họp báo Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 4/1, phóng viên đặt câu hỏi: “Hôm qua, truyền thông đưa tin một quả đạn pháo từ Myanmar đã rơi xuống thị trấn Nam Tản, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc và phát nổ khiến nhiều người bị thương. Ông có thể cho chúng tôi biết thêm thông tin không? Phía Trung Quốc có ca thương vong nào không?”.

Người phát ngôn cho biết: “Trung Quốc rất quan ngại về cuộc xung đột gần đây ở miền bắc Myanmar, bày tỏ sự bất mãn mạnh mẽ với thương vong do xung đột vũ trang gây ra cho phía Trung Quốc và đã có những tuyên bố long trọng với các bên liên quan… Trung Quốc sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ tính mạng và tài sản của công dân mình”.

Ngày 24/11/2023, một đoàn xe Trung Quốc bị tấn công tại thị trấn Muse phía biên giới Myanmar, khoảng 120 phương tiện bị đốt cháy. Bộ Tư lệnh Chiến khu miền Nam của Trung Quốc tuyên bố diễn tập ở biên giới, cho biết họ “luôn sẵn sàng ứng phó với nhiều tình huống khẩn cấp khác nhau và kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia, ổn định biên giới và an toàn tính mạng, tài sản của người dân”.

Khoảng 40 ngày sau, đạn pháo của Myanmar rơi xuống Vân Nam nhưng không có phản hồi từ Chiến khu miền Nam của Trung Quốc. Theo báo cáo, ít nhất 2 quả đạn pháo đã rơi xuống, 1 quả rơi xuống vỉa hè bên đường khiến nhiều người bị thương tại chỗ.

Cho đến nay, Trung Quốc vẫn chưa công khai con số thương vong, Chiến khu miền Nam của Trung Quốc đã cử các tàu chiến cao cấp đến vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Philippines để theo dõi cuộc tập trận Mỹ-Philippines, nhưng vẫn giữ im lặng về con số thương vong ở Vân Nam. Trung Quốc một mặt ủng hộ chính quyền quân sự Myanmar, mặt khác lại lén thông đồng với các lực lượng vũ trang chống chính phủ, nếu đạn pháo do Trung Quốc sản xuất và cung cấp sẽ càng mỉa mai hơn. Chiến khu miền Nam của Trung Quốc không thể đảm bảo an toàn cho người dân biên giới, và lần này điều đó càng đáng xấu hổ hơn.

Động đất Nhật Bản, tàu chiến Trung Quốc thừa nước đục thả câu

Vào ngày đầu tiên của năm mới, Nhật Bản hứng chịu một trận động đất. Ngày 3/1, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã gửi điện chia buồn tới Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida. Trước đây, hầu hết những lời chia buồn tương tự đều do ông Tập gửi đi.

Cùng ngày ông Lý Cường gửi điện chia buồn, ngày 3/1, một tàu khu trục Lớp Sovremenny và Khinh hạm tên lửa dẫn đường Type 054A của Hải quân Trung Quốc đã đi qua vùng biển hẹp giữa đảo Amami Oshima và đảo Yokoshima ở Nhật Bản từ biển Hoa Đông, và tiến vào Thái Bình Dương. Bắc Kinh đã không giúp đỡ cứu trợ thiên tai, ngược lại lại cử tàu chiến đi khắp các đảo của Nhật Bản, lần nữa ra vẻ đe dọa.

Phía quân đội Trung Quốc không công khai hành động lần này. Cuối năm 2023, Trung Quốc không cử hạm đội lớn tiến hành tập trận tấn công xung quanh Nhật Bản trong thời điểm Giáng sinh như thường lệ, đầu năm 2024 dường như đang khẩn trương bổ túc lại. Hai tàu chiến do Trung Quốc điều động đều thuộc Bộ Tư lệnh Chiến khu miền Đông, nhưng Chiến khu miền Bắc – nơi thường đóng vai trò chính trong các cuộc tập trận tương tự, lại không có bất kỳ động thái nào. Chính điều này đã khiến ngoại giới thắc mắc không biết liệu cuộc thanh trừng của quân đội Trung Quốc có ảnh hưởng đến các tướng lĩnh thuộc Chiến khu miền Bắc hay không.

Vào ngày 29/12/2023, Trung Quốc đã loại 9 tướng lĩnh khỏi tư cách đại biểu Quốc hội, trong đó có Tư lệnh Hải quân của Bộ Tư lệnh Chiến khu miền Nam là ông Cúc Tân Xuân. Tư lệnh hải quân chiến khu miền Nam đã được thay thế, nhưng tàu chiến vẫn được điều động, hải quân chiến khu miền Bắc tưởng như vô sự, nhưng lại án binh bất động. Hải quân Chiến khu miền Đông tạm thời thay thế, nhưng lại điều động tàu khu trục Lớp Sovremenny đã lỗi thời, giống như ứng phó với tình hình hơn. Hải quân Chiến khu miền Đông vốn đang chật vật đối phó với eo biển Đài Loan, và kiêm thêm việc coi sóc Nhật Bản, quả thật là khó khăn chồng chất khó khăn.

Lực lượng Không quân của Chiến khu miền Đông có ít đợt điều động hơn trong dịp Năm mới, và thay vào đó sử dụng các cuộc tấn công bằng khinh khí cầu thường xuyên hơn ,và hầu như ngày nào họ cũng điều khiển các khinh khí cầu qua vùng trời Đài Loan.

Sự bối rối ở Vịnh Aden

Vào ngày 2/1, trang web Quân sự của Trung Quốc đăng bài viết có tiêu đề “Khái quát về các cuộc hộ tống của Hải quân Trung Quốc tới Vịnh Aden và Biển Somalia”, tuyên bố đã “hộ tống tổng cộng hơn 7.200 tàu Trung Quốc và nước ngoài” và tự nhận mình là “một lực lượng hòa bình quan trọng ở vùng biển Vịnh Aden.”

Trung Quốc đã thiết lập một căn cứ quân sự ở Djibouti trên Biển Đỏ và thường xuyên cử các hạm đội nhỏ tiến hành các cuộc tập trận huấn luyện đường dài với lý do chống cướp biển và gìn giữ hòa bình. Tuy nhiên, tuyên truyền của Trung Quốc đã bị lộ tẩy ngay khi lời vừa mới dứt.

Tại cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 4/1, có phóng viên đặt câu hỏi: Mỹ và hơn chục quốc gia, trong đó có Úc, Canada, Đức, Nhật Bản, v.v,… hôm qua đã ra tuyên bố chung kêu gọi Lực lượng vũ trang Houthi ở Yemen phải chấm dứt ngay các cuộc tấn công ở Biển Đỏ. Xin hỏi tại sao phía Trung Quốc không tham gia tuyên bố lên án nhóm vũ trang Houthi?

Người phát ngôn Trung Quốc là ông Uông Văn Bân chỉ nói: “Phía Trung Quốc luôn chủ trương duy trì an ninh các tuyến đường thủy quốc tế và phản đối hành vi tấn công, quấy rối các tàu dân sự… Tất cả các bên đều nên đóng vai trò mang tính xây dựng và có trách nhiệm trong việc duy trì sự an toàn của các tuyến đường thủy ở Biển Đỏ”.

Vịnh Aden hiện rất nguy hiểm, nhóm vũ trang Houthi ở Yemen không ngừng phát động tấn công bằng cách phóng tên lửa, máy bay không người lái và điều động các con tàu nhỏ. Nếu hải quân Trung Quốc thực sự duy trì hòa bình ở Vịnh Aden, thì lẽ ra phải tham gia ngay các hoạt động của liên quân, nhưng Bắc Kinh đã không làm như vậy, và cũng không lên án cuộc tấn công của Houthi. Thái độ thực sự của Bắc Kinh đối với tình hình rối loạn ở Trung Đông có thể thấy rõ.

Tại cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 5/1, có phóng viên đặt câu hỏi: Tòa Bạch Ốc hôm thứ Năm (ngày 4/1) cho biết Triều Tiên gần đây đã cung cấp tên lửa đạn đạo và bệ phóng cho Nga để sử dụng trong cuộc chiến của Moscow chống lại Ukraine. Xét thấy Trung Quốc là thành viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, hơn nữa cũng nhiều lần kêu gọi ngừng bắn trong vấn đề Ukraine, phía Trung Quốc có lập trường thế nào trong lần chuyển giao vũ khí này?

Ông Uông đã khai man rằng ông “không biết” về trường hợp này.

Có phóng viên khác đặt câu hỏi, rằng “Hôm nay Triều Tiên bắn đạn pháo về phía vùng biển phía Tây của Hàn Quốc. Xin hỏi phía Trung Quốc ủng hộ hay phản đối hành động của Triều Tiên?”,

Ông Uông không lên án Triều Tiên, nhưng nói rằng “các cuộc đối đầu giữa các bên liên quan đã gia tăng gần đây… Tôi hy vọng các bên liên quan có thể giữ bình tĩnh và kiềm chế”.

Quân đội Trung Quốc đang hỗn loạn, nhưng vẫn phô trương thanh thế để lừa gạt, kích động, gây rối tình hình ở khắp mọi nơi. Trung Quốc tuyên bố bảo vệ an ninh quốc gia, nhưng người dân ở tỉnh Vân Nam bị tấn công, mà Trung Quốc vẫn giữ im lặng. Quân đội của Trung Quốc không bảo vệ đất nước, mà bị Trung Quốc đùa giỡn như một công cụ chính trị, Trung Quốc vào năm 2024 đang đón chờ một sự thay đổi lớn.

Theo Epochtimes
Viên Minh biên dịch

Related posts