Số liệu chính thức do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) công bố hôm Chủ nhật (18/2) cho thấy, đầu tư trực tiếp của các công ty nước ngoài vào Trung Quốc trong năm 2023 đã giảm 82% so với năm 2022, mức thấp nhất trong 30 năm. Có nhiều dấu hiệu cho thấy đầu tư nước ngoài đang thiếu niềm tin trầm trọng.
Điều này nhấn mạnh sự thiếu tin tưởng của các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường Trung Quốc, cũng như phản ánh những khó khăn mà Chính phủ Trung Quốc phải đối mặt trong việc tìm kiếm thêm đầu tư nước ngoài.
Theo tin tức do Cục Quản lý Ngoại hối Nhà nước Trung Quốc công bố hôm Chủ nhật (18/2), “Nợ đầu tư trực tiếp” (Direct Investment Liability) nước ngoài phản ánh dòng vốn nước ngoài chỉ còn 33 tỷ USD vào năm 2023, giảm 82% so với năm 2022.
Dữ liệu này cho thấy, tác động của việc phong tỏa dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) ở Trung Quốc và sự phục hồi chậm chạp của kinh tế.
Từ năm 1998, lần đầu tiên đầu tư nước ngoài trong quý 3 năm 2023 giảm. Mặc dù phục hồi nhẹ trong quý 4, tức là “nợ đầu tư trực tiếp” có dòng vốn vào ròng 17,5 tỷ USD trong quý 4. Giá trị này vẫn ở mức thấp hơn 1/3 so với cùng kỳ năm 2022.
Hơn nữa, dữ liệu từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho thấy lợi nhuận của các doanh nghiệp công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc đã giảm 6,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bloomberg đưa tin, theo các nhà kinh tế, dữ liệu từ Cục Quản lý Ngoại hối Nhà nước Trung Quốc đo lường dòng chảy ròng, có thể phản ánh xu hướng lợi nhuận của các công ty nước ngoài, cũng như những thay đổi về quy mô kinh doanh của họ tại Trung Quốc.
Dữ liệu từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho thấy, lợi nhuận của các doanh nghiệp công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc đã giảm 6,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Dữ liệu được Bộ Thương mại công bố Trung Quốc trước đó cho thấy, năm 2023 đầu tư trực tiếp nước ngoài mới vào Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 3 năm.
Các nhà kinh tế cho biết, dữ liệu của Bộ Thương mại không bao gồm thu nhập tái đầu tư từ các công ty có vốn đầu tư nước ngoài hiện có, và ít biến động hơn dữ liệu của Cục Quản lý Ngoại hối Nhà nước.
Dữ liệu do Cục Quản lý Ngoại hối Nhà nước công bố hôm Chủ nhật (18/2) cho thấy xu hướng các công ty nước ngoài rút tiền ra khỏi Trung Quốc, do căng thẳng địa chính trị và lãi suất cao hơn ở những nơi khác.
Các nền kinh tế phát triển đã tăng lãi suất để đối phó với lạm phát. Trong khi đó, Bắc Kinh lại hạ lãi suất để kích thích nền kinh tế, khiến các nhà đầu tư nước ngoài có động cơ lớn hơn để giữ tiền mặt ở nước ngoài thay vì ở Trung Quốc.
Báo cáo khảo sát do Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản tại Trung Quốc công bố ngày 15/1 cho thấy, hầu hết các công ty Nhật Bản tại Trung Quốc đều không lạc quan về triển vọng kinh tế Trung Quốc năm 2024.
Ngoài ra, hầu hết các công ty Nhật Bản sẽ giảm hoặc không có khoản đầu tư nào vào Trung Quốc vào năm 2023.
48% công ty Nhật Bản được khảo sát cho biết, lý do chính khiến họ không đầu tư hoặc giảm đầu tư vào Trung Quốc trong năm 2023 là do triển vọng kinh tế Trung Quốc không chắc chắn và tâm lý bi quan về nhu cầu yếu.
Vốn mới ròng của các công ty Nhật Bản năm 2023 đạt mức nhỏ nhất trong ít nhất một thập kỷ, với chỉ 2,2% khoản đầu tư mới ra nước ngoài của Nhật Bản vào Trung Quốc Đại Lục. Con số này ít hơn đầu tư vào Việt Nam hay Ấn Độ, và chỉ bằng 1/4 đầu tư vào Úc, theo dữ liệu của chính phủ Nhật Bản công bố hồi đầu tháng này.
Dữ liệu chính thức của Đài Loan công bố vào tháng trước cho thấy, các công ty Đài Loan cũng ngày càng ít sẵn sàng tăng cường kinh doanh tại Trung Quốc. Mức đầu tư mới năm 2023 đạt mức thấp nhất kể từ năm 2001.
Các doanh nhân Đài Loan trong lịch sử luôn là một trong những nhà đầu tư lớn nhất ở Trung Quốc Đại Lục. Nhưng kể từ thời kỳ đỉnh cao vào năm 2010, các công ty Đài Loan đã cắt giảm chi tiêu vốn mới ở Trung Quốc.
Năm 2023, công ty Hàn Quốc cũng cắt giảm đầu tư vào Trung Quốc. Lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mới trong 9 tháng đầu năm 2023 giảm 91% so với cùng kỳ năm 2022, xuống mức thấp nhất kể từ năm 2002.
Theo số liệu do Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố ngày 8/2, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc trong tháng 1 đạt mức giảm lớn nhất trong hơn 14 năm, đồng thời chỉ số giá sản xuất (PPI) cũng giảm.
Giá thành sản phẩm công nghiệp của nhà máy cũng giảm phát trong 16 tháng liên tiếp. Điều này nhấn mạnh rằng nền kinh tế Trung Quốc đang phải đối mặt với rủi ro giảm phát tiếp tục.
Trong Hội nghị thượng đỉnh Chính phủ Thế giới tổ chức tại Dubai tuần trước, ông Bill Winters, Giám đốc điều hành của tập đoàn ngân hàng đa quốc gia Standard Chartered, cho rằng vấn đề lớn nhất mà ĐCSTQ phải đối mặt là “thiếu hụt niềm tin”. Các nhà đầu tư bên ngoài thiếu niềm tin vào Trung Quốc. Những người tiết kiệm trong nước cũng thiếu lòng tin.
Ngoài việc suy thoái kinh tế Trung Quốc làm giảm sự sẵn lòng đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài, môi trường kinh doanh của Trung Quốc cũng khiến nhiều nhà đầu tư nước ngoài nản lòng.
ĐCSTQ đã sửa đổi “Luật phản gián” và thực thi vào tháng 7/2023, tăng cường đàn áp và kiểm soát các công ty, khiến các doanh nhân nước ngoài càng thêm bất an.
Năm ngoái, cảnh sát Trung Quốc đã đột kích văn phòng Thượng Hải của Bain & Company, một công ty tư vấn quản lý của Mỹ và văn phòng Bắc Kinh của Mintz Group, một công ty thẩm định của Mỹ, đồng thời bắt giữ một nhân viên từ công ty dược Astellas Pharma Inc. của Nhật Bản vì cáo buộc gián điệp.
Chuỗi hành động đàn áp này không chỉ khiến các công ty nước ngoài sợ hãi, mà còn gây ra sự lên án từ Hoa Kỳ. Phòng Thương mại Hoa Kỳ chỉ trích chính quyền ĐCSTQ nói một đằng làm một nẻo.
Bình Minh