Theo cách mà ông Putin trả lời phỏng vấn, phải chăng ‘Trung Quốc và Mông Cổ cũng nên đánh Nga?’

Nam Sơn

Tucker Carlson phỏng vấn Vladimir Putin tại Mát-xcơ-va ngày 6 tháng 2 năm 2024 (Ảnh Tucker Carlson / Reuters).

Chuyên gia truyền thông nổi tiếng người Mỹ Tucker Carlson đã có một cuộc phỏng vấn kéo dài hơn hai giờ với Tổng thống Nga Vladimir Putin, được phát sóng trên phương tiện truyền thông nhà nước Nga, trang web cá nhân của ông Carlson và mạng xã hội X vào ngày 8 tháng 2. Sau khi được phát sóng, nó đã thu hút được sự chú ý rộng rãi.

Ông Vương Hữu Quần (王友群), chuyên gia các vấn đề thời sự gốc Hoa, đã chỉ ra những lý lẽ của ông Putin cho cuộc chiến ở Ukraina là vô lý. Bởi nếu cũng theo cái lý đó, có lẽ Trung Quốc và Mông Cổ cũng nên tiến hành chiến tranh và lấy lại đất của Nga hiện nay. Đồng thời chuyên gia cũng chỉ ra, NATO không hề là mối đe doạ đối với Nga.

Những người khác nhau có những cách hiểu khác nhau về cuộc phỏng vấn của ông Carlson. Trong chương trình riêng của mình, chuyên gia các vấn đề thời sự gốc Hoa – Vương Hữu Quần (王友群) đã nói về ba suy nghĩ của mình. Sau đây là những nội dung chính trong phần bình luận của ông Vương.

Thứ nhất, liên quan đến vấn đề lãnh thổ giữa Trung Quốc và Nga

Xuyên suốt cuộc phỏng vấn, ông Putin dành khoảng 30 phút ôn lại lịch sử quan hệ giữa Nga và Ukraina. Ông Putin nhấn mạnh Ukraina là lãnh thổ của Nga từ xa xưa. Ông muốn sử dụng điều này để chứng minh rằng việc ông phát động cuộc chiến tranh Nga-Ukraina là có tính chính đáng về mặt lịch sử.

Bất cứ ai nghiên cứu lịch sử hiện đại của Trung Quốc đều biết rằng khu vực rộng hơn 600.000 km2 về phía Bắc Hắc Long Giang và phía Nam dãy núi Ngoại Hưng An (外興安), mà phía Nga gọi là dãy Stanovoy) là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời cổ đại. Nhưng vào ngày 28 tháng 5 năm 1858, nước Nga Sa hoàng đã buộc chính quyền nhà Thanh phải ký “Hiệp ước Ái Hồn” (瑷珲条约) và chiếm giữ hơn 600.000 km2 lãnh thổ Trung Quốc.

Diện tích hơn 400.000 km2 về phía Đông sông Ussuri là lãnh thổ của Trung Quốc từ xa xưa. Nhưng vào ngày 14 tháng 11 năm 1860, nước Nga Sa hoàng đã buộc chính quyền nhà Thanh phải ký “Hiệp ước Bắc Kinh” và chiếm giữ hơn 400.000 km2 lãnh thổ của Trung Quốc.

Tại mũi Kim Kê (金雞) thuộc cực đông của Trung Quốc có một hòn đảo tên là Hắc Hạt Tử (​​黑瞎子, mà phía Nga gọi là Bolshoy Ussuriysky) với diện tích 335 km2, vốn là lãnh thổ của Trung Quốc từ xa xưa. Tuy nhiên, vào ngày 29 tháng 9 năm 1929, nó đã bị Hồng quân Liên Xô do Stalin chỉ huy chiếm đóng.

Ngoài ra, có một số khu vực ở phía Tây Bắc Trung Quốc từng bị nước Nga Sa hoàng và sau này là Liên Xô chiếm đóng, từ xa xưa đã là lãnh thổ của Trung Quốc.

Theo logic của ông Putin khi đưa quân tới Ukraina, Trung Quốc có nên đưa quân để lấy lại những nơi kể trên vốn là lãnh thổ của Trung Quốc từ xa xưa hay không?

Ngay khi tuyên bố của ông Putin rằng “Ukraina là lãnh thổ của Nga từ xa xưa” được đưa ra, cựu Tổng thống Mông Cổ Tsakhiagiin Elbegdorj đã đưa 4 bản đồ lên mạng xã hội X.

Một trong số đó là bản đồ lãnh thổ của Đế quốc Mông Cổ vào năm 1417 sau Công Nguyên. Vào thời điểm đó, Nga hoàn toàn không tồn tại với tư cách là một quốc gia, nó chỉ là một phần nhỏ của “Đại công quốc Mátxcơva” do Đế quốc Mông Cổ cai trị, hầu hết các lãnh thổ khác hiện nay của Nga đều nằm trong lãnh thổ của Đế quốc Mông Cổ.

Theo logic của ông Putin rằng “Ukraina đã là lãnh thổ của Nga từ thời cổ đại”, Mông Cổ có lẽ cũng nên sở hữu phần lớn lãnh thổ của Nga ngày nay.

Tuy nhiên, cựu Tổng thống Elbegdorj viết: “Đừng lo lắng, vì chúng tôi là một đất nước [yêu] hòa bình và tự do”.

Về các tranh chấp lãnh thổ Trung-Nga trong lịch sử, không chỉ khó giải quyết bằng xâm lược vũ trang mà ngay cả khi giải quyết bằng cách ép buộc cũng sẽ gây ra vô số rắc rối.

Con đường đúng đắn là tôn trọng sự thật lịch sử, giải quyết vấn đề thông qua hiệp thương hòa bình, phù hợp với nguyện vọng của người dân.

Vladimir Putin, ngày 10 tháng 3 năm 2022 (ảnh: Wikimedia Commons).

Thứ hai, về quan hệ Trung-Nga

Trong cuộc phỏng vấn, ông Putin còn đặc biệt nói: “Phương Tây sợ một Trung Quốc mạnh hơn một nước Nga mạnh, bởi Nga có dân số 150 triệu người, trong khi Trung Quốc có dân số 1,5 tỷ người, và nền kinh tế Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng, tăng trưởng hơn 5% mỗi năm, tước đây, còn cao hơn. Nhưng như thế này là đủ đối với Trung Quốc. Bismarck từng nói: Điều quan trọng nhất là tiềm năng. Tiềm năng của Trung Quốc là rất lớn. Dựa trên sức mua hàng hoá, nước này hiện là nền kinh tế lớn nhất thế giới, và tổng sản phẩm nội địa đứng đầu thế giới. Họ đã vượt qua Hoa Kỳ trong một thời gian dài và tốc độ tăng trưởng vẫn đang tăng tốc”.

Ông Putin cố tình né tránh một vấn đề lớn ở đây, đó là Nga là cường quốc có vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới. Đây là công cụ răn đe chiến lược quan trọng nhất của Nga đối với các nước phương Tây. Về năng lượng hạt nhân, Nga mạnh hơn Trung Quốc rất nhiều. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng nhất mà các nước phương Tây phải cân nhắc khi xử lý quan hệ với Nga.

Thứ hai, quy mô dân số không nhất thiết liên quan đến sức mạnh của đất nước. Israel ở Trung Đông chỉ có hơn 9 triệu dân, nhỏ hơn nhiều so với dân số của nhiều nước Ả Rập xung quanh nhưng Israel lại là quốc gia hùng mạnh nhất ở Trung Đông.

Đối với tuyên bố của ông Putin rằng “kinh tế Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng” thì điều này không đúng. Từ năm 2020 đến năm 2022, trong trận đại dịch kéo dài 3 năm, việc phòng tránh dịch cực đoan của ĐCSTQ đã gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế. Vào năm 2023, sau khi quá trình “zero covid” kết thúc, nền kinh tế của Trung Quốc đã thực sự lao dốc. Nếu thị trường chứng khoán là phong vũ biểu của nền kinh tế thì rõ ràng nền kinh tế của Trung Quốc vẫn đang suy thoái và chưa chạm đáy.

Ẩn ý trong lời nói của ông Putin là: Nga không phải là kẻ thù số một của phương Tây mà là ĐCSTQ; phương Tây nên nhắm vào ĐCSTQ chứ không phải Nga.

Một số nhà bình luận tin rằng ông Putin đang cố gắng “hướng rắc rối về phía Đông”. Diệp Diệu Nguyên (葉耀元 / Yao-Yuan Yeh), giáo sư nghiên cứu quốc tế tại Đại học St. Thomas ở Mỹ, thẳng thừng cho rằng những nhận xét của ông Putin chắc chắn là một “cú đâm sau lưng” Bắc Kinh.

Tập Cận Bình, lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc, từng nói: “Putin là người bạn thân nhất của tôi”. Kể từ khi cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ nổ ra vào năm 2018, ông Tập Cận Bình đã cố gắng đoàn kết với Nga để chống lại Hoa Kỳ. Nhưng theo nhà bình luận Vương Hữu Quần, ông Putin chưa bao giờ coi ông Tập như một “người bạn thực sự”, mà thay vào đó sử dụng ông Tập ở mức tối đa có thể.

Trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, ông Putin từng nói “toạ sơn quan hổ đấu”. Sau khi đại dịch bùng phát, ông Putin đã thực hiện lệnh phong tỏa nghiêm khắc nhất đối với Trung Quốc. Sau khi chiến tranh Nga-Ukraina nổ ra, ông Putin không còn quan tâm đến việc ĐCSTQ làm trung gian cho cuộc chiến Nga-Ukraina. Trong suốt chuyến thăm của đặc phái viên ĐCSTQ Lý Huy (李輝), Putin không ngăn cản việc ném bom Ukraina, thậm chí ông còn từ chối gặp Huy ông này đến thăm Matxcova. Khi ông Tập Cận Bình thăm Nga lần đầu tiên sau khi tái đắc cử lần thứ ba, tuyên bố chung Trung-Nga đã được đưa ra sau cuộc hội đàm giữa ông Tập và ông Putin, nhắc lại rằng cả hai bên đều tuân thủ Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, ngay sau khi ông Tập trở về Trung Quốc, ông Putin đã công khai tuyên bố rằng Nga sẽ tiến hành phổ biến vũ khí hạt nhân ở Belarus.

Theo ông Vương Hữu Quần, mặc dù ông Putin không ưa ĐCSTQ từ tận đáy lòng nhưng ĐCSTQ vẫn có “mơ tưởng” về nước Nga.

Theo hãng tin TASS của nhà nước Nga, ngày 31/1, Đổng Quân, tân Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, cho biết trong cuộc điện đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu rằng: “Bất chấp áp lực liên tục từ Mỹ và châu u đối với Trung Quốc, chúng tôi đã hỗ trợ các bạn về vấn đề Ukraina. Ngay cả hợp tác quốc phòng Trung Quốc-EU cũng bị ảnh hưởng, nhưng chúng tôi sẽ không thay đổi hoặc từ bỏ các chính sách đã thiết lập của mình”.

Có thể thấy, về vấn đề chiến tranh Nga-Ukraina, ĐCSTQ sẽ tiếp tục đi theo con đường cũ là ủng hộ Nga. Nói cách khác, ĐCSTQ sẽ tiếp tục đối đầu với thế giới tự do do Hoa Kỳ lãnh đạo về vấn đề này.

Thứ ba, liên quan đến việc mở rộng về phía Đông của NATO

Trong cuộc phỏng vấn, ông Putin một lần nữa đổ lỗi cho Mỹ và Ukraina về vấn đề mở rộng về phía Đông của NATO.

Một lý do quan trọng khiến ông phát động cuộc chiến Nga-Ukraina là Ukraina đang cố gắng gia nhập NATO, và việc NATO mở rộng về phía Đông đe dọa an ninh của Nga.

Theo nhà bình luận Vương Hữu Quân, lý do này không hợp lệ.

Mặc dù Nga là cường quốc có vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới, NATO chưa bao giờ đe dọa an ninh của Nga trong 75 năm kể từ khi thành lập.

Ông Vương cho rằng, lý do cơ bản cho việc NATO mở rộng về phía Đông không phải là lỗi của các nước nhỏ tìm cách gia nhập NATO, cũng không phải lỗi của Hoa Kỳ, lãnh đạo NATO, mà là thực tế là các nước nhỏ đó trong lịch sử đã bị bắt nạt, xúc phạm, chiếm đóng và bị Nga hoàng và Liên Xô cướp bóc. Về vấn đề này, có một lượng lớn dữ liệu lịch sử để hỗ trợ nó. Việc các nước nhỏ này tìm kiếm NATO như chiếc ô an ninh cho mình là điều hoàn toàn dễ hiểu.

Sau khi Liên Xô sụp đổ, Ukraina đã loại bỏ toàn bộ vũ khí hạt nhân khỏi lãnh thổ của mình và trao lại cho Nga, trở thành quốc gia phi hạt nhân. Năm 2014, Nga đã vi phạm Hiến chương Liên hợp quốc, vi phạm “Bản ghi nhớ đảm bảo an ninh Budapest” được ký bởi Mỹ, Nga, Anh và Ukraina, vi phạm thỏa thuận biên giới Nga-Ukraina, xâm chiếm và sáp nhập Crimea của Ukraina.

Vào tháng 2 năm 2022, ông Putin phát động một cuộc chiến tranh xâm lược Ukraina khác và sáp nhập 4 vùng ở miền đông Ukraina là Luhansk, Donetsk, Zaporizhzhia và Kherson.

Chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh của Ukraina thực sự bị Nga đe dọa. Ukraina tìm cách gia nhập NATO để đảm bảo an ninh của mình, theo ông Vương điều đó có gì là sai?

Ngay sau khi chiến tranh Nga-Ukraina nổ ra, ngày 4/4/2023, quốc gia Bắc u Phần Lan đã gia nhập NATO và trở thành thành viên thứ 31 của NATO.

Vào ngày 24 tháng 1 năm nay, Thủ tướng Hungary Orban Viktor đã nhắc lại rằng chính phủ Hungary ủng hộ việc Thụy Điển gia nhập NATO. Ông sẽ kêu gọi quốc hội Hungary bỏ phiếu để Thụy Điển gia nhập NATO. Sau khi quá trình này hoàn tất, Thụy Điển sẽ trở thành thành viên thứ 32 của NATO.

Cuộc chiến tranh xâm chiếm Ukraina không những không ngăn cản được sự mở rộng về phía Đông của NATO mà khiến NATO mở rộng hơn nữa về phía Đông. Tổng chiều dài biên giới giữa Nga và Phần Lan là 1.340 km, trở thành biên giới dài nhất của Nga ở châu u. Ở một khía cạnh nào đó, việc Phần Lan gia nhập NATO sẽ có tác động lớn hơn đến Nga so với việc Ukraina gia nhập NATO. Nhưng ông Putin không có điều gì đặc biệt để nói về điều này.

Mặc dù Ukraina đã đề xuất gia nhập NATO trước Chiến tranh Nga-Ukraina, và nước này lại đề xuất gia nhập NATO trong thời kỳ chiến tranh. Nhưng cho đến nay NATO vẫn chưa đồng ý. Tại sao? Đó là vì lo ngại Nga là cường quốc có vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới. Sau khi chiến tranh Nga-Ukraina kết thúc, Ukraina có khả năng sẽ gia nhập NATO. Tuy nhiên, xét đến việc Nga có 5.977 đầu đạn hạt nhân, tư cách thành viên NATO của Ukraina sẽ không gây ra mối đe dọa đối với an ninh của Nga.

Nga tuyên bố rằng việc mở rộng về phía Đông của NATO đe dọa an ninh của Nga, đây là một đề xuất sai lầm, theo ông Vương.

Kết luận

Cuối cùng, ông Vương nhận định, Nga là quốc gia có diện tích lãnh thổ lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, Nga vẫn chưa hài lòng với việc mở rộng diện tích lãnh thổ và muốn chiếm thêm lãnh thổ, thậm chí phải trả giá bằng việc tham gia vào một cuộc chiến tranh tiêu hao lâu dài và quy mô lớn. Điều này không tốt cho người dân Nga cũng như người dân các nước khác.

Đối với Nga, điều quan trọng nhất là phát triển kinh tế, cải thiện sinh kế và cải thiện mức sống của người dân chứ không phải mở rộng lãnh thổ thông qua chiến tranh.

Cuộc phỏng vấn của ông Carlson với Tổng thống Putin đã gây xôn xao khắp thế giới kể từ khi nó được trình chiếu. Tuy nhiên, độc giả cần thực sự “suy nghĩ kỹ và phân biệt rõ ràng” đúng sai.

(Nguồn: epochtimes.com).

Related posts