Viên Minh
Tàu sân bay Phúc Kiến Type-003 của Trung Quốc, tải đầy các máy bay chiến đấu J-15, động cơ tua-bin hơi nước và được cho là có hệ thống máy phóng điện từ. Thoạt nhìn, nhiều người đã nghĩ rằng Trung Quốc sẽ sớm trở thành đối thủ cạnh tranh lớn của Hoa Kỳ trong lĩnh vực chế tạo và vận hành tàu sân bay. Nhưng đi sâu vào phân tích, người ta nhận thấy rằng chiến hạm của Bắc Kinh đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề. Nếu không giải quyết được nó, hải quân Trung Quốc sẽ không thể đưa Phúc Kiến vào hoạt động một cách hoàn toàn. Những vấn đề đó ít nhất bao gồm: tuyển dụng phi công chất lượng, thử nghiệm hệ thống phóng mới và quá trình học hỏi chiến thuật của tàu sân bay.
Từ góc độ chiến lược, mục đích của Trung Quốc khi đóng tàu Phúc Kiến là để dùng trong bất kỳ đợt tấn công tiềm ẩn nào vào Đài Loan. Nó thậm chí được đặt theo tên của tỉnh Phúc Kiến, nằm đối diện với Đài Loan qua một eo biển đầy căng thẳng. Thế nhưng người ta chưa rõ khi nào Bắc Kinh sẽ tấn công đổ bộ vào hòn đảo dân chủ bên kia eo biển. Vậy thì trước mắt, tàu Phúc Kiến sẽ mở rộng phạm vi hoạt động của hải quân Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Các tàu sân bay cũ của Bắc Kinh chỉ có tầm hoạt động tối đa khoảng 7.200 km, rất khó để tuần tiễu cả một vùng biển rộng lớn như Ấn Độ – Thái Bình Dương.
Tại sao điều này lại quan trọng? Giới hạn 7200 km này gần bằng khoảng cách để đến eo biển Malacca từ một số cảng Hải quân của Trung Quốc. Eo biển Malacca là một điểm nút hàng hải quan trọng. Có khoảng 70% số dầu và 3,5 nghìn tỷ USD giá trị thương mại toàn cầu đi qua đây. Đương nhiên hàng hóa xuất khẩu và dầu nhập khẩu của Trung Quốc cũng cực kỳ phụ thuộc vào eo biển nhỏ hẹp này.
Đó là lý do tại sao loại tàu sân bay đầu tiên của họ, tàu Liêu Ninh, chủ yếu chỉ được sử dụng cho mục đích huấn luyện. Bây giờ, tàu sân bay Sơn Đông của họ đã có phạm vi hoạt động tốt hơn, tối đa khoảng 15.700 km. Nhưng chiếc tàu này thiếu khả năng phóng máy bay hiện đại, điều này làm giới hạn sức mạnh chiến đấu của nó. Nếu chúng ta giả sử rằng tàu mới Phúc Kiến có tầm hoạt động tối đa tương tự như tàu sân bay của Hải quân Hoa Kỳ, Kitty Hawk là khoảng 19.300 km ở tốc độ 20 hải lý, nó sẽ nâng cao năng lực chiến đấu và ảnh hưởng của Trung Quốc trên toàn khu vực.
Hiện nay, Trung Quốc có tranh chấp lãnh thổ với Việt Nam, Malaysia, Nhật Bản và đặc biệt là với Philippines. Vào tháng 11 năm 2023, tàu của Cảnh sát biển Trung Quốc đã xảy ra một xô xát với các tàu cá của Philippines. Trong vụ việc kéo dài 4 giờ này, Trung Quốc đã phong tỏa các tàu cá của Philippines và xịt vòi rồng vào các tàu này. Họ làm điều này để ngăn chặn Philippines và ngư dân của đi vào những vùng nước mà Trung Quốc tuyên bố là thuộc sở hữu của họ. Vì vậy, thay vì tạo thuận lợi cho tự do hàng hải, một số tàu sân bay mới có thể giúp Hải quân Trung Quốc ngăn chặn tự do hàng hải.
Trong khi lớp Ford của Hoa Kỳ có ba thang máy máy kết nối với nhà chứa máy bay và sàn đáp, thì Phúc Kiến chỉ có hai. Số lượng thang máy tăng lên có nghĩa là bạn có thể triển khai nhiều máy bay nhanh chóng hơn. Để hiểu được tốc độ đóng tàu ở Trung Quốc, cứ 4 năm một lần từ năm 2013 đến nay, Trung Quốc đã hạ thủy một lượng tàu lớn hơn cả Hải quân Pháp hoặc thậm chí là toàn bộ Hải quân Hoàng gia Anh. Cứ 4 năm là có một đội hải quân hoàn chỉnh, bao gồm tàu, tàu ngầm, tàu đổ bộ và tất nhiên là chiến hạm.
Trong khoảng thời gian từ 2015 đến 2019, trong khi Hoa Kỳ đóng 68 tàu, Trung Quốc đóng tới 132 tàu. Thực tế, Trung Quốc đã đóng nhiều tàu hơn cả Ấn Độ, Nhật Bản, Úc, Pháp và Vương quốc Anh cộng lại. Hải quân Trung Quốc đã gia tăng số lượng như một con gấu tăng cân chuẩn bị cho mùa ngủ đông, hoặc trong trường hợp này, là một con gấu trúc chuẩn bị cho một cuộc xâm lược.
Hãy tưởng tượng, 40 máy bay chiến đấu đa nhiệm đậu trên tàu sân bay Phúc Kiến cách bờ biển của bạn 1.000 km, có thể đến gần bạn trong vòng 30 phút. Phúc Kiến là tàu sân bay đầu tiên của Quân đội Trung Quốc (PLA) đủ lớn để mang theo một đội máy bay đầy đủ có khả năng này. Theo các chuyên gia như nhà phân tích quốc phòng Kyle Mikami, thêm khoảng 20 máy bay giữa trực thăng và máy bay cảnh báo sớm, Phúc Kiến sẽ có một tổ máy bay toàn diện với khoảng từ 55 đến 60 máy bay, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể.
Các máy bay chiến đấu chủ yếu sẽ là J-15 thế hệ thứ tư, được đặt biệt danh là “Cá mập bay”. Vấn đề chính ở đây là J-15 nặng ở mức 18 tấn. Trên thực tế, J-15 là máy bay chiến đấu trên tàu sân bay nặng nhất được sử dụng bởi bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, việc phóng máy bay từ một đường băng ngắn tạo thêm áp lực lên khung thân của nó, vì vậy Trung Quốc đã phải tạo ra một phiên bản khác tương thích với hệ thống phóng máy bay. Tuy nhiên có vẻ như đến giờ phút này họ vẫn chưa thành công.
Có kế hoạch trong tương lai để máy bay tiêm kích tàng hình J-20 và J-35 cất cánh từ tàu Phúc Kiến. Đó là câu trả lời của Trung Quốc đối với máy bay F-35C của Hoa Kỳ. Nhưng đến nay, đó chỉ là giả thuyết và chưa có bằng chứng nào cho thấy họ đạt được điều đó.
Bởi vì Phúc Kiến là tàu sân bay Trung Quốc đầu tiên sử dụng hệ thống hỗ trợ bằng máy phóng và thu hồi, từ bỏ kiểu đường băng nhảy cầu như tàu Liêu Ninh hay Sơn Đông. Phương pháp cất cánh kiểu nhảy cầu đặt ra hạn chế về trọng lượng tối đa của máy bay và quân trang của nó. Hiện chỉ có hai quốc gia sử dụng hệ thống máy phóng mới này là Hoa Kỳ và Pháp.
Có hai cách cơ bản để cung cấp năng lượng cho loại hệ thống máy phóng trên tàu sân bay này. Bạn có thể chọn sử dụng máy phóng chạy bằng hơi nước hoặc hệ thống điện từ tiên tiến hơn. Theo bằng chứng hình ảnh vệ tinh và báo cáo từ Trung Quốc, có vẻ như Hải quân Trung Quốc đã quyết định bỏ qua hệ thống máy phóng chạy bằng hơi nước dự kiến và chuyển thẳng sang hệ thống điện từ hiện đại. Hệ thống phóng máy bay điện từ (EMALS) được sử dụng trên các tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Ford là USS Gerald Ford mới nhất của Hoa Kỳ.
Hệ thống EMALS (Hệ thống Phóng máy bay điện từ) cho phép bạn thực hiện các nhiệm vụ bay với tốc độ kinh khủng, khoảng mỗi 45 giây một lần. Lý do khiến điều này trở thành một chủ đề gây ngạc nhiên và tranh cãi là vì máy phóng điện từ đòi hỏi một lượng điện lớn, đúng như lượng điện mà một thị trấn nhỏ sử dụng. Những lần phóng trong 3 giây tiêu thụ 100 triệu watt điện. Nguồn điện thông thường không thể cung cấp đủ năng lượng cho công nghệ EMALS. Các tuabin hơi nước với tám lò hơi của Phúc Kiến không thể sánh kịp với hai lò phản ứng hạt nhân mạnh mẽ điều khiển bốn hệ thống STS cho tàu sân bay lớp Gerald Ford. Cách Hải quân Hoa Kỳ đã giải quyết vấn đề tiêu thụ năng lượng là sử dụng tàu sân bay có động cơ hạt nhân thay vì động cơ bằng hơi nước. Tuy nhiên, Trung Quốc tuyên bố đã tìm ra một sự đột phá công nghệ, bằng cách sử dụng máy phóng điện từ chỉ với năng lượng hơi nước.
Có nhiều lý do tại sao bạn muốn có EMALS, nó giảm áp lực lên khung máy bay đắt tiền của bạn cũng như tăng hiệu suất năng lượng. Có nhiều lý do khiến người ta nghi ngờ về hệ thống EMALS của Trung Quốc. Một là nó không chạy bằng năng lượng hạt nhân và hai là Hải quân Hoa Kỳ đã gặp nhiều khó khăn khi cố gắng vận hành nó trong suốt thập kỷ qua. Trên thực tế, phiên bản của Hoa Kỳ ban đầu đã gặp vấn đề với hệ thống năng lượng, hiệu suất và độ tin cậy trong quá trình kiểm tra và thử nghiệm sau khi giao hàng.
Báo cáo chính phủ nói rằng những vấn đề này kéo dài đến ngày nay và Hải quân không kỳ vọng nó sẽ đạt được mục tiêu về độ tin cậy cho đến những năm 2030. Ngược lại, hệ thống EMALS của Trung Quốc vẫn còn cách rất xa giai đoạn phát triển này. Trên thực tế, không có dữ liệu xác định về việc hệ thống EMALS của Trung Quốc có thực sự hoạt động hay không vì nó chưa bao giờ được nhìn thấy hoạt động công khai.
Các nguồn tin trong PLA cho biết một đội kỹ sư do Chuẩn đô đốc Hải quân hàng đầu của Trung Quốc, Chuẩn đô đốc Mã Vĩ Minh, dẫn dắt đã tìm ra một giải pháp. Theo kỹ sư Trung Quốc, tàu Phúc Kiến được trang bị một hệ thống nguồn năng lượng tích hợp tiên tiến mới (IEP). Về mặt lý thuyết, nó sẽ cho phép sử dụng năng lượng lớn hơn mà không cần phải dựa vào năng lượng hạt nhân, điều quan trọng khi nói đến khả năng chiến đấu.
Nhưng đặt tình huống là Bắc Kinh đang ở trong một cuộc xung đột, thì câu hỏi đặt ra là tàu Phúc Kiến sẽ làm gì nếu một tên lửa hoặc máy bay đối phương có khả năng tiếp cận gần với tàu này, nó sẽ tự vệ như thế nào. Hai tàu sân bay trước đó dường như đã được trang bị các khẩu đại bác và tên lửa sản xuất trong nước. Do đó vũ khí phòng thủ của Phúc Kiến có khả năng bao gồm tên lửa phòng không tầm ngắn, bệ phóng đạn chống tàu ngầm, và một hệ thống vũ khí tầm gần (CIWS) với ba khẩu súng 30 mm. Nó được thiết kế để chặn các tên lửa chống tàu tiến tới, di chuyển với tốc độ tối đa lên đến Mach 4 (1,4 km/s).
Tên lửa YJ-21 có tầm bay khoảng 1.500 km và có vận tốc cuối là Mach 10 (3,4 km/s). Ngoài ra, còn có HHQ-9B, tương đương với hệ thống phòng không của Nga S-300. Trung Quốc cũng đang phát triển KJ-600, một loại máy bay cảnh báo sớm di động trên tàu sân bay, tương tự như chiếc E2D Hawkeye của Hoa Kỳ. Điều này là một bước tiến so với khả năng của hai tàu sân bay Trung Quốc khác là Liêu Ninh và Sơn Đông. Những chiếc tàu đó chỉ có trực thăng và có khả năng phát hiện radar hạn chế.
Chuyên gia Hải quân Lý Khiết tại Bắc Kinh nói rằng “PLA cần ít nhất 200 phi công chuyên nghiệp lái máy bay chiến đấu trên tàu sân bay để điều hành 130 máy bay trên tàu”. Chuyên gia này cũng mô tả quá trình đào tạo những phi công này là “đầy thách thức vì thiết kế máy bay và đào tạo phi công là những công nghệ nền tảng và phức tạp nhất thế giới, mà không ai sẽ chia sẻ với bạn”. Do vậy, bạn không thể bỏ qua yếu tố con người khi xem xét những nền tảng và hệ thống vũ khí này.
Để đào tạo một phi công, bạn cần ba yếu tố hoàn toàn cơ bản: học viên, người hướng dẫn và công nghệ. Hãy nói về học viên trước. Trung Quốc quyết định đào tạo phi công mới thay vì tuyển chọn những thành viên có kinh nghiệm từ Không quân. Kể từ năm 2020, Hải quân Trung Quốc đã tuyển sinh học viên từ những người tốt nghiệp trung học, trong độ tuổi từ 16 đến 19. Quân đội Trung Quốc đăng một quảng cáo trên nền tảng truyền thông xã hội WeChat của họ nói rằng “nhu cầu về tài năng quân sự chất lượng cao ngày càng trở nên cấp thiết. Sứ mệnh và nhiệm vụ của Hải quân tiếp tục mở rộng. Tốc độ chuyển đổi chiến lược của Hải quân đang được gia tăng”.
Bây giờ chúng ta hãy nói về yếu tố thứ hai, những người hướng dẫn cho các phi công trên tàu sân bay. Năm 2017, PLA đã thành lập Đại học Hàng không Hải quân ở tỉnh Sơn Đông. Ban đầu họ chỉ có năm phi công Trung Quốc có chứng chỉ lái máy bay trên tàu sân bay để hỗ trợ đào tạo. Nhận thức được rằng điều này là không đủ để đẩy nhanh tiến độ của quá trình, Trung Quốc đã cố gắng tuyển dụng phi công tại ngũ và cựu phi công từ Anh và Hoa Kỳ.
BBC đã báo cáo vào cuối năm 2022 rằng ít nhất 30 người Anh đã đến Trung Quốc để đào tạo thế hệ tiếp theo của các phi công Trung Quốc, nhận được một khoản tiền lớn đáng kể. Hoa Kỳ cũng đã tham gia, thuê cựu phi công để giúp đào tạo những phi công này tại Trung Quốc. Trung Quốc đang tuyển dụng thông qua một mạng lưới săn đầu người – Head Hunters, những người cũng đã nhắm đến phi công từ các quốc gia khác. Trung Quốc thực sự không có máy bay huấn luyện chiến đấu được thiết kế đặc biệt cho các hoạt động trên tàu sân bay, ít nhất là với công nghệ cất cánh bằng máy phóng. Một tạp chí quân sự Trung Quốc đã đề cập trước đó về việc thiếu hụt máy bay huấn luyện chiến đấu được thiết kế đặc biệt cho các hoạt động trên tàu sân bay đã làm chậm quá trình, buộc họ phải thực hiện huấn luyện mô phỏng trên đất liền. Các nhà phân tích quân sự đã gọi điều này là một sự chậm trễ khó hiểu.
Tháng 8 năm 2022, hình ảnh mới về chiếc J-15S, máy bay hai chỗ ngồi dành cho tàu sân bay của Đại học Hàng không Hải quân, đã xuất hiện. Hầu hết mọi người đều đồng tình rằng đây là một máy bay huấn luyện. Nhưng các chuyên gia cũng đã thêm vào đó rằng nó không chỉ là một máy bay huấn luyện cho J-15 mà còn cho các biến thể mới phát triển của máy bay có thể sẽ cần một phi công thứ hai đảm nhận nhiệm vụ. Tuy nhiên, vẫn còn một vấn đề khác là J-15S có vẻ không có khả năng cất cánh với sự hỗ trợ của máy phóng. Điều này tạo ra một thử thách học tập cực kỳ khó khăn. Đó giống như việc học nấu ăn mà không có nguyên liệu, dao bếp hoặc bếp.
Đúng vậy, Trung Quốc không có kinh nghiệm vận hành. Để làm chủ hoàn toàn các tàu sân bay một cách hiệu quả, cần phải có các thế hệ kinh nghiệm và đào tạo được chuyển giao. Trung Quốc mới chỉ vận hành tàu sân bay được khoảng 10 năm. Tàu sân bay đòi hỏi cơ sở hạ tầng đặc biệt để hỗ trợ chúng, vì vậy họ đã làm việc để mở rộng các căn cứ của họ tại Tam Á nhưng mà việc có ba tàu sân bay giống như việc có nhiều con trẻ, thực sự có quá nhiều việc để làm.
Trung Quốc đã gặp khó khăn khi triển khai một hệ thống chỉ huy mới và phù hợp hơn. Tại sao? Bởi vì PLA gặp khó khăn trong việc phát huy những khả năng cần thiết để cải thiện thời gian phản ứng, bao gồm sự sáng tạo, độc lập và giải quyết vấn đề. Điều này xảy ra do PLA theo một mô hình kiểm soát lệnh và điều hành từ trên xuống, phản ánh hình thức chính trị của họ. Vì vậy, trong khi mô hình quy hoạch tập trung của họ có thể giúp họ tạo ra các tàu mới nhanh chóng, nó cũng là điều làm hạn chế hiệu suất vận hành của họ.
Tất cả bằng chứng đều cho thấy rằng Trung Quốc vẫn đang trong giai đoạn đào tạo với tàu sân bay, thường được mô tả như kiểu: “tôi nên làm thế nào với tay của mình, tôi đặt chúng ở đâu”. Ngược lại, Hoa Kỳ đã vận hành tàu sân bay gần 100 năm, ở các khu vực khác nhau trên thế giới, trong các hoàn cảnh khác nhau và trong các xung đột khác nhau. Nhà phân tích Alexander Neill nói rằng, “Việc vận hành liên tục của các tàu sân bay là cốt lõi giúp cho quân đội Hoa Kỳ tuyệt đối xuất sắc”. Tám chuyên gia đã nói rằng các tàu sân bay Trung Quốc vẫn đang ở chế độ đào tạo. Và ngày nay, chúng không tạo ra mối đe dọa nào thực sự đối với các hải quân đã được đào tạo tốt. Họ vẫn chưa xử lý máy móc một cách tự tin, đặc biệt là trong các tình huống khó khăn.
Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi nó phát huy được hết tiềm năng? Chính phủ Trung Quốc đã công khai nói về ý định trở thành một siêu cường Hải quân toàn cầu. Tuy nhiên, phát triển và thiết kế của họ cho thấy phạm vi khu vực của họ giới hạn hơn nhiều. Hai tàu sân bay đầu tiên của họ có tầm hoạt động hạn chế và dữ liệu từ Nhật Bản cho thấy chúng đã duy trì trong phạm vi của các căn cứ không quân bờ biển Trung Quốc. Hơn nữa, phi công trên tàu sân bay Trung Quốc vẫn phải phụ thuộc vào các cơ sở không quân trên đất liền cho nhiều việc như giám sát và, kỳ lạ nhưng đúng, cất cánh và hạ cánh.
Theo Hsu Yen-chi, một nghiên cứu viên tại Hội đồng Nghiên cứu Chiến lược và Chiến thuật và Đài Bắc, “nhiệm vụ của Phúc Kiến là mang lại quyền tự do hành động cho PLA và cân bằng ưu thế không quân của Hoa Kỳ và các đồng minh ở Đông Á cũng như khu vực Thái Bình Dương”. Theo Sách trắng Quốc phòng Trung Quốc năm 2019, Hải quân Trung Quốc hiện đang chuyển từ Lực lượng Phòng thủ Gần bờ sang Lực lượng Phòng thủ Xa bờ. Điều này có nghĩa là họ muốn chuyển hướng hướng tới một Hải quân nước xanh dương thực sự, có khả năng hoạt động ở Thái Bình Dương hoặc thậm chí trên toàn cầu.
Nhưng trước khi nghĩ đến viễn cảnh đáng tự hào ấy, Trung Quốc cần phải học cách vận hành tàu sân bay một cách cơ bản đã. Phúc Kiến có thể là biểu tượng chính trị thay vì một tàu chiến có khả năng hoạt động hiệu quả thực sự. Khoảng cách giữa hải quân Hoa Kỳ và Trung Quốc rốt cuộc cũng không thể đo lường bằng số lượng thay vì chất lượng. Chúng ta sẽ cùng chờ xem cuộc chạy đua phát triển tàu sân bay của đôi bên liệu co dẫn đến một xung đột trên thực địa hay không?
Viên Minh (Tổng hợp)