Giám đốc NASA: Trung Quốc có thể cố gắng chiếm Mặt Trăng để phục vụ cho mục đích giám sát và quân sự

Kos Temenes

Hình ảnh Mặt Trăng nhìn qua kính viễn vọng. (Ảnh: Melanie Sun/The Epoch Times)

NASA cảnh báo rằng Trung Quốc có thể ngụy trang các hoạt động quân sự bí mật thành các chương trình dân sự nhằm chiếm đoạt các phần của Mặt Trăng.

“Chúng tôi tin rằng phần lớn cái gọi là chương trình không gian dân sự của họ là một chương trình quân sự,” ông Bill Nelson, giám đốc của cơ quan hàng không vũ trụ này, cho biết. “Và tôi nghĩ, trên thực tế, chúng ta đang trong một cuộc đua.”

Trình bày trước Ủy ban Phân bổ ngân sách Hạ viện trong một phiên điều trần về ngân sách, ông lập luận rằng NASA sẽ cần hơn 25 tỷ USD, tương đương với khoảng 0.4% toàn bộ ngân sách của chính phủ Hoa Kỳ, để có thể cạnh tranh trong cuộc đua với Trung Quốc.

“Trung Quốc đã có những bước tiến phi thường, đặc biệt là trong 10 năm qua. Nhưng họ rất, rất bí mật.”

Ngày càng có nhiều người lo ngại về sự thống trị của Trung Quốc trên Mặt Trăng trong tương lai, đặc biệt kể từ khi nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc hành động như kẻ bắt nạt trên trường quốc tế trong một số trường hợp, chẳng hạn như khi họ hành động theo yêu sách chủ quyền đối với một số khu vực châu Á, trong đó có quần đảo Trường Sa, một quần đảo ở Biển Đông mà một số quốc gia từ lâu đã đưa ra tuyên bố chủ quyền do có lượng tài nguyên thiên nhiên lớn.

“Mối lo ngại của tôi là nếu Trung Quốc đến đó trước và đột nhiên nói: ‘Được rồi, đây là lãnh thổ của chúng tôi, mọi người hãy tránh xa,’” ông Nelson nói.

Ông tiếp tục nói rằng ông hy vọng Bắc Kinh sẽ “tỉnh ngộ và hiểu ra rằng không gian dân sự là để sử dụng vì mục đích hòa bình.” Ông nói, “Tôi nghĩ nhiệm vụ của chúng ta là phải đến đó trước và sử dụng nghiên cứu của mình cho mục đích hòa bình.”

Hầu hết các quốc gia có kế hoạch khám phá không gian đã ký một thỏa thuận quốc tế, được gọi là Hiệp định Artemis đòi hỏi phải tuân thủ các quy tắc nhất định, bao gồm chia sẻ công khai thông tin thu thập được và việc sử dụng không gian phải được thực hiện vì lợi ích của tất cả các quốc gia.

Mặc dù cả Trung Quốc và Nga đều không tham gia ký kết Hiệp định này nhưng họ đã ký Hiệp ước Không gian Vũ trụ năm 1967. Hiệp ước cấm các bên ký kết lắp đặt vũ khí và căn cứ quân sự trong không gian.

Hoa Kỳ đang hướng tới một chuyến đổ bộ lên Mặt Trăng có người lái vào năm 2026 với sứ mệnh Artemis 3, trong khi Trung Quốc cho biết họ hy vọng sẽ hoàn thành sứ mệnh đổ bộ lên Mặt Trăng có người lái vào năm 2030, với kế hoạch thiết lập một căn cứ lâu dài trên Mặt Trăng.

Ông Nelson nói: “Ngày gần đây nhất mà họ nói rằng họ sẽ đổ bộ là năm 2030, nhưng mốc thời gian đó vẫn đang tiếp tục được đẩy nhanh.”

Trong khi đó, một số sự chậm trễ mà sứ mệnh Artemis vấp phải có thể đẩy ngày mục tiêu đi xa hơn trong tương lai.

Hình ảnh Trái Đất xuất hiện trên đường chân trời của Mặt Trăng khi Module Điều khiển của tàu Apollo 11 đi vào tầm nhìn của Mặt Trăng trước khi hai phi hành gia Neil Armstrong và Edwin Aldrin Jr. rời đi trong Module Mặt Trăng, Eagle, để trở thành những người đầu tiên bước chân lên bề mặt của Mặt Trăng. Lễ kỷ niệm 30 năm sứ mệnh Mặt Trăng Apollo 11 được tổ chức vào ngày 20/07/1999. (Ảnh: NASA/Newsmakers)
Hình ảnh Trái Đất xuất hiện trên đường chân trời của Mặt Trăng khi Module Điều khiển của tàu Apollo 11 đi vào tầm nhìn của Mặt Trăng trước khi hai phi hành gia Neil Armstrong và Edwin Aldrin Jr. rời đi trong Module Mặt Trăng, Eagle, để trở thành những người đầu tiên bước chân lên bề mặt của Mặt Trăng. Lễ kỷ niệm 30 năm sứ mệnh Mặt Trăng Apollo 11 được tổ chức vào ngày 20/07/1999. (Ảnh: NASA/Newsmakers)

Sứ mệnh sắp tới của Hoa Kỳ chủ yếu tập trung quanh cực nam Mặt Trăng, nơi có khả năng chứa băng — một thành phần thiết yếu để thực hiện các sứ mệnh trong không gian trong tương lai vì nước có thể dùng để sản xuất nhiên liệu và oxy. Các quốc gia khác cũng tỏ ra quan tâm đến khu vực này.

ĐCSTQ đã hợp tác với Nga để nghiên cứu thiết lập một căn cứ trong tương lai ở cực nam của Mặt Trăng. Dự án này được xem là đối thủ của dự án Artemis của NASA.

Trong khi ĐCSTQ liên tục bác bỏ những tuyên bố rằng họ đang cố gắng khẳng định sự thống trị của mình trong không gian vũ trụ, ông Tory Bruno, Giám đốc điều hành của United Launch Alliance, cho biết trong thập niên qua, nhà cầm quyền này đã “đầu tư rất nhiều vào việc áp dụng các công nghệ [phần lớn là đánh cắp từ Hoa Kỳ] vào vũ khí không gian và khả năng chống vệ tinh,” mà họ đang khai triển “với tốc độ nhanh chóng đáng kinh ngạc.”

“Đây hiện là một cuộc cạnh tranh sức mạnh lớn,” ông Bruno nói về cuộc chạy đua không gian mà ĐCSTQ đã dẫn trước hai thập niên. “Với năng lực và công nghệ mà họ đã lấy từ chúng ta, họ đã tăng từ vài chục tàu vũ trụ trên quỹ đạo lên gần 700 chiếc ở đây chỉ trong vòng vài năm.”

Tuy nhiên, ông Bruno cho rằng, “Mặc dù rộng lớn nhưng cơ sở hạ tầng của họ không hiệu quả, mà lại đắt đỏ và dễ bị ảnh hưởng bởi căng thẳng kinh tế kéo dài, và việc cắt giảm hoặc ngừng đầu tư của phương Tây — tức là gần nửa ngàn tỷ dollar mỗi năm đổ vào nền kinh tế Trung Quốc — có thể làm tê liệt năng lực mà họ sở hữu bây giờ.”

Theo NTD News

Ngọc Mai lược dịch

Related posts