Liên Thành
Các quan chức hàng đầu Hoa Kỳ đã đến thăm Trung Quốc với những gợi ý rất rõ ràng qua việc lựa chọn địa điểm họ đặt chân tới đầu tiên. Gần đây nhất, chuyến thăm của Ngoại trưởng Hoa Kỳ đã tiết lộ vở kịch của Bắc Kinh. Đó là gì? Và vì sao chuyên gia lại nói bí mật của ĐCSTQ đã bị Hoa Kỳ biết rõ từ lâu và đang vạch trần cho người dân Trung Quốc xem?
Chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken được nhận xét là tiếp tục “xử lý có trách nhiệm” cuộc “cạnh tranh” với ĐCSTQ, và thể hiện sự tử tế lẫn nhau với người dân Thượng Hải và người dân Trung Quốc.
Nhà lãnh đạo Trung Quốc một lần nữa cho rằng “hòa bình là điều quan trọng nhất”, trong khi Bộ trưởng ngoại giao Vương Nghị cho rằng, “các yếu tố tiêu cực trong quan hệ Trung-Mỹ vẫn đang gia tăng và tích tụ”.
Trong một bài đăng, nhà bình luận người Hoa, Dương Uy (楊威) cho rằng, năng lực ngoại giao của ĐCSTQ yếu kém và họ chỉ có thể cố gắng tuyên truyền nội bộ, chứ những bí mật của họ đã bị vạch trần.
Vì sao Ngoại trưởng Mỹ đến Thượng Hải trước tiên?
Hôm 24 tháng 4, Ngoại trưởng Mỹ Blinken đến Thượng Hải, thăm vườn Dự Viên (豫園), xem một trận bóng rổ, đi dạo trên Bến Thượng Hải, trò chuyện với khách du lịch, gặp gỡ cộng đồng doanh nghiệp và giao lưu với các giáo viên và sinh viên tại Đại học New York Thượng Hải.
Theo nhà bình luận Dương Uy, giống như Bộ trưởng tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen, Ngoại trưởng Blinken đã tận dụng chuyến thăm Trung Quốc để tiếp xúc với càng nhiều người Trung Quốc càng tốt. Sự cởi mở và minh bạch mà ông thể hiện hoàn toàn trái ngược với các hoạt động nhất quán ở hậu trường của ĐCSTQ.
Trong chuyến thăm Trung Quốc hồi đầu tháng 4, bà Yellen cũng đến Quảng Châu trước. Nhà bình luận Dương Uy chỉ ra rằng, người dân ở Quảng Châu và Thượng Hải biết nhiều hơn về Hoa Kỳ và ít tiếp thu những tuyên truyền chống Mỹ của ĐCSTQ.
Theo nhà bình luận Dương Uy, cả Ngoại trưởng Mỹ Blinken và Bộ trưởng tài chính Yellen đều đang gửi đi thông điệp rằng, không có trở ngại nào trong trao đổi giữa người dân Trung Quốc và người Mỹ. Chính những chính sách sai lầm và ngu ngốc của ĐCSTQ đối với Hoa Kỳ đã dẫn đến sự đối đầu giữa Bắc Kinh và Washington.
Mỹ đối đầu với ĐCSTQ, chứ không phải Trung Quốc và người dân Trung Quốc. Những gì ông Blinken và bà Yellen đã làm là công khai phân biệt giữa chế độ ĐCSTQ và người dân Trung Quốc.
Bên cạnh đó, chính phủ Hoa Kỳ cũng gửi tín hiệu rằng, Hoa Kỳ sẵn sàng tiếp tục trao đổi thân thiện với Trung Quốc trong thời kỳ hậu ĐCSTQ. Họ cũng muốn nói với người dân Trung Quốc rằng chủ nghĩa chống Mỹ của Bắc Kinh đang gây tổn hại nghiêm trọng đến lợi ích của Trung Quốc và của thế giới. Chừng nào chế độ ĐCSTQ còn tồn tại thì lợi ích người dân Trung Quốc sẽ còn bị tổn hại.
Nhà bình luận Dương Uy chỉ ra rằng, ĐCSTQ cũng biết điều này. Để che đậy sự thật, về cơ bản các phương tiện truyền thông của ĐCSTQ đã tránh đưa tin về chuyến đi tới Thượng Hải của ông Blinken, và chỉ đạo một số phương tiện truyền thông thân Bắc Kinh giải thích chuyến đi đó của ông Blinken là một “cử chỉ mềm mỏng”. Chế độ đó cũng cũng cố tình hạ thấp tiêu chuẩn đón tiếp Ngoại trưởng Mỹ, cho thấy họ hành động không hề giống một “cường quốc” chút nào.
ĐCSTQ dường như đang tìm kiếm hòa bình nhưng lại đang mâu thuẫn với chính mình
Nhà bình luận Dương Uy chỉ ra rằng, có nhiều khác biệt giữa Mỹ và Trung Quốc không thể giải quyết được. Việc tổng thống Mỹ Joe Biden sắp xếp chuyến thăm Trung Quốc cho ông Blinken chỉ nhằm duy trì các kênh liên lạc và tiếp tục “quản lý có trách nhiệm” trong cuộc “cạnh tranh” với ĐCSTQ nhằm ngăn chặn xung đột.
Bắc Kinh rõ ràng đang ở thế bất lợi trong cuộc “cạnh tranh” và có rất ít sức mạnh để đánh trả. Quyền chủ động trong quan hệ Trung-Mỹ nằm trong tay Hoa Kỳ và được quản lý theo mô hình của Mỹ.
Tổng bí thư ĐCSTQ không có giải pháp, chỉ có thể giả vờ tìm kiếm hòa bình trong khi tập trung tuyên truyền nội bộ để che đậy sự thất bại của cuộc “đấu tranh” chống Mỹ. Trong tuyên bố của ĐCSTQ, ông Tập Cận Bình tiếp tục sử dụng một số lượng lớn các từ ngữ giống như khẩu hiệu mang tính ngụy biện, thiếu khả năng vận hành nghiêm trọng và hoàn toàn phớt lờ thực tế quan hệ Trung-Mỹ.
Nhà bình luận Dương Uy chỉ ra rằng, chiều ngày 26 tháng 4, khi ông Tập Cận Bình gặp Ngoại trưởng Mỹ Blinken, để thể hiện địa vị của mình, ông Tập đã cố tình ngồi ở cuối bàn hội nghị. Hai bên bàn là Ngoại trưởng Blinken cùng các đại diện khác của Hoa Kỳ và người đồng cấp Vương Nghị cùng các quan chức Trung Quốc khác. Ông Tập tỏ vẻ giảng đạo lý cho các quan chức của mình, nhưng giọng điệu của ông lại dịu đi.
Ông Tập nói rằng Trung Quốc và Hoa Kỳ “nên là đối tác, không phải đối thủ…không làm tổn thương nhau…không nên cạnh tranh khốc liệt”.
Nhà bình luận Dương Uy cho hay, quan hệ Trung-Mỹ đã đến điểm không thể hòa giải, do hàng loạt đánh giá sai lầm nghiêm trọng và chiến lược sai lầm của lãnh đạo ĐCSTQ đối với Hoa Kỳ. Giờ đây họ vẫn nói về việc Bắc Kinh và Washington “là đối tác”. Nhận thức dường như bị mắc kẹt như 5 năm trước.
Ông Tập Cận Bình nói thêm: “Tôi đã đề xuất ba nguyên tắc chính: tôn trọng lẫn nhau, chung sống hòa bình và hợp tác cùng có lợi. Chúng không chỉ là sự tổng kết kinh nghiệm trong quá khứ mà còn là kim chỉ nam cho tương lai”.
Theo chuyên gia Dương Uy, quan hệ Trung-Mỹ không còn đường quay lại, nhưng lãnh đạo ĐCSTQ vẫn sao chép những lời hoa mỹ ngày xưa. Hiện ông Tập vẫn nói về “hợp tác đôi bên cùng có lợi”, thì quả thực là hoàn toàn xa rời thực tế.
Rõ ràng những lời lẽ đó không phải để nói với ông Blinken. Chủ yếu ông Tập dùng để tuyên truyền nội bộ nhằm chứng tỏ lãnh đạo ĐCSTQ vẫn có thể “dẫn đường” quan hệ Trung-Mỹ.
Ông Blinken duy trì liên lạc giữa hai bên theo yêu cầu của tổng thống Joe Biden, nhưng không ngờ ĐCSTQ thực sự có những thay đổi. Đảng Cộng hòa Hoa Kỳ đã chỉ trích chính phủ Dân chủ, tin rằng những liên hệ như vậy là không hiệu quả và thay vào đó tạo cơ hội cho ĐCSTQ tuyên truyền. Nhà bình luận Dương Uy cho hay, hết lần này đến lần khác, Bắc Kinh đã lợi dụng những cuộc họp như vậy để thúc đẩy tuyên truyền nội bộ, nhưng họ ngày càng không thể làm được điều đó và việc che giấu sự thật ngày càng khó khăn hơn.
Ông Tập Cận Bình một lần nữa đề cập rằng cả hai bên “nên coi trọng hòa bình”. Khi Ngoại trưởng Mỹ Blinken đến thăm Trung Quốc lần đầu tiên vào năm 2023 và gặp ông Tập, Bắc Kinh cũng bày tỏ tín hiệu tương tự, nhưng họ không thực hiện bất kỳ hành động thực chất nào để tìm kiếm hòa bình với Hoa Kỳ, hoặc không thực sự sẵn sàng tìm kiếm hòa bình.
Ông Tập vẫn nói với ông Blinken rằng “thúc đẩy xây dựng một cộng đồng có tương lai chung cho nhân loại” đã trở thành “lá cờ” trong chính sách ngoại giao của ĐCSTQ, đồng thời một lần nữa đề xuất Trung Quốc và Mỹ “chia sẻ trách nhiệm của các cường quốc”.
Theo nhà bình luận Dương Uy, ĐCSTQ không thực sự tìm kiếm hòa bình. Thay vào đó, chế độ này vẫn đòi hỏi “sự bình đẳng” với Hoa Kỳ, và thậm chí còn lặp lại ảo tưởng về “sự thống trị thế giới”. Người lãnh ĐCSTQ bận rộn tuyên truyền nội bộ và tiếp tục mâu thuẫn với chính mình, bằng cách hát những giai điệu cao vút và cổ vũ “Tư tưởng Tập Cận Bình về ngoại giao”. Điều này thực sự phơi bày sự yếu kém trong năng lực ngoại giao của Trung Nam Hải và càng vạch trần thói đạo đức giả và tham vọng của ĐCSTQ.
Ngoại trưởng Mỹ coi thường bài phát biểu của lãnh đạo ĐCSTQ
Nhà bình luận Dương Uy chỉ ra rằng, Ngoại trưởng Mỹ Blinken tỏ vẻ coi thường lời rao giảng mang tính khẩu hiệu của lãnh đạo ĐCSTQ và thay vào đó, ông tập trung vào các vấn đề thực tế.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lần đầu tiên kêu gọi ĐCSTQ thực hiện hợp tác chống chất cấm gây nghiện đã cam kết trong cuộc gặp với ông Tập, “để ngăn chặn dòng ma túy tổng hợp trên toàn cầu (bao gồm cả fentanyl và tiền chất của nó) vào Hoa Kỳ. Sau đó, Washington đề cập đến việc “tăng cường liên lạc giữa quân đội để tránh những tính toán sai lầm và xung đột”.
Theo nhà bình luận Dương Uy, đây có thể là sự tương tác hai chiều giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, thực tế hơn nhiều so với khẩu hiệu của ĐCSTQ. Sau đó, ông Blinken nói về các chính sách và hoạt động kinh tế phi thị trường của Trung Quốc làm bóp méo thương mại hoặc đe dọa an ninh quốc gia của Hoa Kỳ, cũng như “tình trạng dư thừa năng lực”.
Ông Blinken nói: “Chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện các hành động cần thiết để bảo vệ lợi ích và giá trị của mình cũng như của các đồng minh và đối tác, bao gồm cả việc ngăn chặn việc sử dụng các công nghệ tiên tiến của Hoa Kỳ để làm suy yếu an ninh và kinh tế quốc gia của chúng ta”.
Ông Dương Uy chỉ ra rằng, điều này tương đương với một phản ứng rõ ràng đối với việc theo đuổi hòa bình đạo đức giả của ĐCSTQ. Ông Blinken cũng nhấn mạnh việc giải quyết các trường hợp công dân Hoa Kỳ bị giam giữ trái phép ở Trung Quốc hoặc bị cấm rời khỏi Trung Quốc, và bày tỏ quan ngại về vấn đề Hồng Kông và đàn áp nhân quyền, những vấn đề mà ĐCSTQ chắc chắn không muốn đề cập đến.
Bên cạnh đó, ông Blinken thực sự lo ngại về việc Trung Quốc “hỗ trợ cơ sở công nghiệp quốc phòng của Nga”, điều này “cho phép Matxcova tiến hành chiến tranh xâm lược Ukraina, làm suy yếu an ninh châu Âu và xuyên Đại Tây Dương”. Nhà bình luận Dương uy khẳng định, tất nhiên, Bắc Kinh cũng không muốn đề cập đến vấn đề đó.
Trong tuyên bố của mình, lãnh đạo ĐCSTQ không đề cập đến vấn đề Đài Loan và vấn đề Biển Đông; nhưng ông Blinken nhấn mạnh “tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình và ổn định trên eo biển Đài Loan” và “bày tỏ quan ngại” về hành vi gây bất ổn của Bắc Kinh trên eo biển này, đồng thời bày tỏ quan ngại về hành vi gây bất ổn của quân đội Trung Quốc tại Bãi cạn Cỏ Mây.
Ngoại trưởng Mỹ Blinken cũng đề cập đến việc ngăn chặn sự leo thang của các cuộc khủng hoảng ở Trung Đông, và cam kết lâu dài của Hoa Kỳ đối với việc phi hạt nhân hóa hoàn toàn Bán đảo Triều Tiên. ĐCSTQ chỉ tập trung công khai các bài phát biểu của nhà lãnh đạo đảng trong nội bộ, và tất nhiên họ cố gắng tránh những điều trên càng nhiều càng tốt.
Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc lại bị buộc phải nói ra sự thật
Nhà bình luận Dương Uy chỉ ra rằng, nếu chỉ nhìn vào bài phát biểu của ông Tập Cận Bình được Tân Hoa Xã quảng bá, có vẻ như quan hệ Trung-Mỹ đã ổn định và nhà lãnh ĐCSTQ vẫn nắm quyền kiểm soát. Tuy nhiên, trong cuộc gặp của Ngoại trưởng Mỹ Blinken với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị, ông Vương đã tiết lộ một số sự thật mâu thuẫn với bài phát biểu của ông Tập được truyền thông đảng quảng bá.
Tuyên bố của ĐCSTQ cho biết, ông Vương Nghị nói rằng quan hệ Trung Quốc-Mỹ “nhìn chung đã ngừng suy thoái và ổn định”, nhưng “các yếu tố tiêu cực vẫn đang gia tăng và tích lũy”.
Ông Tập đề xuất Trung Quốc và Mỹ “trở thành đối tác” và “hợp tác đôi bên cùng có lợi” nhưng ông Vương Nghị cho rằng, “các yếu tố tiêu cực vẫn đang gia tăng và tích tụ”. Theo nhà bình luận Dương Uy, đó là hai tuyên bố mâu thuẫn. “Ngừng suy thoái và ổn định” so với “các yếu tố tiêu cực vẫn đang gia tăng và tích lũy” cũng là những khái niệm khác nhau, nhưng ông Vương Nghị đã phải nói điều này để phối hợp với dư luận nội bộ.
Ông Vương Nghị tiếp tục vạch “lằn ranh đỏ” về vấn đề Đài Loan. Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa ký dự luật viện trợ nước ngoài sẽ cung cấp cho Đài Loan 8 tỷ USD viện trợ an ninh. Nhà bình luận Dương Uy chỉ ra rằng, điều này tương đương với việc Washington dẫm lên “lằn ranh đỏ” của ĐCSTQ.
Ông Vương Nghị nói rằng các cuộc đàn áp kinh tế, thương mại và công nghệ của Hoa Kỳ đối với Bắc Kinh là “vô tận” và yêu cầu dỡ bỏ nhiều lệnh trừng phạt khác nhau. Ông Blinken cho biết ông “sẽ tiếp tục thực hiện những hành động cần thiết”.
Lệnh cấm của Hoa Kỳ đối với việc Tiktok tách khỏi ĐCSTQ đã có hiệu lực. Ngày 25/4, Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ công bố “Báo cáo đặc biệt 301” năm 2024 về bảo vệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ, tiếp tục đưa Trung Quốc vào danh sách theo dõi ưu tiên.
Ông Vương Nghị cũng đề xuất Mỹ nên “từ bỏ việc hình thành một vòng tròn nhỏ loại trừ lẫn nhau”. Tuy nhiên, nguyên mẫu của một “NATO thu nhỏ” ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương đều đã xuất hiện. Nhật Bản, Canada, New Zealand đều sẵn sàng tham gia liên minh AUKUS của Mỹ – Anh – Úc. Hợp tác quân sự Mỹ-Nhật-Philippines là chưa từng có, với việc quân đội Mỹ khai triển hỏa tiễn tầm trung trên đất liền tới Philippines.
Ông Vương Nghị miễn cưỡng đề cập đến nhân quyền, nhưng trước khi rời đi, ông Blinken đã có bài phát biểu trên truyền hình vào ngày 22 tháng 4 về “Báo cáo Nhân quyền của các nước” năm 2023 do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố.
Báo cáo “ghi lại các hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng đang diễn ra ở Trung Quốc”, mô tả “tội diệt chủng, tội ác chống lại loài người, hành vi lao động cưỡng bức và các vi phạm nhân quyền khác” đối với Tân Cương và các dân tộc thiểu số khác, cũng như chống lại các nhà hoạt động chính trị, các tín đồ tôn giáo và tâm linh, đặc biệt là cuộc đàn áp các học viên Pháp Luân Công. Họ bị giam giữ bất hợp pháp, bị tra tấn, bị mổ cướp nội tạng và các hình thức bức hại khác.
Theo nhà bình luận Dương Uy, ĐCSTQ muốn vừa giả vờ vừa cứng rắn vừa mềm mỏng, nhưng thực tế thì không thể cứng rắn chút nào. Cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ dần dần trở nên phiến diện, việc tuyên truyền và đàm phán nhiều lần của ĐCSTQ với Washington không có nhiều tác dụng. Bắc Kinh chỉ mong Mỹ đừng áp đặt các lệnh trừng phạt mới, đồng thời ra sức tuyên truyền sai sự thật trong nước.
Tuy nhiên, Hoa Kỳ tiếp tục hành động và duy trì các kênh liên lạc. Tuyên truyền của Bắc Kinh không còn có thể che đậy được những sai lầm nghiêm trọng và sự bất lực của nhà lãnh đạo ĐCSTQ.
‘Tầm nhìn San Francisco’ được tiết lộ
Vào tháng 11 năm 2023, ông Tập Cận Bình đến San Francisco để gặp tổng thống Mỹ Joe Biden. Nhà bình luận Dương Uy chỉ ra rằng, giữa hai bên thiếu sự tương tác nghiêm trọng, ĐCSTQ buộc phải hạ cấp tuyên truyền nhưng vẫn đưa ra cái gọi là “Tầm nhìn San Francisco”, nhưng lần này bản chất của họ đã bị lộ hoàn toàn.
Sau khi Ngoại trưởng Blinken và người đồng cấp Vương Nghị gặp nhau, tờ Tân Hoa Xã đã đăng một bài báo “Trung Quốc và Hoa Kỳ đã đạt được sự đồng thuận năm điểm”. Nhà bình luận Dương Uy chỉ ra rằng, trong năm điểm này, điều 1, 2 và 5 về cơ bản là vô nghĩa, nếu không thì có nghĩa là hai bên đã ngừng liên lạc. Điều 3 và 4 là một số mục cụ thể để duy trì đối thoại. “Sự đồng thuận năm điểm” mờ nhạt này về cơ bản phản ánh thực trạng thực sự của quan hệ Trung-Mỹ.
Sau khi ĐCSTQ quảng bá “Tầm nhìn San Francisco” trong vài tháng, hai bên đã đạt được “sự đồng thuận năm điểm tồi tàn” này, và Tân Hoa Xã đã tự vạch trần thủ đoạn của chính mình. Hai bên nhất trí tham gia đối thoại về một số dự án, chủ yếu được thúc đẩy bởi chuyến thăm Trung Quốc của Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen và Ngoại trưởng Hoa Kỳ Blinken.
Theo nhà bình luận Dương Uy, phương hướng quan hệ Trung-Mỹ về cơ bản nằm dưới sự kiểm soát của Hoa Kỳ. Ngoài việc tuyên truyền bất lực, ĐCSTQ đang suy nghĩ nhiều hơn về cách công khai trong nội bộ và che đậy sự thật. Tuy nhiên, sự kém cỏi và thất bại của ĐCSTQ không còn có thể che giấu được nữa. Ông Dương Uy cho rằng, việc giải thể ĐCSTQ và khôi phục quan hệ bình thường với Hoa Kỳ và thế giới sẽ ngày càng trở thành sự đồng thuận của người dân Trung Quốc.