Sau cuộc họp với Tổng thống Pháp Macron và Chủ tịch Ủy ban châu u Ursula von der Leyen vào ngày 6/5, Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình đã rời Pháp và đi đến Serbia, sau đó ông Tập sẽ đến Hungary. Tóm lại, trong chuyến thăm châu u lần này của ông Tập Cận Bình, phần khó nhất (gặp Tổng thống Pháp và Chủ tịch Ủy ban châu u) đã qua rồi, bởi vì cả Serbia và Hungary đều có xu hướng ủng hộ Trung Quốc.
Năm nay đánh dấu kỷ niệm 60 năm hai nước Trung – Pháp thiết lập quan hệ ngoại giao. Dù là trong cuộc họp báo chung giữa ông Macron và ông Tập Cận Bình, hay là cuộc họp báo riêng của bà Ursula von der Leyen, cả ông Macron và bà Ursula von der Leyen đều giữ thể diện cho ông Tập Cận Bình.
Đài tiếng nói Hoa Kỳ – VOA cho biết, ông Macron đã hoan nghênh cam kết của Trung Quốc, đó là không cung cấp vũ khí cho Moscow và kiểm soát chặt chẽ việc xuất khẩu hàng hóa lưỡng dụng. Ông Macron cũng cho biết, cả Pháp và Trung Quốc đều kêu gọi ngừng bắn toàn bộ xung đột trên thế giới trong thời gian diễn ra Thế vận hội 2024 tổ chức tại Paris. Còn bà Ursula von der Leyen đã nói rằng, ông Tập Cận Bình đã phát huy tác dụng trong việc giảm uy hiếp hạt nhân từ Putin. Bà Ursula von der Leyen hy vọng rằng, ông Tập Cận Bình sẽ tiếp tục phát huy tác dụng ở phương diện này. Tuy nhiên, trong cuộc họp báo riêng, bà Ursula von der Leyen đã thể hiện quan điểm mạnh mẽ về vấn đề thương mại Trung – Âu và vấn đề sản xuất dư thừa của Trung Quốc.
Liên minh châu Âu hiện đang thực hiện một chiến lược kết hợp giữa mềm mỏng và cứng rắn, với hy vọng có thể đưa Tập Cận Bình trở lại con đường mà Liên minh châu Âu mong muốn. Tuy nhiên, tôi không đặt kỳ vọng lớn vào điều này, bởi vì Putin khả năng cao sẽ gây rối phía sau. Tôi không loại trừ khả năng Putin sẽ cố ý công bố một số tin tức không có lợi cho Tập Cận Bình, sau đó tiếp tục làm hỏng mối quan hệ Trung – Âu và Trung – Mỹ.
Lần này, ông Macron đã áp dụng một thủ thuật nhỏ trong ngoại giao. Ông đã mời bà Ursula von der Leyen tham gia. Ông Macron đóng vai mềm mỏng, còn bà Ursula von der Leyen đóng vai cứng rắn.
Ông Macron cho rằng, giữa mình và Tập Cận Bình có một mối quan hệ cá nhân nào đó. Vào tháng 4/2023, khi ông Macron thăm Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đã mời ông Macron đến nhà của cha ông Tập (là ông Tập Trọng Huân) ở tỉnh Quảng Đông. Lần này, ông Macron cũng mời ông Tập Cận Bình đến vùng quê của ông Macron thời thơ ấu ở dãy núi Pyrenees để làm khách.
Vào tháng 4/2023, khi ông Tập Cận Bình mời ông Macron đến Quảng Châu, đã xảy ra một sự kiện rất nổi tiếng, đó là khi ông Macron đã nói rằng: Đối với vấn đề Đài Loan, Pháp sẽ không nối gót theo Mỹ. Lúc đó, ông Macron đã bị chỉ trích.
Lần này, ông Macron đã đáp lễ ông Tập Cận Bình vì buổi tiệc trà lần trước ở Quảng Châu. Ngoài ra, năm 2024 đánh dấu kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước Trung – Pháp. Cho nên, việc sắp xếp như vậy cho thấy ông Macron đóng vai mềm mỏng.
Vào ngày 5/5, tờ Politico đăng bài viết với tiêu đề: ‘Macron gặp Tập: Hai hoàng đế bên bờ vực chiến tranh.
Trong đó nói rằng, giữa những tranh cãi về ô tô điện, rượu cognac và Ukraine, bữa tối của Tổng thống Pháp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể không mấy vui vẻ.
Trên thực tế, mặc dù ông Macron đóng vai mềm mỏng, nhưng vẫn phải nói những lời cứng rắn cần phải nói. Đặc biệt là trong vấn đề Ukraine, thái độ hiện tại của ông Macron gần như là mạnh mẽ nhất trong tất cả các quốc gia châu Âu.
Khi cuộc chiến giữa Nga và Ukraine bùng nổ, thời điểm đó, Thủ tướng Anh là ông Boris Johnson là người mạnh mẽ nhất, còn Tổng thống Pháp lúc đó là người nhượng bộ nhất. Trước khi xảy ra cuộc chiến, ông Macron đã bay đến Moscow để gặp ông Putin. Chúng ta có thể vẫn còn nhớ câu chuyện về chiếc bàn dài 30 feet (10m) của ông Putin. Ông Macron ngồi ở bên kia, cách ông Putin một khoảng cách 10 mét, trông hai người có vẻ rất xa cách. Nhưng khi đó, ông Macron tin rằng, dựa vào mối quan hệ cá nhân, ông ấy có thể thuyết phục được ông Putin.
Bây giờ, ông Macron hy vọng có thể thuyết phục ông Tập Cận Bình thông qua mối quan hệ cá nhân.
Hiện nay, ông Macron rất tức giận với Putin, thậm chí ông đã đề xuất gửi quân đội Pháp đến Ukraine để sát cánh chiến đấu cùng với Ukraine.
Tất nhiên, ngoài việc nói những lời cứng rắn, ông Macron còn mời bà Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đến tham dự cuộc gặp với ông Tập. Bà Ursula von der Leyen trên cơ bản là đóng vai cứng rắn. Bà Ursula von der Leyen là quan chức Liên minh châu Âu đầu tiên đề xuất việc ‘giảm rủi ro’ với Trung Quốc.
Ngoài ra, bà Ursula von der Leyen cũng quy trách nhiệm cho Trung Quốc trong vấn đề thâm hụt thương mại. Trung Quốc hạn chế doanh nghiệp châu Âu tiếp cận thị trường Trung Quốc, nhưng Trung Quốc lại ồ ạt xuất khẩu hàng hóa vào châu Âu, điều này khiến châu Âu thâm hụt thương mại với Trung Quốc. Tiếp theo, Liên minh châu Âu dưới sự hỗ trợ của Pháp đã thúc đẩy cuộc điều tra chống trợ cấp của chính phủ Trung Quốc đối với ngành xe điện của nước họ.
Dưới áp lực kép từ ông Macron và bà Ursula von der Leyen, ông Tập Cận Bình đã có những nhượng bộ nhất định. Trong cuộc họp báo chung giữa ông Macron và ông Tập Cận Bình, ông Macron hoan nghênh cam kết của Trung Quốc về việc không cung cấp vũ khí cho Moscow và kiểm soát nghiêm ngặt việc xuất khẩu hàng hóa lưỡng dụng. Sau đó, ông Macron cũng cho biết, Pháp và Trung Quốc đều kêu gọi các bên ngừng bắn trong thời gian diễn ra Thế vận hội. Đây có thể coi là một kết quả quan trọng mà Pháp và Liên minh châu Âu đã đạt được trong cuộc họp này.
Nếu không được Trung Quốc cung cấp vũ khí, Nga không thể trụ được lâu. Trên Thực tế, điều này đã được Ngoại trưởng Mỹ Blinken nói rõ trong Hội nghị Thượng đỉnh các Ngoại trưởng G7.
Vấn đề hiện nay, đó là liệu ông Tập có thực hiện cam kết cam kết của mình hay không? Tôi nghĩ rằng Trung Quốc có thể sẽ tiếp cận một cách gián tiếp để giúp đỡ Putin. Chẳng hạn Trung Quốc có thể sẽ xuất khẩu vũ khí hoặc hàng hóa quân dụng đến một quốc gia thứ ba như Triều Tiên, Thổ Nhĩ Kỳ, thậm chí là Syria, sau đó chuyển tiếp cho Putin. Tất nhiên, điều này khó hơn việc cung cấp trực tiếp vũ khí cho Putin. Tôi tin rằng, ông Putin cũng đang rất lo lắng, lo sợ quan hệ Trung – Âu và quan hệ Trung – Mỹ giảm bớt căng thẳng. Cho nên, Putin chọn cách là nhanh chóng đi thăm Trung Quốc.
Ngày 7/5, Putin đã nhậm chức tổng thống Nga, khoảng một tuần sau ông sẽ thăm Trung Quốc (từ ngày 15 đến 16/5). Một nhà lãnh đạo mới chỉ nhậm chức chưa đầy một tuần mà đã phải đi thăm nước khác, điều này cho thấy Putin đang cảm thấy rất lo lắng, đồng thời rất cần sự giúp đỡ của Tập Cận Bình.
Thuần Phong biên dịch