Khi tình hình ở Hoa Kỳ đang thay đổi và cuộc bầu cử đang đến gần, các nước lớn trên thế giới đang chuẩn bị cho sự trở lại của cựu Tổng thống Mỹ Trump, bao gồm cả một chế độ đặc biệt – ĐCSTQ.
Mặc dù bề ngoài mọi chuyện vẫn bình lặng nhưng những người quen thuộc với tình hình chính trị Trung Quốc tiết lộ, rằng mức độ hoảng loạn ở Trung Nam Hải vượt xa sự tưởng tượng của thế giới bên ngoài. Họ (ĐCSTQ) thậm chí còn từ bỏ kế hoạch kích thích kinh tế và nói rằng họ đang chuẩn bị cho một quy mô lớn hơn đó là cuộc chiến với Donald Trump.
Ông Trump thắng 2 ván liên tiếp và sắp trở lại Nhà Trắng
Tiếng trống bầu cử Mỹ đang đến gần, và hôm thứ Tư (8/5), Tòa phúc thẩm Georgia đã đồng ý xem xét lại phán quyết của tòa cấp dưới, phán quyết này cho phép Biện lý quận Fulton Fani Willis tiếp tục truy tố vụ can thiệp bầu cử chống lại cựu Tổng thống Trump.
Ông Amy Lee Copeland, cựu Công tố viên liên bang, cho biết: “Ý nghĩa thực tế của phán quyết của tòa phúc thẩm là chúng tôi sẽ không tổ chức xét xử ở Georgia trước cuộc bầu cử”.
Trước đó, bà Willis thừa nhận trong tài liệu tòa án rằng bà có quan hệ tình cảm với Công tố viên Đặc biệt Nathan Wade. Chiến dịch tranh cử của Trump cũng cáo buộc hai người này vi phạm các quy định về ứng xử công chức của bang và yêu cầu tòa án ra phán quyết rằng bà Willis mất tư cách truy tố.
Đây là lần thứ 2 trong những ngày gần đây ông Trump nhận được phán quyết có lợi. Một ngày trước đó, một thẩm phán ở Florida đã hoãn vô thời hạn ngày xét xử vụ án tài liệu mật.
Tòa án Tối cao Hoa Kỳ hiện đang cân nhắc tuyên bố của ông Trump rằng ‘các cựu tổng thống không thể bị truy tố vì những hành động chính thức mà họ đã thực hiện khi còn đương chức’. Hiện nay, hầu hết các thẩm phán đều ủng hộ quyền miễn trừ một phần của Tổng thống. Điều này có nghĩa là vụ kiện bầu cử liên bang trong đó Bộ Tư pháp cáo buộc Trump cố gắng lật ngược kết quả cuộc bầu cử năm 2020 cuối cùng có thể không được xét xử trước cuộc bầu cử tháng 11.
Nhìn chung, điều đó khiến ngôi sao khiêu dâm trở thành người duy nhất lọt vào bồi thẩm đoàn trước cuộc bầu cử. Gần đây, cô Daniels xuất hiện trước tòa để kể những chi tiết mơ hồ về cuộc gặp đầu tiên của cô với ông Trump. Mặc dù nó làm thỏa mãn sự quan tâm của một số người tò mò, nhưng không có ý nghĩa thực sự nào. Ngược lại, nó sẽ càng kích thích tinh thần đấu tranh của ông Trump và khiến nhiều người ủng hộ ông hơn.
Bắc Kinh chuẩn bị đón ông Trump trở lại Nhà Trắng
Ngày càng nhiều quốc gia đang lên kế hoạch để ứng phó với kết quả bầu cử Mỹ, Thủ tướng Canada Trudeau và các đồng minh châu Âu cũng có những sự chuẩn bị cho kết quả bầu cử tháng 11 tới.
Người hồi hộp chờ đợi nhất có lẽ là chính quyền Trung Quốc. Những người quen thuộc với với tình hình chính trị Trung Quốc tiết lộ rằng, các quan chức Trung Quốc đang âm thầm chuẩn bị cho việc ông Trump trở lại Nhà Trắng và chuẩn bị cho một đợt leo thang khác trong quan hệ Trung – Mỹ.
Tờ Wall Street Journal thậm chí còn dẫn lời bà Tôn Vận, Giám đốc Chương trình Trung Quốc tại Trung tâm Stimson, một tổ chức nghiên cứu ở Washington, nói rằng chính quyền Trung Quốc tin rằng nếu ông Trump tái đắc cử, “khả năng đi lên trong quan hệ giữa hai nước sẽ bị chặn lại và không gian cho sự suy thoái sẽ là vực thẳm không đáy”.
Ông Trump từng cho biết nếu tái đắc cử, ông sẽ áp thuế lên tới 60% đối với tất cả các hàng hóa của Trung Quốc. Ông Trump muốn thực hiện một loạt cải cách để loại bỏ hoàn toàn sự phụ thuộc vào Trung Quốc trong tất cả các lĩnh vực quan trọng, cho dù đó là kinh tế hay an ninh quốc gia.
Ông Matt Turpin, cựu nhân viên của Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ dưới thời chính quyền Trump, nói với The Wall Street Journal rằng, nếu ông Trump tái đắc cử, “ngày đầu tiên ông ấy sẽ hỏi việc Trung Quốc thực hiện chính sách này như thế nào. Sau đó, ông ấy sẽ chỉ đạo ông Lighthizer tiếp tục công việc còn dang dở”.
Chỉ điều này thôi cũng đủ khiến Trung Nam Hải sợ hãi. Vào đầu năm 2020, ông Trump và đặc phái viên Lưu Hạc của Tập Cận Bình đã ký thỏa thuận thương mại Trung – Mỹ giai đoạn đầu. Trung Quốc đồng ý sẽ tăng mua hàng hóa và dịch vụ của Mỹ thêm 200 tỷ USD trong vòng hai năm. Nhưng Viện Peterson ước tính Trung Quốc vẫn còn thiếu 40% mục tiêu!
Vào ngày 8/5, tờ Wall Street Journal đưa tin rằng, mặc dù thị trường bất động sản Trung Quốc đang suy thoái và thiếu niềm tin của nhà đầu tư, Trung Quốc vẫn chưa đưa ra chính sách kích thích quy mô lớn. Mong muốn định hình lại mô hình kinh tế của Tập Cận Bình chỉ là một trong những nguyên nhân. Một lý do chính khác là theo quan điểm của Trung Nam Hải, việc ông Trump tái đắc cử sẽ gây hại nhiều hơn là có lợi. Một trong những hậu quả trực tiếp nhất là chiến tranh thương mại có thể bùng phát trở lại giữa Mỹ và Trung Quốc nên nước này phải giữ lại ‘hỏa lực’.
Mặc dù Trung Quốc đã chuyển nhiều hàng xuất khẩu sang các nước đang phát triển, nhưng việc mất thị trường Mỹ sẽ là một đòn giáng mạnh vào chiến lược sử dụng sản xuất và xuất khẩu của Tập Cận Bình để đưa Trung Quốc thoát khỏi tình trạng suy thoái kinh tế hiện nay.
Đồng thời, châu Âu cũng có xu hướng giảm nhập khẩu xe điện, tấm pin mặt trời và các sản phẩm khác do Trung Quốc sản xuất mà các nước châu Âu hy vọng có thể tự sản xuất được. Trong những ngày gần đây, Tập Cận Bình đã đến thăm châu Âu, nhưng các cuộc đàm phán của ông với Tổng thống Pháp Macron và Chủ tịch Ủy ban châu Âu von der Leyen dường như đã sụp đổ và không đạt được mục tiêu chia cắt châu Âu và Mỹ. Để tránh chọc tức Châu Âu và Hoa Kỳ, ông Tập đã cố tình bỏ qua thông báo trước đó sẽ đến thăm Đại sứ quán Trung Quốc tại Nam Tư bị NATO ném bom. Ông chỉ kêu gọi “không được quên” trong nước. Các phương tiện truyền thông chính thức tiếng Anh đã cố tình giữ kín và không đề cập đến việc này.
Điều này một lần nữa phản ánh sự căng thẳng nội bộ của chính quyền Trung Quốc. Một người quen thuộc với vấn đề này cho biết: “Họ đang bảo toàn ‘hỏa lực’ và chờ xem điều gì sẽ xảy ra vào tháng 11 tới”.
Các chính sách của Hoa Kỳ đều khiến Trung Nam Hải lo sợ.
Vậy ông Trump có thể phát động một cuộc chiến tranh thương mại ra sao và nó sẽ có tác động gì?
1. Chiến tranh thương mại, Mexico sẽ bị áp thuế 100%
Tạp chí Forbes gần đây đã đăng một bài phân tích nói về cuộc chiến thuế quan của ông Trump, nói rằng nó có những tác động kỳ lạ và hầu hết có lợi cho Hoa Kỳ.
Ý định ban đầu của ông Trump khi phát động cuộc chiến thương mại là nhằm chống lại các chính sách thương mại không công bằng của Trung Quốc, bao gồm trợ cấp của chính phủ, trộm cắp tài sản trí tuệ và ép buộc chuyển giao công nghệ. Từ những vấn đề này, những nỗ lực đã thất bại nhưng Trung Quốc vẫn không thay đổi.
Các nhà kinh tế cảnh báo vào thời điểm đó rằng người Mỹ sẽ phải chi tiêu nhiều hơn, nhưng điều này đã không bao giờ thành hiện thực. Sự mất giá mạnh của đồng Nhân dân tệ so với đồng đô-la Mỹ không chỉ loại bỏ chi phí thuế quan đối với người mua ở Mỹ mà còn khiến tỷ lệ GDP tính bằng đô-la Mỹ của Trung Quốc giảm mạnh từ gần 80% vào thời kỳ đỉnh cao xuống còn 59%. Ước mơ đuổi kịp Mỹ ngày càng xa vời.
Đồng thời, thuế quan đã làm suy yếu đáng kể triển vọng kinh tế của Trung Quốc, khi một số nhà kinh tế Trung Quốc nói rằng về tổng thể, cuộc chiến thương mại đã gây thiệt hại cho GDP của Trung Quốc gấp 3 lần so với Hoa Kỳ.
Để tránh thuế quan, các công ty Trung Quốc đã chuyển nhà máy sang các khu vực khác ở châu Á và châu Mỹ Latinh. Điều này đã tước đi sự tăng trưởng đầu tư và việc làm của người dân Trung Quốc mà lẽ ra nước này được hưởng, hơn nữa, “một con cá voi ngã, vạn vật lớn lên”, mang lại lợi ích cho Mexico, Việt Nam, Indonesia và Philippines. Năm 2023, Mexico lần đầu tiên vượt qua Trung Quốc và trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ.
Dù vậy, ông Trump sẽ theo đuổi và đấu tranh quyết liệt. Cách đây vài ngày, trong cuộc phỏng vấn độc quyền với tạp chí Times, ông nói: “Trung Quốc hiện đang xây dựng nhà máy ở Mexico để sản xuất ô tô và bán sang Mỹ. Đây là những nhà máy lớn nhất thế giới. Điều này sẽ không xảy ra khi tôi làm tổng thống, vì tôi sẽ áp thuế 100% đối với họ vì tôi sẽ không cho phép họ tước đi hoạt động kinh doanh còn lại của chúng ta”.
2. Tăng cường các lệnh trừng phạt về công nghệ
Hôm thứ Ba (7/5), Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã thu hồi một số giấy phép từ Qualcomm và Intel để bán chip cho Huawei, khiến Trung Quốc phải thực hiện thêm một bước nữa.
Tuy nhiên, điều mà Trung Quốc lo lắng vẫn còn ở phía sau. Các quan chức ở Bắc Kinh đang mời các chuyên gia Mỹ và phương Tây khác tham gia các cuộc họp lập kế hoạch kịch bản nhằm đánh giá tốc độ và phạm vi kiểm soát xuất khẩu của Mỹ nếu ông Trump tái đắc cử, những người quen thuộc với vấn đề này cho biết. Trong những tháng tới, Trung Quốc sẽ tăng cường nỗ lực lách các lệnh trừng phạt công nghệ của Hoa Kỳ. Một trong những biện pháp đó là tăng cường quan hệ với Trung Đông. Vào tháng 2 năm nay, một báo cáo nghiên cứu của RAND Corporation cho thấy, các nhà nghiên cứu của chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực tăng cường hợp tác với Abu Dhabi trong các lĩnh vực như công nghệ sinh học, điện toán lượng tử và trí tuệ nhân tạo.
Tuy nhiên, con đường này có thể bị cắt đứt trong tương lai, hôm thứ Tư (8/5), Bloomberg đưa tin người đứng đầu quỹ đầu tư bán dẫn và trí tuệ nhân tạo mới thành lập là Alat của Saudi Arabia thừa nhận sẽ rút đầu tư khỏi Trung Quốc nếu Mỹ yêu cầu. Quỹ này được thành lập với khoản đầu tư 100 tỷ USD từ quỹ tài sản có chủ quyền của Saudi Arabia .
Ngày 8/5, Nikkei Asia dẫn báo cáo của Hiệp hội Chất bán dẫn Mỹ và Tập đoàn Tư vấn Boston (BCG) cho biết, đến năm 2032, Mỹ dự kiến sẽ sản xuất được 28% số chip tiên tiến nhất có kích thước dưới 10 nanomet, trong khi Trung Quốc chỉ có thể sản xuất được 2% của thế giới. Điều này phần lớn được thúc đẩy bởi Đạo luật Chip của Tổng thống Biden.
Dưới chính quyền Trump, sẽ có những thay đổi lớn hơn về vấn đề này.
3. Những người mà chính quyền Trung Quốc sợ nhất
Trước công chúng, Trung Nam Hải tỏ ra bình tĩnh, còn Bộ Ngoại giao tuyên bố rằng “bất kể ai được bầu làm tổng thống Hoa Kỳ, chúng tôi hy vọng rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ hợp tác cùng nhau…”. Nhưng trên thực tế, Tập Cận Bình đã tăng cường nỗ lực thu hút các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ và các quan chức Mỹ, đồng thời thăm dò từ họ xem ai sẽ nằm trong nội các của ông Trump và cố gắng thuyết phục họ đầu tư vào Trung Quốc.
Khi cuốn hồi ký “Không bao giờ nhượng bộ” của cựu Ngoại trưởng Mike Pompeo được lưu hành trong giới lãnh đạo Trung Quốc vào năm ngoái, một đoạn đặc biệt đã khiến Tập Cận Bình tức giận. Ông Mike Pompeo viết: “Hoa Kỳ nên công nhận đầy đủ về mặt ngoại giao cho Đài Loan”. Ông Pompeo đã nói rằng ông sẽ rất vui được phục vụ nếu ông Trump tái đắc cử. Không còn nghi ngờ gì nữa, ông là một trong những người mà Trung Quốc sợ hãi nhất.
Đi cùng với sự trở lại của ông Mike Pompeo, sẽ có cố vấn trưởng về Trung Quốc Dư Mậu Xuân. Trước đó, ông Dư Mậu Xuân đã đề xuất ‘cần phân biệt rõ giữa Trung Quốc và ĐCSTQ khiến Trung Nam Hải tức giận. Tập Cận Bình thậm chí còn hét lên “Năm điều tuyệt đối sẽ không đáp ứng”, nhưng nếu được tự do lựa chọn thì có bao nhiêu người Trung Quốc sẵn sàng hy sinh mạng sống của mình cho ĐCSTQ?
Thứ trưởng phụ trách chiến tranh thương mại của ông Trump, Robert Lighthizer, cũng là một trong những ứng cử viên nội các mới mà chính quyền Trung Quốc lo sợ nhất. Ông đã viết cuốn sách “Không có thứ gọi là thương mại tự do” vào năm ngoái và công khai ủng hộ chiếc lược tách khỏi ĐCSTQ, “Giống như ĐCSTQ và chúng ta tách rời nhau”. Điều này bao gồm đạt được cân bằng thương mại, cắt đứt luồng dòng công nghệ từ Mỹ vào Trung Quốc và quản lý đầu tư nội và ngoại.
4. Tình bạn thân thiết giữa ông Putin và ông Tập có bị phá vỡ?
Nhiều nguồn tin thân cận với lãnh đạo Trung Quốc tiết lộ, mối quan tâm lớn của Tập Cận Bình là liệu ông Trump có hủy hoại “tình anh em” giữa ông Tập và ông Putin hay không. Vì Trump có thể cố gắng thực hiện “ngược lại với Nixon”. Giống như trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, ông Nixon đã tìm kiếm sự hợp tác của Trung Quốc để chống lại Liên Xô, và ông Trump có thể làm cho Moscow phản đối lại Trung Quốc.
Gần đây chính quyền Trung Quốc thường xuyên tiếp xúc với chính phủ Putin, Bộ trưởng Quốc phòng Đổng Quân và Shoigu đã gặp nhau để cổ vũ lẫn nhau, và ông Putin sắp thăm lại Trung Quốc.
Nhưng rõ ràng là ĐCSTQ vẫn chưa thể yên tâm. Cách đây vài ngày, học giả Trung Quốc là Phùng Ngọc Quân đã đăng một bài báo trên tờ Economist của Anh, cho rằng cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine của Nga chắc chắn sẽ thất bại. Trung Quốc không thể đánh giá thấp Nga, bởi vì khả năng ngoại giao của họ rất mạnh nên họ thường có thể sống sót trong những tình huống tuyệt vọng. Trong lịch sử, Trung Quốc chưa hề được hưởng lợi từ ba liên minh giữa Trung Quốc và Nga. Vì vậy, Trung Quốc phải cảnh giác với việc Nga sử dụng Trung Quốc làm vũ khí và quay lưng vào những thời điểm quan trọng để đẩy Trung Quốc ra khỏi đường đi của mình.
5. Đài Loan: Con bài mặc cả? Hay một tình bạn bền chặt?
Một số người lo ngại rằng khi ông Trump nhậm chức, ông sẽ áp dụng lập trường theo chủ nghĩa biệt lập hơn với khẩu hiệu “Nước Mỹ trên hết”, điều này đặc biệt nguy hiểm đối với Đài Loan. Một số thậm chí còn suy đoán rằng ông Trump sẽ sử dụng Đài Loan như một con bài mặc cả trong các cuộc đàm phán thương mại để thuyết phục Trung Quốc mua thêm hàng hóa Mỹ.
Nhưng hôm thứ Hai (5/5), James Gilmore, cựu đại sứ của ông Trump tại Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), cho biết tại Đài Bắc rằng ý tưởng cho rằng Mỹ là “đồng minh không đáng tin cậy” đã được các đối thủ của Mỹ lan truyền và cố ý nói dối”. Ông nhấn mạnh rằng ông Trump sẽ “đảm bảo với các đồng minh của chúng tôi, giống như tôi đã đảm bảo với các bạn hôm nay” rằng cam kết của Washington với Đài Loan sẽ không thay đổi.
Lời nói của ông Trump đôi khi mơ hồ, nhưng dựa trên sự tin tưởng cao độ của ông đối với ông Pompeo, mức độ đồng thuận cao giữa 2 đảng ở Mỹ trong việc đối phó với các chính sách của Trung Quốc và xu hướng phản Trung toàn cầu, trong tương lai, ông Trump chỉ có thể trở nên mạnh mẽ hơn đối với Trung Quốc và bảo vệ Đài Loan phải là phần quan trọng nhất!
6. Những vấn đề khác: virus, nhân quyền và gián điệp Trung Quốc
Ông Trump cũng có thể tăng cường răn đe Trung Quốc truy xuất nguồn gốc virus, nhân quyền và gián điệp của ĐCSTQ.
Trong cuộc phỏng vấn với Times vài ngày trước, ông Trump nói rằng từ lâu ông đã tin rằng virus này đến từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán và không xuất hiện một cách tự nhiên. Trung Quốc đã nhiều lần cố gắng nói với thế giới rằng virus này bắt nguồn từ nơi khác.
Vấn đề nhân quyền cũng sẽ là lĩnh vực chính mà ông Trump sẽ ‘nổ súng’ vào chính quyền Trung Quốc. Ông rất coi trọng tự do tôn giáo và đã gặp gỡ những người sống sót sau cuộc đàn áp tôn giáo đến từ 17 quốc gia tại Nhà Trắng, bao gồm cả Trung Quốc, trong đó có Tiến sĩ Trương Ngọc Hoa là học viên Pháp Luân Công.
Vào tháng 4 năm nay, WOIPFG (Tổ chức Quốc tế Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công) đã đệ trình lên FBI Hoa Kỳ danh sách hơn 80.000 người bị tình nghi tham gia vào cuộc đàn áp các học viên Pháp Luân Công, trong đó có các cựu thành viên Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc: Giang Trạch Dân, Lý Trường Xuân, Chu Vĩnh Khang và các quan chức cấp cao khác. Đặc biệt bao gồm các quan chức của ĐCSTQ và các bác sĩ bị nghi ngờ thu hoạch nội tạng sống.
Tội ác thu hoạch nội tạng từ người sống của ĐCSTQ là tội ác tà ác nhất trong lịch sử nhân loại, rất có thể sẽ bị vạch trần toàn diện dưới nhiệm kỳ của ông Trump. Đặc biệt, chính phủ Hoa Kỳ đang điều tra tài sản của các quan chức cấp cao bao gồm Tập Cận Bình, các thành viên Thường vụ Bộ Chính trị. Một khi sự thật được sáng tỏ, nó sẽ không chỉ gây ra xung đột trong nội bộ ĐCSTQ mà còn phá hủy hoàn toàn tính hợp pháp cuối cùng của ĐCSTQ.
Theo The Epoch Times
Lý Ngọc biên dịch