Chuyên gia y tế lo ngại Trung Quốc sử dụng virus như vũ khí sinh học

Omid Ghoreish

Chuyên gia y tế lo ngại Trung Quốc sử dụng virus như vũ khí sinh học
Nghiên cứu có rủi ro cao về virus Nipah của các tổ chức như Viện Virus học Vũ Hán khiến các chuyên gia lo lắng. Hình ảnh phòng thí nghiệm P4 của Viện Virus học Vũ Hán ở Vũ Hán, Trung Quốc. (Hector Retamal/AFP qua Getty Images)

Theo một bác sĩ kiêm nhà khoa học, đợt bùng phát SARS (Hội chứng hô hấp cấp tính nặng) vào đầu những năm 2000 đã khiến Trung Quốc nhận thức được sức mạnh của virus và bắt đầu sử dụng nó như vũ khí.

Tiến sĩ Steven Quay là cựu giảng viên của Trường Y thuộc Đại học Stanford và hiện là Giám đốc điều hành của Atossa Therapeutics, nói với The Epoch Times: “Họ (chính quyền Trung Quốc) đang bắt đầu coi nó (virus) là một vũ khí sinh học tiềm năng.

Tiến sĩ Quay đặc biệt lo ngại về nghiên cứu có nguy cơ cao đối với virus Nipah (một virus lây truyền từ động vật sang người) tại các cơ sở như Viện Virus Vũ Hán, vì virus này còn nguy hiểm hơn. Virus Nipah là một loại virus zoonotic, có thể lây truyền từ động vật sang người, gây ra bệnh tắc nghẽn não nghiêm trọng với tỷ lệ tử vong cao).

“Nếu họ có thể phát triển một loại vaccine cho công dân của họ trước khi phóng thích virus, thì họ sẽ đạt được một hiệu quả hoàn toàn khác biệt.” Ông nói rằng đây là một loại vũ khí.

Tiến sĩ Quay cho biết, đã có bằng chứng cho thấy Trung Quốc đang nghiên cứu virus Nipah, bao gồm cả dữ liệu từ Viện Virus học Vũ Hán.

Virus Nipah có tỷ lệ tử vong cực cao

Virus Nipah có thể lây truyền từ động vật như dơi hoặc lợn sang người, với tỷ lệ tử vong từ 40% đến 75%. Có một số đợt bùng phát virus Nipah được biết đến, tất cả đều ở châu Á.

Tiến sĩ Quay cho biết nếu virus Nipah lây lan dễ dàng từ người sang người thì hậu quả sẽ rất thảm khốc.

Tiến sĩ Sean Lin, cựu Trưởng phòng Thí nghiệm Virus học tại Bệnh viện Lục quân Walter Reed ở Maryland, cho biết ông lo ngại về việc Trung Quốc tập trung nghiên cứu virus Nipah.

Tiến sĩ Lin cho biết, những người bị nhiễm virus Nipah có thể phát triển các hội chứng thần kinh và tổn thương não nghiêm trọng, nhưng sẽ không chết ngay lập tức, “do đó, virus có nhiều khả năng lây lan xa hơn từ vật chủ bị nhiễm bệnh”.

Ông Lin nói: “Nó có thể là một loại vũ khí sinh học tốt hơn. Đó là lý do tại sao Trung Quốc rất quan tâm đến virus Nipah”.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã bổ sung virus Nipah vào danh sách các tác nhân gây bệnh khủng bố sinh học tiềm ẩn và khuyến nghị chính phủ Hoa Kỳ đặc biệt coi trọng loại virus này.

Bằng chứng liên quan

Kết luận của Tiến sĩ Quay về việc Viện Virus học Vũ Hán tham vào nghiên cứu về virus Nipah có nguy cơ cao, kết luận này được đưa ra dựa trên dữ liệu gốc được công bố trong bài báo khoa học của các nhà nghiên cứu của viện này.

Tiến sĩ Quay cho biết, bài báo cáo này đã nghiên cứu các bệnh nhân nhiễm Covid-19 giai đoạn đầu vào tháng 12/2019, tuy nhiên, dữ liệu gốc chứa 20 mục không mong muốn do có sự lây nhiễm chéo với các nghiên cứu khác.

Ông Quay cho biết, trong số 19 mục liệt kê, ông đã tìm thấy các bài báo khoa học do các nhà nghiên cứu của Viện Virus học Vũ Hán công bố liên quan đến các chủ đề như gen của cây kim ngân hoa (có khả năng ức chế virus). Tuy nhiên, riêng đối với virus Nipah, ông không tìm thấy bất kỳ bài báo khoa học nào của viện này.

Ông nói: “Chúng không chỉ là những mẫu virus mà còn có kiểu hình nhân bản có khả năng lây nhiễm”.

Ông Quay giải thích rằng, những mẫu virus Nipah này có chứa những “tay cầm” của sinh học tổng hợp, cho phép “di chuyển các gen”. Ông nói rằng những “tay cầm” này thường được sử dụng để tạo ra các bản sao virus có khả năng lây nhiễm. Ông Quay khẳng định rằng việc này hoàn toàn vi phạm tất cả các công ước về vũ khí sinh học.

Vào tháng 3/2019, Phòng thí nghiệm Vi sinh Quốc gia Canada (NML) đã vận chuyển các chủng virus Nipah và Ebola đến Viện Virus học Vũ Hán.

Tiến sĩ Quay cho biết sau đó ông phát hiện ra rằng virus Nipah được phát hiện tại Viện Virus học Vũ Hán là chủng của Bangladesh, cùng loại với loại đã được gửi đến Canada.

Ông nói: “Tôi đã dành khoảng 3 giờ để tìm hiểu bộ gen của cả hai để xác nhận rằng chúng thuộc cùng một chủng, và thực tế đúng như vậy”.

Một bằng chứng khác, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Các bệnh truyền nhiễm Mới thuộc Viện Virus học Vũ Hán, bà Thạch Chính Lệ, đã có bài phát biểu tại Hội nghị Quốc tế về Virus Nipah được tổ chức tại Singapore từ ngày 9 đến ngày 11/12 năm đó. Trong bài phát biểu, bà Thạch đã trình bày về việc Trung Quốc tham gia vào các nghiên cứu về virus Nipah.

Trước đó, Cơ quan Y tế Công cộng Canada (PHAC) – cơ quan chịu trách nhiệm giám sát các phòng thí nghiệm vi sinh quốc gia, đã nói với The Epoch Times rằng việc chuyển các chủng virus Nipah và Ebola tới Vũ Hán đã được thực hiện theo các quy trình và thỏa thuận thích hợp.

Tuy nhiên, Tiến sĩ Sean Lin cho rằng phương Tây không nên đối xử với các trung tâm nghiên cứu của Trung Quốc như các tổ chức học thuật khác vì chúng bị quân đội Trung Quốc kiểm soát.

Ông nói: “Theo cơ chế dung hợp giữa quân sự-dân sự của chính quyền Trung Quốc, nhiều tổ chức nghiên cứu khoa học có thể dễ dàng được tích hợp với các nhiệm vụ quân sự”.

Thử nghiệm tích cực

Vào năm 2012, chính quyền Trung Quốc đã báo cáo về các trường hợp công nhân khai thác mỏ ở miền Nam nhiễm một loại virus tương tự như virus Nipah. Loại virus này được đặt tên là virus Mặc Giang, theo tên huyện Mặc Giang, tỉnh Vân Nam – nơi xảy ra các ca bệnh.

Vào năm 2013, bà Thạch Chính Lý đã tìm thấy virus corona RaTG13 trên dơi ở cùng mỏ khai thác đó. Tiến sĩ Lin cho biết, RaTG13 rất gần với virus SARS-CoV-2, gây ra đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, chính quyền Trung Quốc đã ngăn cản các nhà khoa học và phóng viên nước ngoài tiến hành điều tra sâu hơn tại mỏ khai thác này.

Năm 2022, một loại Henipavirus khác là virus Lang Gia được phát hiện ở tỉnh Sơn Đông và tỉnh Hà Nam. Tiến sĩ Lin cho biết loại virus này có liên quan chặt chẽ nhất với virus Mặc Giang.

Theo bài báo đăng trên Tạp chí Y khoa của New England, các nhà khoa học Trung Quốc nghiên cứu về các trường hợp nhiễm virus Lang Gia đã phát hiện rằng trong số 35 bệnh nhân, có 9 người cũng nhiễm các tác nhân gây bệnh khác như virus Hantaan và virus SFTS (gây hội chứng sốt và giảm tiểu cầu).

Tiến sĩ Lin cho biết, việc cùng lúc tìm thấy 3 loại virus này trong một mẫu nhỏ là rất hiếm gặp. Điều đáng lo ngại là những virus này rất nguy hiểm, nhưng không có bệnh nhân nào tử vong do nhiễm bệnh.

Ông nói: “Tôi nghi ngờ rằng Trung Quốc đang tiến hành các bài kiểm tra thực địa đối với nhiều loại virus hiếm gặp khác nhau, để xem loại nào có thể lây lan trong động vật và rồi lây sang con người. Bởi vì việc con người nhiễm đồng thời hai hoặc ba loại virus hiếm gặp như vậy là rất ít xảy ra”.

Điều khiến Tiến sĩ Lin càng thêm nghi ngờ là tác giả chính của bài báo nói trên là người của Viện Vi sinh và Dịch tễ học thuộc Viện Khoa học Quân y Trung Quốc.

Ông nói: “Tôi nghĩ Trung Quốc đang tích cực thử nghiệm các phiên bản khác nhau của Henipavirus để xem liệu loại virus này có thể thích ứng hơn nữa với sự lây nhiễm ở người hay không”.

Virus nguy cơ cao có thể ‘kết thúc nền văn minh’

Tiến sĩ Quay cho rằng ‘Cái chết đen’ bùng phát vào thế kỷ 14 đã đẩy lùi sự phát triển của châu Âu tới 250 năm.

Ông cũng cho rằng, trong xã hội hiện đại, nếu xảy ra một đại dịch gây tử vong hàng loạt, dẫn đến gián đoạn chuỗi cung ứng lương thực và năng lượng then chốt, cản trở giao thông vận tải, và làm suy yếu các dịch vụ như cảnh sát, cứu hỏa và y tế, thì “nền văn minh sẽ sụp đổ”.

Tiến sĩ Quay cho biết những virus có tỷ lệ tử vong từ 50% trở lên có thể gây ra kết quả này. Tỷ lệ tử vong do virus Nipah là từ 40% đến 70%.

Ông cho rằng kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, ngày càng nhiều quốc gia thành lập các phòng thí nghiệm virus, điều này càng làm gia tăng nỗi lo ngại của mọi người về những nghiên cứu có rủi ro cao có thể dẫn đến các đại dịch mới.

Ông nói: “Số lượng phòng thí nghiệm tham gia vào công việc nguy hiểm như vậy đã tăng 50% trên toàn thế giới và hơn một nửa trong số đó được đặt tại các quốc gia được Liên Hợp Quốc xác định là không ổn định về mặt chính trị”.

Tiến sĩ Lin cũng bày tỏ sự lo lắng. Ông nói: “Với sự phát triển của công nghệ sinh học và công nghệ kỹ thuật di truyền, con người đang tiến hành những thí nghiệm ngày càng rủi ro cao hơn”.

Ông nói: “Chúng ta cần hết sức cảnh giác về sự nguy hiểm của các mầm bệnh mới nổi.” Một mặt, có những loại virus mới xuất hiện thường xuyên hơn trong tự nhiên; mặt khác, có sự quan tâm của chính quyền Trung Quốc hoặc các tổ chức khủng bố khác về vũ khí sinh học”.

Theo The Epoch Times
Lý Ngọc biên dịch

Related posts