Nhìn về Biển Đông năm 2019

Nguyễn Ngọc Sẵng


  – Tin đầu năm trên BBC, Pháp gởi Hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle đến Biển Đông với sức mạnh chưa từng có, theo quyết định của vị Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly.

Hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle sẽ thực hiện chuyến tuần tra trên Biển Đông bằng toàn bộ khả năng tác chiến với gần 40 máy bay tiêm kích Rafale M. Rafale M là chiến đấu cơ đa năng có tầm tác chiến bao trùm hơn 3.000 km và là loại chiến đấu cơ ngoại quốc duy nhất được phép hoạt động trên các hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ. Theo ông Thành Đỗ, Cựu kỹ sư Sagem, Paris, (BBC ngày 1 tháng 1 năm 2019).

Hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle tiếp nhận được loại chiến đấu cơ Mỹ F18 C/D đáp xuống và bay đi an toàn trong giới hạn 80 lượt cất cánh/ngày.

Charles de Gaulle có lịch sử hoạt động khá ấn tượng và là một trong những hàng không mẫu hạm tham chiến nhiều nhất trên thế giới.

Trong năm 2001, Hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle đã thực hiện 770 phi vụ chiến đấu phục vụ chiến trường Taliban, và đã tham dự trực tiếp vào cuộc chiến Libya với hơn 1.400 phi vụ trên bầu trời Địa Trung Hải và Libya.

Mẫu hạm nguyên tử Charles de Gaulle có gần 2000 thuỷ thủ cộng với 700 nhân viên phi hành, hoàn toàn độc lập về hỏa lực tác chiến trong vòng 50 ngày.

Kèm theo bản tin trên, hai hàng không mẫu hạm HMS Queen Elizabeth R08 và HMS Prince of Wales R09 sẽ được đưa đến Biển Đông. Hai hàng không mẫu hạm này có thể tiếp nhận máy bay F35 hoặc các máy bay không người lái Drone.

Tưởng cũng cần biết Hải quân Hoàng gia Anh vẫn là hải quân lớn nhất thế giới vào tháng 9 năm 1939, bao gồm:

* 15 Thết giáp hạm và Tàu chiến tuần dương, trong đó có 2 chiếc được đóng ngay sau Thế chiến thứ I. Ngoài ra còn có 5 chiếc thiết giáp hạm thuộc lớp Thiết giáp hạm “King George V”.

* 7 tàu sân bay. Trong đó có một chiếc mới và 6 chiếc tàu sân bay ham đội được đóng theo kế hoạch. Không có tàu sân bay hộ tống.

* 66 tuần dương hạm, chủ yếu được đóng ngay sau Thế chiến thứ I, trong đó có một vài chiếc cũ được chuyển giao. 23 chiếc tuần dương hạm có khả năng đặt thủy lôi được đóng mới và hạ thủy.

* 184 khu trục hạm các loại. Hơn một nửa được đóng mới hiện đại, một vài khu trục hạm cũ thuộc lớp “V” và lớp “W” được chuyển đổi sang nhiệm vụ hộ tống. Ngoài ra còn có 32 khu trục hạm hạm đội và 20 tuần tra lớp “Hunt” đang được đóng.

* 60 tàu ngầm chủ yếu là loại hiện đại.

* 45 tàu tuần tra và hộ tống, 

(Nguồn: http://www.naval-history.net/WW2CampaignRoyalNavy.htm)

Bản tin BBC hôm nay 2/1 cho biết thêm Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gavin Williamson phát biểu hôm cuối năm 2018 rằng Anh Quốc có kế hoạch xây một căn cứ quân sự ở Đông Nam Á và một ở vùng biển Caribbe. Các báo Anh tin rằng chính phủ đang bàn thảo để chọn đặt căn cứ ở Singapore hoặc Brunei cho vùng Đông Nam Á. Thật là tin không vui cho ông Tập và giới lãnh đạo cộng sản Trung quốc.

Hải quân Ấn Độ sẽ đưa hàng không mẫu hạm Vikrant vào Biển Đông. Vikrant thuộc lớp STOL (Short Take off, Vertical Landing) sẽ đi vào hoạt động năm 2019 nhưng chỉ thích hợp với máy bay Nga như Mig-29, Su-25 và Su-27. Nếu tham chiến trên Biển Đông, hàng không mẫu hạm Vikrant sẽ phải hoạt động độc lập.

Trong chuyến thăm đến Việt Nam từ ngày 21 đến 25/5. Hạm đội miền Đông hải quân Ấn Độ có ba tàu chiến gồm tàu chở dầu INS SHAKTI, tàu khu trục INS SAHYADRY và tàu hộ tống INS KAMORTA.

Tàu hộ tống INS KAMORTA là lớp tàu săn tàu ngầm tàng hình hiện đại của hạm đội Miền Đông, được trang bị vũ khí, thiết bị săn tàu ngầm và phòng không mạnh. 

Tàu khu trục INS SAHYADRY được trang bị sàn đáp và kho chứa trực thăng. Trên tàu được trang bị hệ thống ngư lôi, hỏa tiển chống tàu ngầm.

Tàu khu trục INS SAHYADRY được trang bị hỗn hợp vũ khí của Nga, Ấn Độ và Israel, bao gồm hệ thống ống phóng thẳng đứng cho hỏa tiễn tầm ngắn và tầm trung Shtil-1. Ngoài ra tàu còn được trang bị pháo bắn nhanh cận chiến AK-630 CIWS. 

Và một chiến hạm đảm nhiệm vai trò tiếp liệu cho nhóm tác chiến của hải quân Ấn Độ là tàu chở dầu INS SHAKTI.(theo Báo Mới.com, tháng 5/2018).

Trên Biển Đông còn có mặt của hải quân Nhật Bản, một đồng minh cốt lõi của Hoa Kỳ ở Châu Á. Sức mạnh hải quân của Nhật Bản là các tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường lớp Kongo, có bốn chiếc Kongo, Kirishima, Myoko và Chokai.

Tàu chiến lớp Kongo trang bị hệ thống chiến đấu Aegis, có khả năng theo dõi và đánh chặn các mối đe dọa trên không. Nó cũng cung cấp một hệ thống phòng thủ chống hoả tiễn đạn đạo. Nhật tự hào chỉ cần 2 chiến hạm lớp Kongo là có thể bảo vệ phần lớn lãnh thổ mình.

Vũ khí trang bị cho các khu trục hạm gồm có 90 ống phóng hỏa tiển thẳng đứng Mark 41, ở phía trước và sau boong tàu, hoả tiễn phòng không SM-2MR và hỏa tiển đánh chặn đạn đạo SM-3 Block IB. Các tàu khu trục còn trang bị 1 khẩu pháo chính cỡ nòng 127mm, 8 hỏa tiển chống hạm Harpoon, 6 ống phóng ngư lôi chống ngầm và 2 hệ thống phòng thủ tầm gần Phalanx 20 mm.

Một tàu chiến khác của Nhật Bản khiến đối phương nên tránh là tàu sân bay trực thăng Izumo. Với lượng giãn nước 27.000 tấn và chiều dài hơn 244m, có một khoang chứa máy bay bằng chiều dài của thân tàu.

Nhật Bản khẳng định Izumo là một tàu khu trục trực thăng. Izumo không thể mang các chiến đấu cơ cánh cố định nhưng có thể chở đến 14 máy bay trực thăng với nhiệm vụ từ tác chiến chống tàu ngầm, dò tìm thủy lôi cho đến tiến hành các cuộc tấn công đổ bộ bằng trực thăng. Điều này khiến Izumo trở thành một nền tảng linh hoạt, có khả năng thực thi hàng loạt nhiệm vụ khác nhau. (theo Viet Times).

Cùng ngày, tờ South China Morning Post đăng bài báo tựa đề “tăng cường luyện tập và chuẩn bị chiến tranh là ưu tiên của quân đội trong năm 2019”. Đó là lệnh của Tập ban ra cho quân đội nhân kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Quân Đội Nhân Dân .

Bài báo đưa thêm chi tiết, chúng ta phải chuẩn bị kỹ lưỡng trong mọi tình huống và tăng cường khả năng ứng phó của quân đội trong trường họp khẩn cấp, để bảo đảm chúng ta chận đứng những thách thức và chiến thắng trong mọi hoàn cảnh. Kế hoạch bao gồm việc hoạch định, áp dụng toàn bộ trong việc canh tân, bồi dưỡng, cải tổ, đổi mới quân đội giải phóng nhân dân Trung Cộng.

Từ khi lên nắm quyền 2012, Tập Cận Bình đã thúc đẩy việc canh tân quân đội, vì vậy kế hoạch canh tân, luyện tập, chuẩn bị quân đội sẵn sàng để đối phó khiến những nhà quan sát coi đó là dấu hiệu quan trọng trong kế hoạch năm 2019. 

Bình luận viên Zeng Zhing, cựu Trung tá, ở Nam Kinh cho rằng “luyện tập và chuẩn bị cho chiến tranh luôn là nhiệm vụ hàng đầu của quân đội, nhưng việc nầy hơi khác, khi việc luyện tập và chuẩn bị cho chiến cuộc được nêu bật vào đầu năm, có nghĩa là kết hoạch của cả năm, cho dù chúng ta không biết sự thật đàng sau những khoa trương trong tình hình hiện tại”.

Cựu Thứ trưởng quốc phòng Đài Loan, Lin Chong-Pin cho rằng “ưu tiên trong việc luyện tập và chuẩn bị sẵn sàng cho chiến tranh không ngoài việc làm tăng sức mạnh ngoại giao mà Quân Đội Nhân Dân (Trung Cộng) muốn biểu lộ trong nhiều thập kỷ qua, cho dù họ chưa giao tranh với ai trong thời gian đó.

Việc nầy xảy ra trong lúc Mỹ gia tăng nhiều áp lực quân sự lên Trung Cộng. Tôi tin chắc 100 phần trăm Quân Đội Nhân Dân không dám phát động cuộc chiến, cho dù ở Biển Đông, hoặc tai eo biển Đài Loan. Chỉ nên lưu tâm khi vụ việc diễn biến nhanh chóng”.

Ông tiếp: “trong khi 38 Đại Tá được thăng Thiếu Tướng trong tháng 12. Họ được ông Tập tự chọn kỹ lưỡng, ông Tập muốn xây dựng quân đội riêng cho mình. Cái gọi là lực lượng của Tập”.

Trong 6 năm qua, Quân Đội Nhân Dân đã trải qua nhiều sóng gió, nhiều Tướng Lãnh đã bị hạ bệ trong chiến dịch thanh trừng tham nhũng.

Theo Tiến sĩ Mark J. Valencia, một phân tích gia về luật hàng hải, một phân tích gia chính trị và cố vấn về Châu Á. Ông cho rằng Cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ James Mattis là người cứng rắn, được coi là người đáng tin cậy, biết cân nhắc. Ông chủ trương không nên đối đầu khi không cần thiết. Ông không mang giọng điệu hiếu chiến. Nhưng sự ra đi bất ngờ của ông Mattis, đồng thời quan điểm, phong cách của người kế nhiệm được giới học giả chú ý và từ đó dự đoán mối liên quan Mỹ Trung trong chiến lược Biển Đông. 

Họ cho rằng chiến lược và quyền lợi Mỹ có thể không thay đổi nhiều, nhưng có thể xuất hiện một số vấn nạn đòi hỏi những quyết định mang tầm chánh sách. Hay nói khác đi, sự ra đi của Mattis có thể là chỉ dấu thay đổi chiến lược về Biển Đông của Tổng Thống Trump. Vì vậy việc luyện tập và chuẩn bị sẵn sàng cho chiến tranh của Trung Cộng được hiểu là họ thực sự lo lắng cho cuộc chiến.

Sự căng thẳng trên Biển Đông giữa Mỹ Trung là đo sự sắp xếp trật tự vùng Châu Á và vai trò của hai cường quốc nầy trong vùng. Nói rõ hơn là Mỹ muốn giữ nguyên vai trò lãnh đạo trong vùng, nhưng Trung Cộng muốn thay thế vai trò nầy.

Ông Tập khẳng định “không ai có thể khuyên bảo người dân Trung Hoa phải làm gì và làm thế nào” Với sự lớn mạnh về kinh tế và quân sự, Trung Cộng sẽ không là mối đe dọa và sẽ hành sử thận trọng hơn trong khu vực. (theo South China Morning Post 1/1/2019).

Dù cẩn trọng, sáng suốt trong quyết định, nhưng chính Trung Cộng chưa chắc đã giải quyết được những vấn nạn nội tại của họ như những lãnh đạo có tinh thần quốc gia cực đoan, muốn chứng tỏ họ là nền kinh tế lớn phải được đối xử như siêu cường; những công dân mạng lôi cuốn xã hội vớì những khiêu khích gây chiến tranh; những toan tính sai lầm trên biển v.v… có thể làm bùng nổ chiến tranh cho dù Trung Cộng biết sức mình còn quá kém trong hải chiến.

Chiến tranh thương mại Mỹ Trung làm nền kinh tế Trung Cộng bị đình đốn nhất từ 30 năm qua, làm lung lay lòng tin của dân chúng vào chế độ. Gay góc hơn nữa là những nhà đối kháng trong nước nhân cơ hội nầy phản đối chính sách kinh tế của Tập, nhất là kế hoạch “Một vành đai, một con đường” lấp ló nhiều rủi ro trước mặt. Tập phải giải quyết thoả đáng mới mong tiếp tục được tại vị.

Theo hãng thông tấn AP hôm nay 2/1 có bài “China’s leader urges action on unification with Taiwan” (tạm dịch: Lãnh đạo Trung cộng thúc giục thống nhất với Đài Loan).

Có phải chăng đây là trò ma mãnh của Trung Cộng? Nếu thống nhất được Đài Loan sẽ làm Tàu nổ tung lên vì vui mừng, nhóm dân tộc cực đoan hả dạ, hạ nhiệt sự chống đối, một thành công to lớn của Tập, và Tập sẽ vĩ đại mãi mãi. 

Nhưng nếu thống nhất phải dùng vũ lực, Mỹ sẽ can thiệp với hiêp định bảo vệ Đài Loan. Có nghiã là Tàu chọn Chiến Trường trên sân nhà. Họ lợi dụng ưu thế đó để làm cuộc trường kỳ chống Mỹ. Đó cũng là yếu tố để Tập làm vua suốt đời.

Cho dù có nhiều đánh giá khác nhau từ những nhà phân tích, nhưng sự chuẩn bị của Tàu không phải là không có cơ sở. Và sự tập hợp hải quân của các siêu cường trên Biển Đông chắc chắn không phải là ngẫu nhiên.

Mà đang ra đòn triệt buột Tàu.

Related posts