Trần Duy Kiện
Một cuộc đấu tranh chống độc tài, phát triển lên từ hệ thống hạn ngạch công chức không công bằng tại Bangladesh, đã kết thúc với việc Thủ tướng Hasina từ chức và bỏ trốn, người biểu tình xông vào dinh thự của bà và quân đội chấm dứt lệnh giới nghiêm.
Lịch sử một lần nữa chứng minh rằng chỉ cần người dân thực sự đứng lên, họ không sợ bị đàn áp hay hy sinh (hơn 300 người biểu tình đã chết trong phong trào này), hậu quả việc chính phủ đàn áp chỉ có thể là chính họ hạ đài. Bà Hasina đã nắm quyền được 15 năm và năm nay là nhiệm kỳ thứ 5 của bà.
Dù đất nước loạn lạc nhưng bà vẫn không chịu từ chức, bảo vệ lợi ích của mình và giai cấp quyền thế, trong khi dân chúng khốn cùng. Điều này đi kèm với một cuộc thanh trừng lớn các đối thủ chính trị, bao gồm cả việc mưu sát các nhà hoạt động xã hội đối lập. Người dân không thể chịu đựng được nữa, cuối cùng một làn sóng phản kháng nổ ra với ngòi nổ là mức hạn ngạch công chức. Thắng lợi của phong trào phản kháng này không thể tách rời việc quân đội đứng về phía nhân dân trong những thời điểm then chốt. Tham mưu trưởng Lục quân Waker-Uz-Zaman kêu gọi quân nhân đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của người dân và các cơ sở quan trọng của quốc gia. Khi trấn áp người biểu tình, họ giơ súng lên một tấc, điều này khiến làn sóng biểu tình tiếp tục phát triển và trở thành sự kiện toàn quốc.
Bà Hasina đã đến thăm Trung Quốc hơn một tháng trước và được ông Tập Cận Bình đón tiếp trọng thể. Tuyên bố nâng cấp quan hệ Trung Quốc – Bangladesh lên quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện. Bangladesh là quốc gia nằm trong sáng kiến “Một vành đai, Một con đường” (Vành đai và Con đường) của Trung Quốc. ĐCSTQ hỗ trợ chính quyền Hasina bằng viện trợ lớn, với viện trợ hàng năm lên tới 1 tỷ USD. Phần lớn số tiền này rơi vào túi các gia đình quyền lực, dân thường không được hưởng lợi.
Chính trị nắm đấm sắt của ông Tập Cận Bình trùng hợp với Hasina – bà đầm thép của phương Đông. Bà Hasina giống như ông Tập, cũng là “thế hệ đỏ đỏ thứ hai”. Bố của bà là ông Rahman, một nhà lãnh đạo độc lập của Bangladesh. Mặc dù bố của ông Tập không phải là người lãnh đạo thành lập đất nước của ĐCSTQ, nhưng ông Tập đang biến mình trở thành người có công lớn của nước cộng hòa. Trong mắt họ, việc người bố giành được thiên hạ, con cái ngồi thống trị thiên hạ là điều đương nhiên. Dù đã đến thời đại mà dân chủ trở thành xu hướng chủ đạo của thế giới, nhưng họ vẫn lại đi ngược lại xu hướng và coi thường ước nguyện của nhân dân. Họ kiên quyết giữ vững quyền lực của mình và rồi bị nhân dân lật đổ.
Nhìn vào các cuộc khủng hoảng xã hội ở Bangladesh, Trung Quốc chỉ có nhiều chứ không ít hơn thế. Trong vài năm qua, do dịch bệnh, Bangladesh đã phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng như lạm phát cao, thất nghiệp gia tăng và dự trữ ngoại hối giảm. Hiện nay, hơn 30 triệu thanh niên Bangladesh đang thất nghiệp, chiếm gần 1/5 tổng dân số. Cùng với sự suy giảm sức mua do lạm phát, nhu cầu trong nước rất yếu. Trong khi đó, những người giàu có và quyền lực đang sống cuộc sống hủ bại. Khi mọi người phản đối, bà Hasina đã đàn áp họ với tội danh “phản quốc”. Cũng giống như ĐCSTQ dán nhãn cho tất cả những người phản kháng là “lật đổ quyền lực nhà nước”.
Ngoài các vấn đề kinh tế, mâu thuẫn chính trong xã hội Bangladesh là mâu thuẫn giữa các nhóm lợi ích hùng mạnh do gia đình bà Hasina đứng đầu, với người dân Bangladesh. Mâu thuẫn tồn tại lâu dài này, đặc biệt nổi bật trong thời kỳ kinh tế suy thoái, cuối cùng đã bùng phát do sự phân bổ công chức không công bằng, và một tia lửa nhỏ đã bùng lên thành ngọn lửa dữ dội. Bangladesh cũng giống như Trung Quốc. Làm sao Tập Cận Bình của Trung Quốc Cộng sản có thể tránh được, sự kiện như thế này xảy ra chỉ là vấn đề thời gian mà thôi.
Người dân Bangladesh đã ăn mừng chiến thắng, giẫm lên ảnh chân dung bà Hasina dưới chân họ và đập vỡ bức tượng ông Raman, bố của bà Hasina. Ông Tập Cận Bình chắc hẳn đã rất kinh hoàng khi nhìn thấy cảnh tượng này. Người phụ nữ nắm tay ông cách đây không lâu, mong muốn xây dựng một cộng đồng cùng cùng chung vận mệnh với ông lại kết thúc như thế này. Kết cục này còn cách ông ấy bao xa?
Trần Duy Kiện