Thảo Hương
Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (China Development Bank – CDB) của ĐCSTQ là cơ cấu tài chính phát triển lớn nhất thế giới, ngân hàng hợp tác tài trợ và đầu tư nước ngoài lớn nhất Trung Quốc, ngân hàng tín dụng trung dài hạn và ngân hàng trái phiếu. Tuy nhiên, Ngân hàng Phát triển Trung Quốc đã trở thành “miếng thịt mỡ lớn” của giới quyền quý của ĐCSTQ, sinh ra một ổ “những con hổ tài chính”. Từ trụ sở chính đến các chi nhánh, số lượng quan chức tham nhũng của Ngân hàng Phát triển Trung Quốc bị xử lý thật kinh người.
Vậy “những con hổ tài chính” này là ai? Họ đã tham nhũng bao nhiêu tiền? Trong tập này, chúng tôi sẽ cùng bạn kiểm kê dựa trên các báo cáo công khai trên các phương tiện truyền thông.
“Con hổ tài chính” đầu tiên là Diêu Trung Dân, nguyên chủ tịch Hội đồng Giám sự Ngân hàng Phát triển Trung Quốc
Ngày 4 tháng 8 năm 2017, Diêu Trung Dân, nguyên phó bí thư đảng ủy, phó chủ tịch kiêm giám sát trưởng Ngân hàng Phát triển Trung Quốc, bị Tòa án Trung cấp thành phố Bảo Định, tỉnh Hà Bắc kết án 14 năm tù vì tội nhận hối lộ.
Từ năm 2000 đến 2012, Diêu Trung Dân đã lợi dụng chức quyền của mình để nhận hối lộ hơn 36,19 triệu nhân dân tệ trong các việc như phê duyệt các khoản vay ngân hàng, ký kết các dự án.
Diêu Trung Dân là nguyên lão sáng lập của Ngân hàng Phát triển Trung Quốc. Tháng 1 năm 1994, ông ta giữ chức vụ thành viên Tổ Đảng, phó chủ tịch kiêm tổ trưởng Tổ Kiểm tra kỷ luật Ngân hàng Phát triển Trung Quốc. Sau này ông được thăng nhiệm làm phó bí thư Tổ Đảng, phó chủ tịch, tổ trưởng Tổ Kiểm tra Kỷ luật. Tháng 12 năm 2008, Ngân hàng Phát triển Trung Quốc tiến hành cải cách cổ phần, Diêu Trung Dân được chuyển sang giữ chức vụ phó bí thư Đảng ủy kiêm giám sự trưởng thứ nhất của Ngân hàng Phát triển Trung Quốc.
Châm biếm thay, Diêu Trung Dân, người bị kết tội nhận hối lộ, lại giữ chức tổ trưởng Tổ Thanh tra Kỷ luật chống tham nhũng trong 4 năm, và giám sự trưởng phụ trách công tác giám sát trong 6 năm.
Con hổ thứ hai, Hồ Hoài Bang, nguyên chủ tịch Ngân hàng Phát triển Trung Quốc
Ngày 7/1/2021, Hồ Hoài Bang, nguyên bí thư Đảng ủy, chủ tịch Ngân hàng Phát triển Trung Quốc, bị Tòa án Trung cấp thành phố Thừa Đức, tỉnh Hà Bắc kết án tù chung thân vì nhận hối lộ hơn 85,52 triệu nhân dân tệ.
Từ năm 2009 đến 2019, Hồ Hoài Bang đã trực tiếp nhận hối lộ hoặc thông qua “người có quan hệ đặc biệt” trong các việc như cho vay ngân hàng, hoạt động kinh doanh và đề bạt chức vụ. “Người có quan hệ đặc biệt” là ai? Họ là vợ của Hồ, Tiết Nghênh Quyên, và con trai của Hồ, Hồ Khiếu Đông. Theo truyền thông đại lục, vợ của Hồ từng khoe khoang rằng tiền của gia đình bà ta có sống vài đời cũng không tiêu hết.
Tham quan Hồ từng giữ chức vụ bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật của Ủy ban Điều tiết Ngân hàng Trung Quốc, bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật của Tập đoàn Đầu tư Trung Quốc, chuyên môn về công tác chống tham nhũng. Nhưng ông ta không chỉ tham nhũng, mà còn gây ra tổn thất đầu tư lớn cho Ngân hàng Phát triển Trung Quốc.
Theo Caixin.com, khi chủ tịch Hồ còn chủ chính tại Ngân hàng Phát triển Trung Quốc, ông ta đã chấp thuận giải ngân khoản vay gần 100 tỷ nhân dân tệ cho Tập đoàn Hoa Tín. Tập đoàn Hải Hàng cũng nhận được khoản vay với tổng cộng hơn 80 tỷ nhân dân tệ. Phần lớn trong số 180 tỷ nhân dân tệ này là bánh bao thịt đánh chó – có đi không trở lại.
Con hổ thứ ba, Trương Lâm Võ, nguyên chuyên gia cấp cao của Cục Thẩm định thứ hai của Ngân hàng Phát triển Trung Quốc
Vào ngày 11 tháng 1 năm 2021, Trương Lâm Võ, chuyên gia cấp cao của cựu Cục Đánh giá thứ hai của Ngân hàng Phát triển Trung Quốc, đã bị Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương điều tra. Vào tháng 6 năm 2022, Trương Lâm Võ bị khai trừ đảng và công chức, chuyển đến Viện Kiểm sát để thẩm tra khởi tố.
Vào tháng 12 năm 2008, Trương Lâm Võ giữ chức vụ phó chủ nhiệm Văn phòng Hội đồng quản trị, trưởng ban Ban Thư ký của Tổng Văn phòng Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (cấp phó phòng); Sau khi một mạch thăng quan, ông ta lần lượt giữ chức vụ bí thư Đảng ủy, chủ tịch Chi nhánh tỉnh Hà Bắc và Chi nhánh Trùng Khánh; chủ nhiệm Văn phòng Tổng hợp (Văn phòng Đảng ủy) Ngân hàng Phát triển Trung Quốc; tháng 1/2016, ông ta được bổ nhiệm làm trưởng ban bình thẩm cấp cao của Ngân hàng Phát triển Trung Quốc; vào tháng 4 năm 2017, ông được bổ nhiệm làm chuyên gia cao cấp của Phòng bình thẩm thứ hai của Ngân hàng Phát triển Trung Quốc;
Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương nêu trong một báo cáo rằng, Trương Lâm Võ đã cung cấp trái phép thông tin mật cho ngoại giới; lợi dụng chức vụ của mình để thu lợi trong quá trình tuyển dụng cán bộ, và bị nghi ngờ nhận hối lộ với số tiền đặc biệt lớn. Cho đến nay vẫn chưa có tin tức gì về phiên tòa xét xử Trương Lâm Võ.
Con hổ thứ tư, Chương Mậu Long, nguyên giám đốc điều hành của Ngân hàng Phát triển Trung Quốc
Vào ngày 19 tháng 4 năm 2021, trang web chính thức của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương đưa tin rằng Chương Mậu Long, nguyên giám đốc điều hành của Ngân hàng Phát triển Trung Quốc, bị điều tra vì nghi ngờ vi phạm kỷ luật và pháp luật nghiêm trọng. Caixin đưa tin Chương Mậu Long đã bị bắt vì vụ án Trương Lâm Võ.
Chương Mậu Long từng làm thư ký cho một lãnh đạo trong hệ thống quân sự, với cấp bậc thiếu tướng. Năm 2000, ông ta chuyển sang Ngân hàng Phát triển Trung Quốc và giữ chức vụ phó cục trưởng Cục Cán bộ, phó chủ nhiệm Ban Tổ chức Đảng ủy. Ông ta lần lượt giữ chức vụ phó chủ nhiệm, chủ nhiệm Văn phòng Tổng hợp và Văn phòng Đảng ủy Ngân hàng Phát triển Trung Quốc. Năm 2010, ông ta giữ chức vụ giám đốc điều hành Ngân hàng Phát triển Trung Quốc, nghỉ hưu vào tháng 2 năm 2013.
Kể từ khi Chương Mậu Long bị điều tra, không có thông tin cập nhật nào về vụ án được đưa ra.
Con hổ thứ năm, Chu Thanh Ngọc, nguyên phó chủ tịch Ngân hàng Phát triển Trung Quốc
Ngày 14 tháng 6 năm 2024, Chu Thanh Ngọc, nguyên phó chủ tịch Ngân hàng Phát triển Trung Quốc, ra hầu tòa tại Tòa án Trung cấp Trường Xuân vì tội nhận hối lộ.
Từ năm 2013 đến 2023, Chu Thanh Ngọc đã nhận hối lộ tổng cộng hơn 67,43 triệu nhân dân tệ trong các việc như tài trợ vốn vay, ký kết hợp đồng dự án, vận hành kinh doanh và sắp xếp nhân sự từ các đơn vị, cá nhân liên quan. Sau khi nghỉ việc, ông ta lại lợi dụng quan hệ để nhận hối lộ 1 triệu nhân dân tệ. Chu Thanh Ngọc đã nhận tội trước tòa. Caixin cho biết Chu sau đó đã liên tiếp khai báo về vấn đề tham nhũng của hơn 70 người.
Giống như Hồ Hoài Bang và Diêu Trung Dân, Chu Thanh Ngọc cũng từng giữ chức vụ bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật của Ngân hàng Phát triển Trung Quốc, chịu trách nhiệm chống tham nhũng từ năm 2011 đến năm 2016, đồng thời là phó tổ trưởng Tổ Thanh tra thứ ba của Trung ương.
Con hổ thứ sáu, Vương Dụng Sinh, nguyên phó chủ tịch Ngân hàng Phát triển Trung Quốc
Ngày 18/7/2024, Vương Dụng Sinh, nguyên ủy viên Đảng ủy, phó chủ tịch Ngân hàng Phát triển Trung Quốc, ra hầu tòa tại Tòa án Trung cấp thành phố Cát Lâm, tỉnh Cát Lâm vì tình nghi nhận hối lộ.
Cơ quan công tố cáo buộc rằng: Từ năm 2010 đến năm 2019, Vương Dụng Sinh đã lợi dụng chức vụ bí thư Đảng ủy, chủ tịch Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Trung Quốc tỉnh Liêu Ninh, đồng thời là ủy viên Đảng ủy, phó chủ tịch Ngân hàng Phát triển Trung Quốc để tài trợ cho các khoản vay cho các đơn vị và cá nhân có liên quan, mua trái phiếu, sắp xếp nhân sự và các việc khác, nhận hối lộ hơn 23,51 triệu nhân dân tệ. Vương Dụng Sinh đã nhận tội trước tòa. Tòa án đã công bố chọn ngày tuyên án.
Con hổ thứ bảy, Lý Cát Bình, nguyên phó chủ tịch Ngân hàng Phát triển Trung Quốc
Ngày 13/3/2024, Lý Cát Bình, nguyên ủy viên Đảng ủy, phó chủ tịch Ngân hàng Phát triển Trung Quốc, bị Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương điều tra về hành vi vi phạm kỷ luật, pháp luật nghiêm trọng. Tháng 8 cùng năm, ông bị khai trừ đảng, chuyển sang tư pháp.
Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương báo cáo rằng Lý Cát Bình đã can thiệp vào việc tuyển dụng nhân viên và đề bạt chức vụ, nhận quà bừa bãi, sở hữu trái phép cổ phiếu của các công ty chưa niêm yết, tham gia vào các giao dịch tiền bạc và tình dục, mưu lợi cho người khác về tài chính cho vay, hoạt động kinh doanh và các phương diện khác, nhận một lượng tài sản phi pháp khổng lồ.
Ngày 26/8, trang web chính thức của Viện Kiểm sát Tối cao ĐCSTQ thông báo Viện Kiểm sát tỉnh Hà Nam đã quyết định bắt giữ Lý Cát Bình vì nghi ngờ nhận hối lộ.
Lý Cát Bình đã công tác tại Ngân hàng Kiến thiết Trung Quốc trong 11 năm, và Ngân hàng Phát triển Trung Quốc trong 22 năm.
Bốn điểm tương đồng chính trong các vụ tham nhũng tại Ngân hàng Phát triển Trung Quốc
Đặc điểm đầu tiên là Ngân hàng Phát triển Trung Quốc đã trở thành “cỗ máy rút tiền” trong mạng lưới quan hệ quyền quý của ĐCSTQ.
Ngân hàng Phát triển Trung Quốc là một tổ chức tài chính phát triển thuộc sở hữu nhà nước, do Quốc vụ viện trực tiếp lãnh đạo, hỗ trợ phát triển các lĩnh vực trọng điểm và các mắt xích yếu kém trong nền kinh tế Trung Quốc, là tổ chức tài chính phát triển thuộc sở hữu nhà nước có tư cách pháp nhân độc lập, được thành lập vào năm 1994. Tính đến cuối năm 2022, tổng tài sản là 18,2 nghìn tỷ nhân dân tệ.
Trần Nguyên, con trai của nguyên lão ĐCSTQ Trần Vân, từng giữ chức chủ tịch và bí thư Đảng ủy Ngân hàng Phát triển Trung Quốc từ năm 1998 đến 2008. Từ năm 2008 đến 2013, ông giữ chức chủ tịch kiêm bí thư Đảng ủy, nắm quyền ngân hàng này trong 15 năm. Ông ta có ảnh hưởng lớn nhất trong số các lãnh đạo tiền nhiệm của Ngân hàng Phát triển Trung Quốc.
Trong số bảy “con hổ tài chính” được đề cập trước đó, Hồ Hoài Bang là người kế nhiệm Trần Nguyên; Diêu Trung Dân, Lý Cát Bình đã cộng sự với Trần Nguyên trong 15 năm; Chu Thanh Ngọc là bí thư Ủy ban Kỷ Luật khi Trần Nguyên đương nhiệm; Vương Dụng Sinh nhiều năm là cấp dưới cũ của Trần Nguyên; Chương Mậu Long, Trương Lâm Võ đều là thư ký của Trần Nguyên. Và Hồ Hoài Bang, Diêu Trung Dân, Chu Thanh Ngọc, Vương Dụng Sinh đều là đồng hương Hà Nam của Trần Nguyên.
Không chỉ quan cao, các quan viên gia đình trị, đồng hương quan hệ mật thiết, mà đối tượng cho vay cũng đều là có quan hệ. Một nhân sĩ cấp cao trong ngành ngân hàng nói với tờ Tuần san Kinh tế Trung Quốc: “Trong ngành ngân hàng, một số quan viên của Ngân hàng Phát triển Trung Quốc dưới danh nghĩa ngân hàng chính sách đã công khai thâu tống lợi ích, thông qua việc cho vay quá mức để theo đuổi nhiều lợi ích cá nhân khác nhau, đối tượng cho vay thường thường là các loại nền tảng có quan hệ mật thiết với quan chức hiển quý (của ĐCSTQ), và đây đã là một bí mật được hiểu ngầm.”
Số tiền mà Ngân hàng Phát triển Trung Quốc cho vay mà không thu hồi được trong những năm qua khả năng rất khó để thống kê. Hồ Hoài Bang từng nói với một người bạn: “Công việc này thật không dễ, rất nhiều khoản khi cho vay đã biết là không lấy lại được nó.”
Đặc điểm thứ hai là tham nhũng kéo dài, kẻ sau kế kẻ trước
Ngay từ năm 2010, Vương Ích, nguyên phó chủ tịch Ngân hàng Phát triển Trung Quốc, đã bị kết án tử hình hoãn 2 năm vì tội nhận hối lộ hơn 11,96 triệu nhân dân tệ.
Tuy nhiên, bản án tử hình của Vương Nghị không có tác dụng cảnh tỉnh. Sau Vương Nghị, đến nay có tới 7 “con hổ tài chính” của Ngân hàng Phát triển Trung Quốc đã bị bắt, trong đó có 1 chủ tịch, bí thư đảng ủy và 6 phó chủ tịch. Từ trụ sở chính đến các chi nhánh, phần tử tham nhũng xuất hiện không ngừng.
Đặc điểm thứ ba là dầm trên không thẳng, dầm dưới ắt cong
Tại sao nói vậy? Từ trụ sở chính đến các chi nhánh, hàng loạt quan chức tham nhũng đã bị lật đổ tại Ngân hàng Phát triển Trung Quốc.
Trong số các quan chức tham nhũng bị điều tra và trừng phạt trong những năm gần đây tại trụ sở chính có: Hà Hưng Tường, cựu phó chủ tịch Ngân hàng Phát triển Trung Quốc; Quách Lâm, thư ký của Trần Nguyên và sau này là tổ trưởng Tổ thanh tra của Ngân hàng Phát triển Trung Quốc; Lộ Quân, nguyên phó chủ nhiệm Ban Quản lý Quỹ Phát triển của Ngân hàng Phát triển Trung Quốc; Hầu Thiệu Trạch, cựu phó chủ nhiệm Văn phòng Tài chính Quốc tế của Ngân hàng Phát triển Trung Quốc và tổng tài Chứng khoán Ngân hàng Phát triển Trung Quốc. Trần Hiểu Ba, nguyên trưởng Phòng Đầu tư và Thị trường của Ngân hàng Phát triển Trung Quốc, và những người khác.
Trong số các chi nhánh, quan chức tham nhũng bị điều tra xử lý trong những năm gần đây có: Ngô Đức Lễ, cựu chủ tịch chi nhánh Quảng Đông; Vương Tuyết Phong, nguyên chủ tịch chi nhánh Sơn Tây; Từ Vĩ Hoa và Lưu Xuân Sinh, nguyên chủ tịch chi nhánh Hải Nam; Lâm Phóng, nguyên chủ tịch, Dương Đức Cao, nguyên phó chủ tịch chi nhánh Hồ Bắc; Hồng Chính Hoa, nguyên chủ tịch chi nhánh Vân Nam; Nghê Hiền Mạnh, nguyên phó chủ tịch chi nhánh Chiết Giang’ Phó Tiểu Đông, Vương Vệ Phương, nguyên chủ tịch chi nhánh Hà Nam; Nhiêu Quốc Bình nguyên chủ tịch chi nhánh Tân Cương; Mao Quân Tài, nguyên chủ tịch chi nhánh Thượng Hải; Vũ Trạch Thủy, nguyên chủ tịch Chi nhánh Sơn Đông; Trương Thỉ, nguyên Chủ tịch Chi nhánh Cát Lâm; Lý Cương, nguyên chủ tịch chi nhánh Quý Châu; Vương Hoài nguyên phó chủ tịch chi nhánh Thanh Hải và những người khác.
Danh sách quan chức tham nhũng ở Ngân hàng Phát triển Trung Quốc thực sự rất dài, còn chưa bao gồm những người có vấn đề mà chưa kịp bắt. Ví dụ, Caixin đưa tin rằng vào ngày 17 tháng 7 năm 2019, Chung Tiểu Long, chủ tịch Chi nhánh Sơn Đông của Ngân hàng Phát triển Trung Quốc, đã tự sát. Chung Tiểu Long từng giữ chức phó chủ tịch Chi nhánh Cát Lâm. Sự bảo lãnh bất hợp pháp của Chi nhánh Cát Lâm đã gây ra tổn thất lớn, bị nghi ngờ thâu tống lợi ích phi pháp.
Đặc điểm thứ tư là cho đến nay, không có quan chức nào đề bạt trọng dụng những quan chức tham nhũng, hoặc không giám sát quan chức tham nhũng phải chịu trách nhiệm.
Nguyên nhân các vụ tham nhũng lớn của Ngân hàng Phát triển Trung Quốc liên tục xuất hiện
Dưới đây là ba nguyên nhân lớn.
Nguyên nhân thứ nhất là kể từ khi Giang Trạch Dân dùng “tham hủ trị quốc” vào những năm 1990, ĐCSTQ đã trở thành đảng tham nhũng nhất thế giới. Trong giới quan chức hầu như không có quan chức nào tham nhũng.
Nguyên nhân thứ hai là ĐCSTQ chống tham nhũng có tính chọn lọc. Vì vậy, các phần tử tham nhũng nắm lấy cơ hội.
Việc thi hành “đảng lãnh đạo hết thảy” của ĐCSTQ là nguyên nhân thứ ba dẫn đến vấn nạn tham nhũng không ngừng xuất hiện. Đảng vừa là huấn luyện viên, vừa là trọng tài, vừa là vận động viên, thể chế này là cái nôi sinh sản của tham nhũng.
Tình trạng tham nhũng liên tục không ngừng từ trên xuống dưới ở Ngân hàng Phát triển Trung Quốc chỉ là một mô hình thu nhỏ của nạn tham nhũng trong quan trường của ĐCSTQ.
Theo Epoch Times,
Mộc Lan biên dịch