TQ: Cảnh sát điều động 11 xe buýt đến trấn áp và bắt giữ người khiếu kiện

Cảnh sát cử 11 xe buýt đến trước Văn phòng thỉnh nguyện của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương ở Bắc Kinh, để giải tán một cách thô bạo khu vực của những người khiếu kiện. (Ảnh chụp màn hình video)

Đông đảo người dân tụ tập khiếu nại tại Văn phòng thỉnh nguyện của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương và Ủy ban Giám sát Nhà nước Trung Quốc tại số 2, phố Nội Tây, Vĩnh Định Môn, quận Tây Thành, Bắc Kinh. Theo thông tin trên mạng Internet, đêm ngày 22/9, cảnh sát Bắc Kinh đã điều động 11 xe buýt tới trấn áp mạnh mẽ và bắt giữ nhiều dân oan.

Theo thông điệp video của người dùng trên nền tảng X có nickname “Thầy Thanh Ty nói về quản lý nhà nước”, đêm 22/9, tại cổng của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Vĩnh Định Bắc Kinh, những người xếp hàng thỉnh nguyện đòi quyền lợi đã bị công an Bắc Kinh dùng bạo lực trấn áp.

Theo cư dân mạng, “Tổng cộng có 11 xe buýt được cử đi bắt người, nhiều người chống cự bị cảnh sát đánh đập”. Thậm chí, ngay chiều 22/9, một lượng lớn dân oan đã tụ tập để chuẩn bị cho đợt thỉnh nguyện ngày 23/9.

Bài đăng trên nền tảng X: “Chiều 22/9, những người khiếu nại chuẩn bị khởi kiện vào ngày 23/9 đã tập trung trước cổng Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Vĩnh Định Bắc Kinh.”

https://x.com/woyongdehuawei/status/1837964655190323298?ref_src=twsrc%5Etfw%7Ctwcamp%5Etweetembed%7Ctwterm%5E1837964655190323298%7Ctwgr%5Eadd5ea4422abfe2f1d294e2e45fc70c1f416036b%7Ctwcon%5Es1_c10&ref_url=https%3A%2F%2Ftrithucvn.co%2Ftrung-quoc%2Ftq-canh-sat-dieu-dong-11-xe-buyt-den-tran-ap-va-bat-giu-nguoi-khieu-kien.html

Về vấn đề này, một số cư dân mạng chế giễu: “Quốc khánh đang đến gần, những người này đang bôi nhọ ĐCSTQ, thật khó coi.”

“Phương pháp thông thường của bọn Trung cộng là nếu không thể giải quyết vấn đề, thì giải quyết người nêu ra vấn đề.”

“Khiếu nại là một đặc trưng của xã hội pháp chế của Trung Quốc! Hàng ngày có rất nhiều vụ án oan sai xảy ra do lợi dụng đặc quyền. Nhưng họ lại giả vờ làm ra một nơi để mọi người có thể thỉnh nguyện! Thật nực cười!”

Một số cư dân mạng nói: “Tôi cho rằng bản thân việc thỉnh nguyện đã rất hài hước.”

“Số lượng người ăn xin, thỉnh nguyện ở bất kỳ triều đại nào đều do giai cấp thống trị quyết định. Nếu quốc thái dân an, không phải lo cơm ăn áo mặc, thì ai muốn làm ăn mày và ai bằng lòng đi thỉnh nguyện?”

“Thỉnh nguyện chỉ là trò lừa đảo.”

“Trời ạ, trời sắp sáng rồi! Đêm trước của cách mạng. Đây là chuyện tốt!”

ĐCSTQ ngăn chặn các cuộc thỉnh nguyện để duy trì sự ổn định, khiến dân oan Trung Quốc không có cách nào “giải quyết mối bất bình của họ”.

Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) đưa tin, hệ thống thỉnh nguyện mang đặc sắc Trung Quốc bắt nguồn từ “quyền khiếu nại” do Hiến pháp Trung Quốc quy định. Người dân khắp Trung Quốc xếp hàng dài bên ngoài Văn phòng Khiếu nại Quốc gia ở Bắc Kinh.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, họ lại bị chính quyền địa phương coi là nhân tố chính phá hoại sự ổn định của xã hội. Mỗi khi đến những sự kiện chính trị quan trọng hoặc ngày nhạy cảm, các biện pháp “ngăn chặn” lại được tăng cường. “Ngăn chặn” đã trở thành phương tiện duy trì sự ổn định của chính phủ.

Bà Hứa Đông Thanh, một người thỉnh nguyện 71 tuổi ở thành phố Thường Châu, tỉnh Giang Tô, đã đến Bắc Kinh để khiếu nại vào ngày 3/7, và bị chặn lại tại Đồn cảnh sát phố Phủ Hữu. Ngày 5/9, bà nhận được thông báo giam giữ hình sự. Bà đã bị giam giữ vì cáo buộc “gây gổ và gây rối”.

Con gái lớn của bà là cô Dương Thái Anh cho biết: “Lúc đó chúng tôi không biết rằng họ (chính quyền địa phương) không cho phép chúng tôi khiếu nại vì có Văn phòng Quản lý Khiếu nại Quốc gia ở Bắc Kinh.

Đó là một cái bẫy. Chúng tôi làm theo các thủ tục thông thường và họ đã cử cảnh sát đến bắt người ngay lập tức. Tất cả cảnh sát ở đồn đều trốn tránh. Lúc đó tất cả chúng tôi đều bối rối. Chúng tôi không biết rằng hóa ra xã hội này lại khủng khiếp đến vậy.”

Ngày 24/6, khi bà Hứa Đông Thanh đang thỉnh nguyện ở Bắc Kinh, một người đàn ông lạ mặt đã cõng bà ra khỏi đồn cảnh sát và cưỡng bức trục xuất.

Ngày 5/4, bà và con gái Dương Lệ đã bị cảnh sát chặn tại ga xe lửa Nam Bắc Kinh vì cáo buộc gây rối trật tự. Họ còn bị véo cổ, tát vào mặt. Tuy nhiên, những người này đều mặc thường phục và rất khó nhận dạng.

Hoàn cảnh khó khăn của gia đình bà Hứa Đông Thanh chỉ là một mô hình thu nhỏ của rất nhiều dân oan. Hầu hết dân oan đều từng bị chính quyền giam giữ, kết án hoặc “gài bẫy”.

Trả lời câu hỏi liệu hệ thống khiếu nại của ĐCSTQ có phải “hữu danh vô thực” hay không, ông Kevin Slaten, Giám đốc tổ chức nhân quyền quốc tế Freedom House, tin rằng hệ thống khiếu nại này có lợi cho sự quản lý của ĐCSTQ.

Một mặt, nó có thể thu thập thông tin từ xã hội cấp cơ sở, hiểu được sự bất mãn của người dân trên khắp Trung Quốc về các vấn đề kinh tế, và hiểu được các vấn đề của chính quyền hoặc quan chức địa phương.

Mặt khác, nó có thể cung cấp cho người dân một kênh để trút giận, miễn là người khởi kiện tuân theo hệ thống khiếu nại được Chính phủ Trung Quốc yêu cầu nghiêm ngặt.

Ví dụ, việc bày tỏ sự phản đối thông qua các tờ khai trực tuyến hoặc trên giấy, thay vì những gì chính phủ gọi là “khiếu nại ác ý”, sẽ không mang lại nhiều rủi ro cho sự ổn định xã hội. Hệ thống khiếu nại vẫn sẽ là công cụ kiểm soát của Chính phủ Trung Quốc.

Lý Mộc Tử / Vision Times

Related posts