TQ: Tin đồn gia đình 5 người nhảy lầu vì không có tiền chữa bệnh

Tại bệnh viện Đại học Y Tuân Nghĩa ở Quý Châu, một gia đình 5 người đã nhảy lầu tự tử vì không đủ tiền điều trị. (Ảnh chụp màn hình)

Có người đăng video lên X cho biết, hôm 27/9 tại bệnh viện Đại học Y Tuân Nghĩa ở tỉnh Quý Châu, cả nhà 5 người bao gồm bệnh nhân đã tự nhảy lầu tự vẫn vì không có tiền chữa trị. Video này đã bị chặn ở Trung Quốc và chính quyền nhanh chóng bác tin đồn.

Theo một đoạn video do tài khoản “@xinwendiaocha” đăng trên mạng xã hội X, hôm 27/9 tại bệnh viện Đại học Y Tuân Nghĩa, tỉnh Quý Châu, có 1 bệnh nhân và người nhà tổng cộng 5 người đã nhảy lầu tự tử.

Theo video, 5 người nằm trên mặt đất ở sảnh tầng 1 của bệnh viện. Một người đàn ông trong video cho biết: “Một gia đình 5 người ở Tuân Nghĩa, Quý Châu, đã nhảy khỏi lầu cùng chết vì có người bị bệnh nan y mà không đủ tiền khám bệnh. Tin tức này hiện đã bị chặn trên toàn bộ Internet ở Trung Quốc.”

“Đây là thời đại thịnh vượng dưới thời Tập Cận Bình. Quan chức tham ô hàng trăm tỷ hoặc hàng ngàn tỷ, sau đó rót tiền vào ngân hàng và phát tiền cho các quản lý cấp cao.” Người đàn ông nói: “(Người dân bình thường) bị bệnh nặng thì chỉ có tự kết liễu, thực sự thảm thương không nỡ nhìn, toàn thế giới đều nên biết sự thật về sự bi thảm của người dân Trung Quốc!”

Ngoài ra, còn có một ảnh chụp màn hình trò chuyện cho thấy có người nói: “Vào ngày 27/9, trên tầng một của phòng khám ngoại trú của bệnh viện Đại học Y tế Tuân Nghĩa. Nghi ngờ là người bệnh và một số người nhà đã nhảy lầu tự tử … tình cảnh thảm thương không nỡ nhìn, bệnh vặt thì tự chẩn đoán, bệnh nặng thì tự kết liễu…” Có người tức giận nói: “Ở nơi nào lại như thế này”, “Sống như cây cỏ thế”.

https://x.com/uyunistar/status/1839832415423918249?ref_src=twsrc%5Etfw%7Ctwcamp%5Etweetembed%7Ctwterm%5E1839832415423918249%7Ctwgr%5E739b9ddf41be8f0445e6ec5d022188e2d8c4cbdf%7Ctwcon%5Es1_c10&ref_url=https%3A%2F%2Ftrithucvn.co%2Ftrung-quoc%2Ftq-tin-don-gia-dinh-5-nguoi-nhay-lau-vi-khong-co-tien-chua-benh-video.html

Cựu nhân vật truyền thông Trung Quốc Triệu Lan Kiện đăng video trên và ảnh chụp màn hình cuộc trò chuyện với nội dung: “Khoa ngoại trú bệnh viện Đại học Y Tuân Nghĩa, không có tiền điều trị, cả nhà tự sát trước công chúng. Tất cả các bác sĩ trong bệnh viện đều trốn tránh, vì cả nhà (người tự tử này) không có tiền.”

Ông Triệu Lan Kiện nói thêm rằng chính quyền đã bác tin đồn, “Tôi hy vọng đúng thực là tin đồn”, tồn tại tin đồn là “vì kiểm soát ngôn luận và đàn áp”. Nhưng trên thực tế, đúng là “nhiều gia đình không thể sống nổi”. Dù không có bệnh tật cũng đã khó sống chứ đừng nói đến những gia đình có người nhà bệnh nặng không có tiền chữa trị, những gia đình như thế này thì chắc chắn phải có rất nhiều. “Thông tin này có thể được truyền ra ngoài thì đúng là ngoại lệ.”

Theo truyền thông Trung Quốc là tờ “Tin tức Hồng Tinh” (Red Star News) , sáng 28/9, các nhân viên liên quan tại Bệnh viện trực thuộc Đại học Y Tuân Nghĩa khẳng định thông tin trên là không đúng sự thật và chỉ là tin đồn, không có trường hợp bệnh nhân hoặc người nhà họ nhảy lầu trong bệnh viện.

Nhân viên này cho biết, sự việc được ghi lại trong video đăng lên mạng không phải là bệnh nhân và người nhà cùng nhau nhảy khỏi tòa nhà mà là “bệnh nhân đã phẫu thuật và sau đó có chút bực bội, sau đó gia đình không hài lòng. Chúng tôi đã xử lý xong và họ (bệnh nhân) đã tự mình về nhà, khi đó công an cũng can thiệp và đến hiện trường”.

Nhân viên Sở Y tế thành phố Tuân Nghĩa cũng cho biết bước đầu xác minh cho thấy không có trường hợp nhảy lầu nào.

Về vấn đề này, một số cư dân mạng Trung Quốc Đại Lục cho biết:

“Rốt cuộc là ai là tin đồn?”

“Việc như thế này bác tin đồn hay không vẫn còn quan trọng đến thế sao?”

“Không cần phải phán đoán, video sẽ không biết nói dối.”

“Thật giả có thể tự phán đoán.”

“Tôi tin vào lời đồn.”

Đã có nhiều vụ việc xảy ra ở nhiều nơi ở Trung Quốc Đại Lục, trong đó người dân không đủ khả năng chi trả điều trị y tế, họ tuyệt vọng và nhảy lầu tự tử.

Vào ngày 19/4 năm nay, một người đàn ông đã tự tử bằng cách nhảy từ tầng 5 của Bệnh viện liên kết số 1 của Đại học Y Quảng Tây ở Nam Ninh, bất chấp sự ngăn cản của bác sĩ. Một người trong cuộc cho biết, người đàn ông này được chẩn đoán mắc bệnh ung thư, vì không có bảo hiểm y tế nên không đủ khả năng chi trả chi phí y tế cao, nên đã chọn cách tự tử. “Anh ta đã nhảy lầu mà không hề do dự”.

4月19日,广西医科大学第一附属医院,男子不顾医生阻拦从医院5楼跳下。知情人:这名男子被检查出癌症,并且没有医保,他本人承担不起高额医疗费,所以选择轻生,他当时跳楼时不带丝毫犹豫。 pic.twitter.com/Fb89HgBweK

— Jacobson🌎🌸贴贴BOT (@jakobsonradical) April 20, 2024

Tương tự, tại Bệnh viện Phụ nữ và Trẻ em Ninh Ba ở tỉnh Chiết Giang, một bà mẹ trẻ đã nhảy từ tầng cao nhất của tòa nhà xuống với đứa con 4 tháng tuổi trên tay, vì không đủ khả năng chi trả chi phí y tế. Cả hai mẹ con đều tử vong.

https://x.com/zhu0588/status/1319114796134924288?ref_src=twsrc%5Etfw%7Ctwcamp%5Etweetembed%7Ctwterm%5E1319114796134924288%7Ctwgr%5E739b9ddf41be8f0445e6ec5d022188e2d8c4cbdf%7Ctwcon%5Es1_c10&ref_url=https%3A%2F%2Ftrithucvn.co%2Ftrung-quoc%2Ftq-tin-don-gia-dinh-5-nguoi-nhay-lau-vi-khong-co-tien-chua-benh-video.html

Tại Bệnh viện số 1 của Đại học Y Cáp Nhĩ Tân ở Hắc Long Giang, một nữ bệnh nhân cũng chọn cách nhảy lầu vì mắc bệnh nan y và không có tiền chữa trị.

Lý Mộc Tử

Chuyên gia top đầu UAV Nga bị ám sát tại Matxcova

Chuyên gia top đầu UAV Nga bị ám sát tại Matxcova.

Đêm 27/9 theo giờ địa phương, Đại tá Alexei Kolomeitsev của Lực lượng vũ trang Nga đã thiệt mạng tại khu vực Matxcova. 

Theo nguồn tin tình báo quân sự Ukraina, việc loại bỏ đại tá Kolomeitsev là kết quả của một chiến dịch đặc biệt do phong trào kháng chiến địa phương thực hiện, phối hợp với Tổng cục Tình báo thuộc Bộ Quốc phòng Ukraina, chống lại chế độ Điện Kremlin.

Là một trong những chuyên gia hàng đầu về phi cơ không người lái của Nga, Đại tá Alexei Kolomeitsev của Lực lượng vũ trang Nga đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo các chuyên gia Nga về sử dụng phi cơ không người lái (UAV), đặc biệt là người điều khiển và nhân viên hỗ trợ cho loại UAV cảm tử Shahed, huấn luyện các phi công UAV thực hiện các nhiệm vụ tấn công tại Ukraina.

Do đó, việc đại tá Kolomeitsev bị tiêu diệt là một đòn giáng mạnh vào khả năng quân sự của Nga, đặc biệt là trong lĩnh vực chiến tranh không người lái – một lĩnh vực quan trọng trong cuộc chiến Nga – Ukraina kể từ khi xung đột bắt đầu. 

Việc loại bỏ ông Kolomeitsev tiếp nối chuỗi các vụ ám sát nhắm vào các sĩ quan cấp cao của Nga, cho thấy phong trào kháng chiến chống Điện Kremlin đang ngày càng mạnh mẽ và quyết liệt.

Các tướng lĩnh Nga tử vong bí ẩn tại Ukraina và giờ là ngay tại thủ đô của Nga cho thấy, cuộc chiến đã lan rộng vào lòng nước Nga.

Vào tháng 1, có thông tin rằng Tướng Nga Igor Trifonov đã thiệt mạng trong cuộc chiến ở Ukraina. 

Vào tháng 12 năm 2023, có thông tin Thiếu tướng Vladimir Zavadsky, phó tư lệnh Quân đoàn số 14 của Nga, đã bị tiêu diệt tại Ukraina.

Vào tháng 7 cùng năm, Tình báo Ukraina xác nhận việc loại bỏ chỉ huy tàu ngầm Nga, Stanislav Rzhitsky, người có liên quan đến các cuộc tấn công bằng hoả tiễn vào Ukraina.

An Chi

‘Bằng chứng rõ ràng’ Trung Quốc cấp vũ khí cho Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin và nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh. (Ảnh: AP).

Các quan chức phương Tây tin rằng, họ có bằng chứng cho thấy các công ty Trung Quốc đã bí mật cung cấp vũ khí cho Nga, động thái có thể dẫn đến leo thang đáng kể vì sự tham gia của Bắc Kinh vào cuộc chiến tranh Ukraina.

Một báo cáo mới được thu thập chỉ ra rằng một công ty Trung Quốc đang gửi một loạt phi cơ không người lái quân sự chuyên dụng đến Nga để thử nghiệm, với điểm đến cuối cùng là Ukraina, theo tạp chí Times.

Thỏa thuận này diễn ra vào năm ngoái, theo một quan chức phương Tây, người không thể tiết lộ tên công ty. 

Tuy nhiên, họ cho biết hiện có “bằng chứng rõ ràng cho thấy các công ty Trung Quốc đang cung cấp vũ khí sát thương cho Nga để sử dụng ở Ukraina”.

ường như cáo buộc Bắc Kinh có liên quan hoặc biết về vụ chuyển giao này, vị quan chức này nói thêm:

“Chính phủ Trung Quốc có thể không thừa nhận, nhưng họ sẽ phải vật lộn để giữ bí mật về sự hỗ trợ ngày càng tăng của mình”.

Các quan chức phương tây cũng xác nhận báo cáo của hãng Reuters vào đầu tuần rằng, Nga được cho là đã thiết lập một chương trình vũ khí tại Trung Quốc để phát triển và sản xuất phi cơ không người lái tấn công tầm xa để sử dụng trong cuộc xâm lược Ukraina của Nga.

Theo một trong những tài liệu, IEMZ Kupol, một công ty con của công ty vũ khí nhà nước Nga Almaz-Antey, đã phát triển và thử nghiệm bay một mẫu phi cơ không người lái mới có tên Garpiya-3 (G3) tại Trung Quốc, với sự giúp đỡ của các chuyên gia địa phương.

IEMZ Kupol đã gửi một báo cáo cho Bộ Quốc phòng Nga trong năm nay, nêu tóm tắt công việc của mình. 

Sau đó, trong một bản cập nhật tiếp theo, IEMZ Kupol đã nói với Bộ Quốc phòng Nga rằng, họ có thể sản xuất phi cơ không người lái bao gồm G3 ở quy mô lớn tại một nhà máy ở Trung Quốc, để vũ khí có thể được khai triển trong cuộc xâm lược Ukraina.

NATO đã phản hồi cả hai báo cáo, nói rằng thông tin được cung cấp cho Tạp chí Times và Reuters “rất đáng lo ngại, và các đồng minh đang tham khảo ý kiến ​​về vấn đề này”.

Phát ngôn viên minh quân sự này cho biết thêm: “Trung Quốc đã trở thành một bên quyết định cho phép Nga tiến hành chiến tranh ở Ukraina thông qua việc cung cấp các công nghệ sử dụng kép, để duy trì ngành công nghiệp quốc phòng của Nga. 

Chính phủ Trung Quốc có trách nhiệm bảo đảm các công ty của mình không cung cấp hỗ trợ thương vong cho Nga. Bắc Kinh không thể tiếp tục thúc đẩy cuộc xung đột lớn nhất ở châu Âu kể từ Thế chiến thứ hai mà không ảnh hưởng đến lợi ích và danh tiếng của mình”.

Đầu tháng này, Jens Stoltenberg, tổng thư ký sắp mãn nhiệm của NATO, đã cảnh báo rằng trục quyền lực độc tài gồm Trung Quốc, Nga, Iran và Triều Tiên đang “ngày càng liên kết chặt chẽ hơn” .

Ông cho biết Bắc Kinh đang cung cấp các linh kiện, vi điện tử và bộ vi xử lý mà Nga đang sử dụng để chế tạo hoả tiễn và bom được sử dụng ở Ukraina. 

Tuy nhiên, ông Stoltenberg và các nhà lãnh đạo khác trước đây đã không cáo buộc Bắc Kinh cung cấp vũ khí cho Ukraina.

An Chi

Related posts