Các vị dân biểu nước Anh liên tục bác bỏ những đề nghị về Brexit của bà Thủ tướng Theresa May. Như vậy chỉ còn hai giải pháp: ra khỏi Liên Âu không hiệp ước hoặc là kéo dài thêm thời hạn ngày rời Liên Âu. Bà May đã chính thức đệ đơn gia hạn ngày Brexit với Liên Âu. Chúng ta chờ xem phản ứng của Liên Âu ra sao. Khủng hoảng bất tận này chứng tỏ việc trưng cầu dân ý không phải là giải pháp tối hảo cho những vấn đề phức tạp.
Nước Bỉ trước đây đã có một cuộc trưng cầu dân ý vào năm 1950 về việc hồi xứ của vua Léopold III. Sự việc này đã gây nên một cuộc khủng hoảng mãnh liệt hơn cả Brexit. Kết quả là hai miền Flanders (nói tiếng Hòa Lan) và Wallonie (Pháp thoại) chia rẽ hơn bao giờ hết. Đa số dân vùng Flanders chấp nhận cho vua trở về trong khi đó dân vùng Wallonie và Bruxelles chống đối kịch liệt. tổ chức biểu tình và đã có người tử vong. Rốt cuộc đồng ý hay không đồng ý, đàng nào vua Léopold III cũng phải thoái vị.
Brexit, tính chất nguy hiểm của trưng cầu dân ý
Đến nay, các vị dân biểu Anh đã bác bỏ tất cả các đề nghị của Thủ Tướng Theresa May. Như vậy Chỉ còn có ba giai pháp: ra khỏi Liên Âu không hiệp ước hoặc trì hoãn Brexit, ba là trưng cầu dân ý lần thứ hai.
Một cuộc trưng cầu dân ý cần được chuẩn bị kỹ lưỡng để xác nhận một dự luật đã được chính quyền hoặc quốc hội bàn thảo sâu rộng và xem xét tỉ mỉ. Vào lúc này, chính quyền đặt câu hỏi với công dân “Quí vị có chấp nhận dự án luật này không? Một cách tuần tự, người Anh lý ra phải trước tiên thương thảo về Brexit sau đó mới trưng cầu dân ý. Và nhân dân sẽ trả lời: “Đồng ý chúng ta ra khỏi Liên Âu với những điều kiện này” hoặc “Chúng ta không rời”. Ở đây, chính quyền Anh đã đi ngược tiến trình hỏi người dân “Quí vị muốn rời Liên Âu có hay không? Sau đó chúng ta bàn về các điều kiện”.
Một chiến dịch dối trá
Điều
này không đạt kết quả tại vì những ai đã bỏ phiếu thuận Brexit với nhiều lý do
khác nhau và thường là những lý do giả tạo. Tất cả chiến dịch thuận Brexit phần
lớn là dối trá. Kết quả là không ai tìm ra được một thỏa thuận nào cả và những
cuộc thăm dò mới đây cho biết 54% trả lời không thuận, nếu xảy ra trường hợp
trưng cầu dân ý thứ hai
Những
cuộc trưng cầu dân ý luôn có hiệu ứng bại hoại: cử tri có thể bỏ phiếu chống
hoặc ủng hộ một chính quyền bất kể câu hỏi đặt ra. Trường hợp này đã xảy với
Tổng thống De Gaulle vào tháng 4 năm 1969 khi ông đặt với quần chúng Pháp những
câu hỏi về việc cải cách rất kỹ thuật các vùng và Thượng viện với ẩn ý đe dọa:
“Nếu quý vị trả lời không thuận thì tôi ra đi (Si vous répondez non je m’en
vais). Kết quả là ông De Gaulle đã phải từ chức.
James
Cameron: một tay phù thủy non nớt
Ngày nay bà Theresa May đang trong tình trạng cực kỳ khó xử, nhưng thủ phạm chính là người tiền nhiệm, ông James Cameron. Đoan chắc việc Brexit sẽ bị bác bỏ, ông đã tổ chức cuộc trưng cầu dân ý này để giữ vị thế quyền lực của mình, nhưng đã tạo ra một tai nạn đau đớn. Khốn khổ thay trong bối cảnh này không thấy xuất hiện một ảo thuật gia nào để giải quyết vấn đề trong một phép gõ gậy thần diêu.
Trọng Khiêm