Người ta thường nói lịch sử một dân tộc thuộc về những người trẻ biết ước mơ. Ước mơ là động lực làm thay đổi đât nước tốt đẹp hơn.
Có quốc gia nào mà không truyền hy vọng và ước mơ cho tuổi trẻ mà tuổi trẻ lại có được sức mạnh để xây dựng và phát triển đất nước hay không? Nước Mỹ chỉ với lịch sử hơn 200 năm đã tạo lập cho mình ngôi vị cường quốc số một thế giới, phải chăng đã nhờ ước mơ vĩ đại của những bậc tiên phong và các thế hệ sau nối tiếp?
Ước mơ thường tạo nên con người. Con người dấn thân, xây dựng. Cuộc đời không có ước mơ giống như con tàu không có bánh lái.
Một người mà ước mơ không vượt qua thỏa mản nhu cầu ở từng sinh lý cá nhơn trong hiện tại thì cũng không khác gì không có ước mơ.
Ngày nay người ta cho rằng có một bộ phận lớn tuổi trẻ không có những ước mơ về tương lai như những lớp đàn anh trước đây vì chúng cho rằng tương lai còn xa vời lắm mà chúng chỉ muốn hưởng thụ ngay bây giờ. Nếu quả thật như vậy thì không có gì buồn hơn. Không chỉ buồn cho lớp trẻ ngày nay mà còn buồn cho cả dân tộc.
Nhơn đây, qua thông tin báo chí, chúng ta thử lướt qua tuổi trẻ Tàu và Việt Nam để biết chúng có ước mơ hay không? Nếu có thì chúng ước mơ gì?
Vào trường và vào đời
Thế hệ những năm 1990, tức thế hệ con trai duy nhứt, được cưng chìu, đi học được nhồi nhét chủ nghĩa yêu nước, được tuyên truyền đất nước phát triển mạnh, nay đã trưởng thành. Chúng đang sống tại những thành phố lớn hay vừa, sung sướng, hoàn toàn không biết những xáo trộn xã hội như những thế hệ trước. Chúng như sống trong một nhà kiếng nên phần lớn không có những giấc mơ, nhưng có quan hệ với thế giới nhờ mạng lưới xã hội.
Tuổi từ 12 tới 19 có 159 triệu, chiếm 11% dân số, mỗi người tiêu xài mỗi tuần 201 yuans bằng 25 euros. Riêng sinh viên có 21.4 triệu, trong số đó có 1. 2 triệu học ở ngoại quốc. Có 1/3 lước mạng, 83% xài điện thoại cầm tay, 62% có tài khoản trên một microblog.
Lối 80% thanh niên Tàu nghĩ Tàu là một nước quan trọng nhứt trên thế giới và tự hào về những truyền thống của đất nước. Tuy nhiên có 60% thanh niên quan tâm tới nếp sống của nhiều xứ khác.
Có phân nửa tỏ ra lo ngại tình trạng xứ sở bị ô nhiệm (TNS Rechearch International China, Courrier International số 1106 trích dẫn).
Sinh viên ra trường thường ráng tìm việc làm trong xí nghiệp ngoại quốc. Nếu làm cho Đại Hàn thì khá vất vả vì thường về trễ và hôm sau bắt đầu sớm. Người đi làm muốn tranh thủ giờ nghỉ ngơi, phải mang theo đầy đủ phụ tùng cá nhơn, như bàn chảy và kem đánh răng. Nhưng kiếm được việc làm không dễ vì xã hội Tàu ngày nay hoàn toàn không tạo cho lớp trẻ cơ hội lập thân và thăng tiến, mặc dầu chúng xuất sắc nếu cha mẹ không có những quan hệ tốt.
Vì vậy có một số không nhỏ thanh niên học xong, thất nghiệp dài hạn. Chúng mang nặng tâm trạng muốn nổi loạn hơn là mơ ước.
Kiếm chồng khó lắm chớ
Đi học khó, kiếm được việc làm khó, lấy chồng, lấy vợ cũng không dễ. Nhưng điều này cũng không phải ngụ ý muốn nói giá trị quá quí hiếm của thanh niên Tàu ưu tú.
Ở ngay tại Bắc kinh,Viện Deyu không lúc nào vắng các cô vào học cách ngồi vào bàn ăn và ăn uống, cách chơi các trò chơi giải trí như đánh golf, cách uống trà và mời khách,…
Một bà mai mối trong giới nhà giàu nhìn nhận giới này thật sự rất khó tìm được một mối tình. Vì ngày nay, chẳng riêng gì các cậu ấm, các cô chiêu hầu hết cũng đều thiếu giáo dục. Nếu không muốn nói nặng lời là vô giáo dục.
Theo kết quả điều tra về tình trạng chồng con và tình cảm ở Tàu do Hội Quốc gia Phụ nữ Tàu phổ biến thì ở Tàu có 180 triệu phụ nữ độc thân. Chỉ riêng ở Bắc kinh, người ta tính có ít nhứt 500 000 phụ nữ độc thân, tuổi từ 28 trở lên.
Năm 2010, một cô đang làm cho một xí nghiệp Hàn Quốc, từ chức để lập cho mình một việc làm riêng. Đó là Viện Deyu mở những lớp chuyên dạy về phẩm cách người phụ nữ. Lúc đầu, các cô học viên tỏ ra coi thường những lời hướng dẫn của huấn luyện viên. Có người bảo huấn luyện viên quá quan tâm đến tầm quan trọng của sự lịch sự trong quan hệ xã hội. Thật ra các cô đều dư biết hết mọi thứ thì tại sao phải nhai lại chuyện giáo dục nữa? Để nâng cao hơn trình độ giáo dục chăng? Như vậy phải chăng huấn luyện viên cho rằng các cô ấy không được giáo dục?
Cho tới một hôm, một cô học viên chịu không nỗi nữa vì điều mong đợi khi đóng tiền đi học đã không được huấn luyện viên đề cặp tới, bèn hỏi thẳng: ”Tại sao bà không nói cho chúng tôi biết loại cô gái nào mà đàn ông nhà giàu muốn tìm làm vợ, còn hơn ở đó cứ nói những điều lịch sự, tư cách phụ nữ, ngôn hạnh phụ nữ,…? Chúng tôi chỉ muốn biết làm sao chốp được một khứa có nhiều tiền!”.
Những phức tạp lúc đầu qua mau. Lớp học ngày càng đông. Các cô nhờ theo dõi những hướng dẫn về trao dồi nếp sống lịch sự và nhứt là phẩm hạnh của người phụ nữ nên kiếm được tấm chồng ưng ý. Đời sống hạnh phúc.
Và nay, lớp học có tên quen thuộc “Làm thế nào kiếm được chồng giàu”!
Một cái ví Hermès nếu không, thà chết
Ở Tàu, tuổi trẻ nếu không thể mua sắm được những món xịn thì cứ mua cái họp hay cái bao gói hàng xịn, có nhãn hiệu đàng hoàng cũng được vì khi sử dụng nhờ cái bề ngoài đó mà vớt vát thể diện.
Vì vậy thanh niên mới tự hỏi làm thế nào có được một cái ví (sac) hàng hiệu đúng hiệu mà chi rất ít? Rất đơn giản “Ta mua thứ hàng nhái với 1 ticket trả tiền với một cái bao có in cùng thứ hiệu”.
Ngày nay có nhiều người không thể mua nỗi món hàng hiệu danh tiếng nên đành mua một cái bao có in hiệu thứ hàng đó để xách đi, đánh lừa như mình đang xài đây. Trên internet, người ta có thể có đủ các thứ liên hệ tới món hàng như khi mua, người mua có vậy: ticket trả tiền, bản hướng dẫn sử dụng, nhãn hiệu, …với giá từng món có thể thương lượng. Người ta nới đó là cách “tiêu thụ để giữ thể diện”.
Trên báo Thanh Niên Tàu, có một bài điều tra giới trẻ. Trong số 1104 người được hỏi, có 84% xác nhận “tiêu thụ để giữ thể diện”. Quan điểm này hiện rất phổ biến, ngay cả trong những người chung quanh họ.
Cũng trên internet, có một website rao bán đủ bộ phụ tùng cho một món hàng hiệu như Hermès hay Cartier, giá từ 2 yuans tới 200 yuans (0.24 – 24 €). Một site khác bán họp cạt-tông (bao bì) hiệu hàng xịn, mới giá 200 yuans, củ, còn tốt, giá 30 yuans. Tuy là bao bì nhưng không phải muốn mua lúc nào cũng có vì thường hết hàng, phải chờ ít hôm.
Một người chủ cửa hàng trên internet giải thích hiện tượng giới trẻ Tàu mua và xài hàng ảo này: “Không phải người ta mua xài một cái ví, mà mua cho mình một địa vị xã hội, một não trạng và một bề ngoài”.
Từ nay, “tiêu thụ để giữ thể diện” và “xài sang” đã trở thành thời thượng của xã hội Tàu.
Nêu gương xấu
Ở những thành phố lớn của Tàu, khi vào một cửa hàng sang trọng, nếu khách hàng ăn mặc xuềnh xoàng hay khiêm tốn, sẽ được người bán hàng chào với thái độ tối thiểu. Nói chuyện cũng vừa đủ lịch sự. Không hề có cách tiếp đãi “Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”!
Cả trong giới sinh viên, những người thuộc gia đình khá giả không chơi với sinh viên gia đình nghèo nên xài “hàng hiệu loại nhái” hay chỉ xài “bao bì” hiệu là để xóa đi sự chênh lệch giai cấp, ít ra ở bề ngoài.
Theo ông Yang Chunxue, nhà nghiên cứu và Phó Giám đốc Viện Khoa học Xã hội Bắc kinh, thì hiện tượng giới trẻ chạy theo thể diện như vậy là do cán bộ cao cấp đảng viên đã làm gương xấu cho xã hội; họ thích xe xua và tôn thờ bề ngoài.
Nhiều người muốn nói cho mọi người biết họ là người thành công nên họ phải có bề ngoài hào nhoáng, sang trọng. Cách ứng xử này ảnh hưởng mạnh xã hội Tàu ngày nay.
Không có tiền túi, nữ sinh trung học bán dâm
Ở Việt Nam, đảng và nhà nước Cộng Sản cho phép nữ sinh viên bán dâm kiếm tiến dưới 4 lần. Ở Tàu, để mua sắm nữ trang, quần áo, đi chơi, nữ sinh trung học Thượng Hải tìm được cách gỉải quyết nhu cầu rất đơn giản: bán thân kiếm tiền.
Trong số này, có những đứa bé mới 14 tuổi. Những đứa khác khai với cảnh sát đã bán dâm nhiều lần trước năm 18 tuổi.
Việc bán dâm, từ năm 2009, được tổ chức qua internet và điện thoại cầm tay. Hẹn nhau hoặc giới thiệu người mới. Có nhiều cô vừa hành nghề, vừa giới thiệu bạn lấy huê hồng. Qua nhiều cuộc thẩm vấn các cô bé vị thành niên này, Tòa án ngạc nhiên là các cô bé đều trả lời hoàn toàn không cảm thấy xấu hổ, mà còn hỏi lại “tại sao xấu hổ?”.
Nhiều cô bé là con em gia đình khá giả, bán dâm chỉ vì thiếu tiền túi để đi chơi, mua xắm. Tất cả các cô bé cần tiền không biết bao nhiêu là đủ nên khi thấy thiếu là tìm khách hẹn nhau.
Trong số bán dâm này, có một cô làm nên sự nghiệp. Cô bé bắt đầu vào nghề năm 17 tuổi, 7 năm sau, cô bé kiếm được 2. 4 triêu yuans bằng 295,000 €.
Cô bé thuộc già đình khá giả. Cha mẹ cho cô tiền túi hằng tháng nhưng với cô không đủ. Cô bé đang học tại một tường trung học dạy nghề ở Thượng Hải. Nhìn về tương lai, cô bé thấy không có gì khả quan cả mà cô không thể chấp nhận cuộc sống vừa đủ. Cô cần có tiền mua xắm nữ trang, y phục, ăn chơi,… nên cô chọn cách kiếm tiền mau, khỏe ru, thì không có cách nào khác hơn bán thân!
Nguyễn thị Cỏ May