Tuổi trẻ ở Việt Nam: thực tế và ước mơ

Ai cũng có ước mơ. Có thể đó chỉ là những mong muốn bình thường trong sinh hoạt hằng ngày. Nhưng cũng có những khát khao hướng thượng, những kế hoạch xây dựng cho chính bản thân mình dài hạn trong tương lai.

Ước mơ của tuổi trẻ một quốc gia là động lực nâng cao tầm vóc quốc gia, góp phần làm thay đổi thế giới theo chiều hướng tốt đẹp hơn. Việt Nam là một đất nước già nua, có hơn 4000 năm văn hiến, nhưng dân số tăng mạnh và tuổi trẻ lại chiếm đa số. Tuổi trẻ ở Việt Nam ước mơ gì?

Có người nói tuổi trẻ ở Việt Nam ngày nay không có những ước mơ cho tương lai hay nếu có thì ước mơ ấy lại xoáy ngay vào hiện tại, sống vội cho bản thân trước đã. Nếu quả thật như vậy thì không có gì buồn hơn cho tuổi trẻ và cho đất nước.

Vài nét về ước mơ của tuổi trẻ ở Việt Nam

Trước hết, Cỏ May tôi xin thưa qua sở dĩ Cỏ May viết “Tuổi trẻ ở Việt Nam” mà không viết “Tuổi trẻ Việt Nam” để phân biệttuổi trẻ ở tại xứ Việt Nam và tuổi trẻ ở hải ngoại, do hoàn cảnh lịch sử, Việt Nam tạm thời có hai Việt Nam: một Việt Nam cộng sản độc tài và một Việt Nam Hải ngoại Tự do nên vì đó mà tuổi trẻ cũng có hai tư cách, hai nếp sống hoàn toàn khác nhau.

Giờ đây xin nói về ước mơ của tuổi trẻ ở Việt Nam. Ước mơ của các em được nhà văn Lê Minh Khuê, Ủy viên Ban Chấp Hành Hội Nhà Văn Việt Nam, mô tả dựa trên kết quả của cuộc điều tra bằng cách phân phát “400 Phiều ước mơ” cho học sinh các trường Trung Học Phổ thông và sinh viên Đại Học (báo Tuổi trẻ, 1/5/2005).

Cách trả lời của các em cũng khá phức tạp. Có em chỉ cần vài phút suy nghĩ, có em mất một giờ, có những em phải một ngày mới trả lời được câu hỏi “Ước mơ của bạn là gì?”.

  • Có 21% các em được hỏi trả lời ước mơ thành đạt trong công việc.
  • 15% mong muốn có một gia đình hạnh phúc.
  • 11% mơ ước có thật nhiều tiền.
  • 10% trở thành người nổi tiếng.
  • 9% mơ ước làm chánh trị gia hàng đầu.
  • 7% mơ ước được sống trong một thế giới cổ tích.
  • 6% muốn có một tình yêu lãng mạn như trong phim hàn quốc.
  • 6% mơ ước có thể bay vào vũ trụ.
  • 6% gồm những ước mơ khác.

Kết quả thăm dò đời sống thầm kín của tuổi trẻ ở Việt Nam thật ra không mấy lạc qua cho tương lai của chính các em và, đất nước, nhưng ít ra cũng có được một số khá đông các em biết nghĩ tới học xong đi làm và thành công trong cộng việc để có được đời sống gia đình êm ấm. Với phần cón lại có thể phát thảo một lớp trẻ “phiêu lưu”. Cả muốn dẫm chơn lên mặt trăng hay sao hỏa nhưng không thấy các em có ý hướng về giấc mơ đó như nói đang ráng học giỏi về khoa học không gian.

Nhìn chung tuổi trẻ ở Việt Nam không thắc mắc tới hoàn cảnh đất nước và thân phận dân tộc trong những ngày tới. Tuy có 9% muốn trở thành chánh trị gia hàng đầu!

Thực trạng tuổi trẻ ở Việt Nam ngày nay

Phần lớn tuổi trẻ ở Việt Nam có chung lối suy nghĩ “chỉ làm những gì trong hiện tại cho tốt” còn lại “những gì trong tương lai thì tính sau hoặc lúc đó hãy hay hoặc sẽ có người lo….” Hoặc “nếu hăn hái làm lỡ bị lừa thì sao”…Lúc còn đi học, các em không làm gì khác hơn là học. Nhưng có tới 70% thời gian là chơi và chỉ có 30% là học. Mà học cũng không hay, không giỏi hơn ai nên lúc ra trường hiểu biết tổng quát không có. Một sinh viên năm thứ ba không trả lời được 10 câu hỏi về kiến thức phổ thông trong đó có trả lời cho câu hỏi về “Đường lưỡi bò của Trung Quốc ….”, em viết “Đường lưỡi bò là món lưỡi bò xáo chua ngợt mà người Trung Quốc rất ưa thích”. Cònchuyên môn lại thảm hại hơn nhiều.

Điều dễ thấy là không bao giờ các em chịu nhận lỗi ở mình mà chỉ đổ lỗi cho số phận. Có em đổ lỗi do cơ chế, do đào tạo…. Đúng. Nhưng trình độ của sinh viên trả lời câu hỏi trên đây thì vượt hẳn cơ chế hay đào tạo. Đây là vấn đề nguy hiểm vì tự đào hố chôn chân mình thì chắc chắn là sẽ chẳng bao giờ tiến lên được.

Học quá kém lại thiếu ý chí dấn thân. Chỉ muốn mọi thứ có sẳn. Khi nghĩ tới đi tìm việc làm thì nghĩ ngay đền lương phải cao, đủ sống nếu không thì thà nằm nhà còn hơn. Mà lương đủ sống là phải được sống thật thoải mái. Thích thứ gì mua sắm được thứ đó, mà vẫn còn tiền dư.

Chính những mơ mộng như vậy khiến cho tuổi trẻ sống không có định hướng, không biết tự lập, mà cứ chờ cơ hội có người giúp. Chờ 3 năm, 5 năm hoặc nhiều hơn nữa vẫn cứ chờ. Để rồi thất nghiệp.

Tốt nghiệp là thất nghiệp

Thực trạng hiện nay của sinh viên sau khi ra trường, đó là đại đa số đều không tìm được việc làm. Do tiếu khả năng và phó mặc.Vậy do đâu mà có tình trạng như thế xảy ra?

Cơ bản, khỏi nói ai cũng biết, là do chế độ. Chế độ nào giáo dục đó. Cái vòng kim cô Mác-Lê chưa chịu tha tuổi trẻ ở Việt Nam. Ngoài ra còn thầy chẳng ra thầy, về kiến thức chuyên môn và đức hạnh.

Ở đây, chúng ta chỉ mô tả thực tế của đời sống tuổi trẻ ở Việt Nam mà sinh viên là tiêu biểu đậm nét. Ở Việt Nam, học xong là thất nghiệp nên mới có câu nói “Tốt nghiệp là thất nghiệp”.

Theo thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có khoảng 60% sinh viên ra trường làm trái ngành và tính đến đầu năm 2017 có hơn 200,000 cử nhân thất nghiệp. Thực tế chắc phải hơn.

Nguyễn Kim Sơn, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: “Trong số các cử nhân ra trường, một phần nào đó không làm đúng ngành nghề thì nhiều người nghĩ cũng bình thường. Nhưng nếu con số đó là hàng nghìn người và tập trung làm ở một nơi lại là điều đáng phải suy nghĩ”.

Hiện nay, trên cả nước có 412 trường Đại học, Cao đẳng, trung bình mỗi tỉnh, thành phố có khoảng 6.6 trường Đại học, Cao đẳng. Cả nước có khoảng 2.2 triệu sinh viên trong tổng dân số hơn 97 triệu dân (theo LHQ, báo cáo 2019), cao hơn cả các quốc gia phát triển. Con số đó đã phản ảnh thực trạng đào tạo ồ ạt ở nước ta. (Ở Pháp, không phải đào tạo ồ ạt, số sinh viên trên toàn quốc năm 2018 là 2. 7 triệu trên dân số 66, 89 triêu, theo INSEE).

Bộ Lao động lý giải lý do thất nghiệp : “Đào tạo ồ ạt nên các cử nhân sau khi ra trường khó có thể tìm cho mình một công việc thích hợp. Sinh viên khó có khả năng tiếp cận thị trường lao động do kỹ năng mềm còn hạn chế. Nhiều cử nhân khi làm việc tại các doanh nghiệp thì vẫn phải đào tạo lại”.

Về vấn đề này, nhà báo Kim Dung, người có nhiều năm theo dõi giáo dục nhận định: “Mục tiêu lẫn quá trình tổ chức hoạt động đào tạo của một trường đại học khác hoàn toàn với một doanh nghiệp. Tuy nhiên, nó cũng phản ánh việc lâu nay chúng ta có cố gắng đào tạo học với hành nhưng việc thực hành, thực tập còn hạn chế nhất định(Posted-on18/09/2018By lineByline Thu Hoài).           

Nhà cầm quyền cộng sản vẫn không thấy nguyên nhân thất bại của giáo dục và đào tạo của họ là do chế độ cộng sản với con người xã hội chủ nghĩa hoàn toàn thối nát.

Đạo đức cách mạng

Đời sống xã hội Việt Nam những năm gần đây có nhiều chuyển động mạnh mẽ. Từ đây bắt đầu xuất hiện xu hướng sống thoáng, dễ dãi trong kết giao bạn bè, cũng như thay đổi trong quan niệm về tình yêu, tình dục. Ngày nay, không ít người trẻ tự cho mình quyền được “tự do” không tranh cãi. Ý thức sống tùy tiện, buông thả, đua đòi, thay thề những mẫu mực đạo đức xã hội trước khi cộng sản tới.

Chỉ riêng về đời sống sinh lý của tuổi trẻ, theo kết quả cuộc điều tra tại một số trường Trung học ở nội và ngoại thành Hà nội, có tới 40% số học sinh từng quan hệ tình dục. Tính tới lớp 9 có khoảng 10% số học sinh từng quan hệ tình dục, và tính đến hết lớp 12, con số này lên tới 39%. Đáng chú ý có tới 10% số học sinh Trung học Phổ thông được khảo sát cho biết, đã từng quan hệ với từ ba người trở lên, khoảng 15% số học sinh có sử dụng các chất kích thích (rượu, ma túy,…) trong lần quan hệ gần nhất.

Đáng lo ngại là giới trẻ đang có xu hướng quan hệ tình dục ngày càng sớm. Năm 2010, quan hệ lần đầu ở nam giới là 20 tuổi, nữ là 19.4 tuổi. Chỉ sau 5 năm, độ tuổi này đã giảm còn 18.2 ở nam và 18 ở nữ: Tình dục trước hôn nhơn ở nam/nữ chưa lập gia đình, tuổi từ 14 đến 17 là 42% ở nam và 37% ở nữ. Tỷ lệ nữ giới quan hệ tình dục trước hôn nhân tăng từ 74% lên 77%. Quan hệ tình dục quá sớm và tùy tiện dẫn tới hậu quả nạo phá thai gia tăng, lây nhiễm bệnh tật, tình trạng vô sinh….

Nếu năm 2016, cả nước có 265,536 ca nạo phá thai thì đến năm 2017, con số này là gần 300,000 ca, đưa Việt Nam trở thành một trong năm quốc gia có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới và là quốc gia có tỷ lệ nạo phá thai tuổi vị thành niên cao nhất khu vực Đông – Nam Á. Không thiếu trường hợp nữ sinh mới 14 – 15 tuổi đã nạo phá thai không dưới hai lần.

Riêng tại TP Hồ Chí Minh, với khoảng 7 triệu dân, mỗi năm tại đây có hơn 100,000 ca nạo phá thai.

Và khăn quàng đỏ

Thực trạng tuổi trẻ ở Việt Nam ngày nay và đời sống xã hội nói chung thể hiện một tình trạng mất văn hóa, mất đạo đức được nhiều giới cầm quyền báo động và lý giải. Nay có góp thêm một vài nhận xét của một người không phải của chế độ tưởng không hẳn là dư.

Trước khi người Pháp tới, Việt Nam chịu ảnh hưởng Nho giáo nhưng xã hội Việt Nam không hoàn toàn rặp khuông theo Tàu. Chỉ đơn cử địa vị người phụ nữ trong gia đình. Trong gia đình Việt Nam, khi không có con trai thì người con gái trưởng thay thế vai trò người con trai. Trong quan hệ vợ chồng, sau đám cưới ba tháng, người chồng không đủ khả năng làm tròn nhiệm vụ đối với vợ, người vợ có quyền đề xuất ly hôn.

Khi người Pháp tới, họ nhận thấy làng xã Việt Nam tổ chức rất nề nếp nên họ giữ nguyên. Sau đó, họ từ từ tổ chức hành chánh, đem chữ Quốc ngữ thay thế chữ nho và chữ Nôm nhưng họ vẫn giữ gìn sách vở và cái học cũ.

Nhưng sự thay đổi này cũng không tránh khỏi làm cho người Việt Nam bị vong thân.

Khi người Cộng sản tới ngày 19/8, với chánh sách “đào tận gốc bốc tận rể”, thì sự vong thân kia nay được Hồ Chí Minh ra tay dìm xuống độ sâu ngàn lần hơn thực dân.

Từ hơn bốn mươi năm nay, Việt Nam hoàn toàn được đảng và nhà nước cộng sản cai trị. Tuổi trẻ được nuôi dưởng, dạy dỗ và lớn lên trong chế độ giáo dục cộng sản, được học tập và sống theo gương Hồ Chí Minh. Vậy nếu bảo tuổi trẻ ở Việt Nam không có ước mơ, chỉ biết sống nhằm thỏa mản nhu cầu sinh lý cấp bách của mình, thì nên hiểu đơn giản không gì khác hơn chúng nó là sản phẩm nguyên chất của chế độ.

Nên ngay sau 30 tháng 4 vài ngày, dân Miền nam đã thấy đất nước bắt đầu thay đổi và hát lên:

“Đôi dép râu dẫm nát đời trai trẻ
Nón tai bèo che khuất nẻo tương lai”

“Tôi thật mệt nhoài buá vác với liềm mang
Bình địa thì thi công khắp xóm làng.
Mồ mả ông cha chung một hố
Dang tay, chúng nắm được thiên đàng……”

[Ken]

Nguyễn thị Cỏ May

Related posts