Ai là hoàng hậu Cao Miên?

Quốc Mẫu Âu Cơ, Trưng Vương, Công Chúa Hoàng Thiều Hoa, Lê Chân, Bà Triệu, Thái Hậu Dương Vân Nga, Thái Hậu Ỷ Lan, Công Chúa Huyền Trân, Công Chúa An Tư, Nguyễn Thị Bích Châu, Lương Minh Nguyệt, Vũ Thị Thiết (Thiếu Phụ Nam Xương), Công Chúa Ngọc Hân, Công Chúa Ngọc Vạn, Nữ Tướng Bùi Thị Xuân, Nữ Sĩ Đoàn Thị Điểm, Nữ Sĩ Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Thái Hậu Từ Dũ, Bà Tú Xương, Bà Nguyễn Thị Khuê (Sương Nguyệt Anh), Bà Ba Đề Thám, Bà Phan Bội Châu, Lê Thị Đàn (Ấu Triệu), Nguyễn Thị Bắc, Nguyễn Thị Giang, Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Nàng Tô Thị…..

Họ là những người phụ nữ Việt Nam trong truyền thuyết đều là những người đàn bà nổi tiếng tài ba, những anh thư hào hùng bất khuất, những hiền phụ hết lòng hết dạ lo cho chồng cho con. Đó là những vị Vua, những vị Thái hậu, Hoàng hậu, những Công chúa, những Nữ văn nhân, Thi sĩ, những Nữ tướng, những Sương phụ, Tiết phụ và những Bà Mẹ Việt Nam kể cả những người Con Gái Việt Nam không tên tuổi, nhưng đều mang dòng máu Tiên Rồng, trung trinh tiết hạnh, được dân tộc Việt Nam truyền tụng, sùng bái và tin tưởng.

Bài viết này chỉ nói về Hoàng hậu Chân Lạp (Campuchia) vợ của một vị vua Chân Lạp, một người Con Gái Việt Nam không tên tuổi mà hầu hết sách sử đều ghi là Công chúa (Công nữ) Ngọc Vạn con gái thứ 3 của Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên?.

Như ta đã biết Nguyễn Hoàng (1525–1613), còn gọi là Chúa Tiên là con trai thứ hai của An Thành Hầu Nguyễn Kim, ông sinh ra ở Thanh Hóa khi nhà hậu Lê chạy loạn về Thanh Hóa. Được sự tiên đóa của Nguyễn Bỉnh Kiêm “Hoành sơn nất đới, vạn đợi dung thân” tin vào sự sấm truyền ấy ông đã vượt qua dãy Hoành sơn. (Đèo Ngang)

Để mở rộng bờ cõi, năm 1611 ông đã thực hiện cuộc Nam tiến đầu tiên sau khi trấn giữ Thuận Quảng, tiến chiếm đất từ đèo Cù Mông (bắc Phú Yên) đến đèo Cả (bắc Khánh Hòa) của của vương quốc Chăm pa khi đó đã suy yếu rất nhiều, lập thành phủ Phú Yên. cho tới khi ông mất, giang sơn họ Nguyễn trải dài từ đèo Ngang, Hoành Sơn (nam Hà Tĩnh) qua đèo Hải Vân tới núi Đá Bia (Thạch Bi Sơn), gần đèo Cả, bây giờ là vùng cực nam Phú Yên, giáp tỉnh Khánh Hòa. Dưới sự trợ giúp đắc lực vủa Nguyễn U Kỷ, Mạc cảnh Huống và Tống Phước Trị

Năm 1613, ông mất, thọ 89 tuổi, con thứ 6 là Nguyễn Phúc Nguyên lên kế vị.Tương truyền trước khi mất, ông dặn dò con: Nếu Bắc tiến được thì tốt nhất, bằng không giữ vững đất Thuận Quảng và mở mang bờ cõi về phía nam.

Đặc biệt là sự giúp đỡ của Mạc Cảnh Huống vì Nguyễn Hoàng và Mạc Cảnh Huống là anh em bạn rể, Phu nhân ông Huống là Bà Nguyễn Thị Ngọc Dương dì của Nguyễn Phúc Nguyên. Trong gia phả Mạc Cảnh Huống ở Trà kiệu có ghi: “Trong thời Anh Tông hiệu Chính trị năm thứ 2 Mậu Thìn (1568) Đức Tiên vương vào Nam trấn (Thuận Hóa) để lại 4 người con là Chưởng Lý, Chưởng Thành, Chưởng Hòa, Chưởng Cẩm ở lai quê cũ, và đem theo 6 người con vào Nam là Chưởng Thạch, Chưởng Hỷ, Chưởng Tường Lộc, Chưởng Văn trưởng Nam là Thái bảo Hòa và Sải Vương. Sải vương là con thứ sáu của Đức Tiên vương giao cho bà (Bà Nguyễn Thị Ngọc Dương) vợ ông Mạc Cảnh Huống làm con nuôi Thống “thủ thân di dưởng vi thân tử”… Trước triều tổ nghiệp Thái phó Mạc Cảnh húy Lịch (Huống) ở Thanh hóa có công nuôi Đức Sĩ Vương (công tử thứ sáu Nguyễn Phúc Nguyên) từ 2 tuổi đến 33 tuổi lấy của cải riêng để chiêu hiền đãi khách…Mạc Cảnh Lịch sinh ông Chưởng Thanh (Mạc Cảnh Vinh) sau đổi quốc tính là Nguyễn Cảnh Vinh lấy Bà Quận (Công nữ Ngọc Liên)… Trong một đoan “di ngôn của cha ông” Thái Phó Mạc Cảnh huý Lịch, đạo hiệu Huống, cuới dì thân của Sãi Vương hiệu Quận chúa phu Nhân Nguyễn Thị Ngọc Dương nuôi Đức Sãi Vương làm thân tử, Sãi vương cưới cháu ruột ông Thống thủ hiệu Đức Bá Gia, sau ông bà thống thủ sinh ông Chưởng Thanh cưới con ruột của Đức Sãi vương hiệu Bà Quận Thanh Nguyễn Thị Ngọc Liên… Trong bản phong tặng Khai quốc công thần có ghi: Triều trước (Triều Lê) được tăng danh hiệu Nguyên Huân, là người có Hùng tâm, với khí thế nuốt sao Đẩu, là bậc tráng chí và khí phách nuốt gươm. Ngài xem thường mưu lược Vệ Thanh, Bố Anh và phục tài xuất quỷ nhập thần Quản Trọng, Khổng Minh… Mấy độ binh khí ngang lưng, vâng sứ mệnhcầm quân ra trận, một mình hoạ bức Vân đài, như vắng ngài trên đài thượng tướng. Không hiểu vì lý do gì mà sự nghiệp của Mạc Cảnh Huống không thấy lịch sử Nhà Nguyễn ghi chép?!…..
Nguyễn Phúc Nguyên, tức chúa Sãi, sinh năm 1563, mất năm 1635, hưởng thọ 72 tuổi, lên kế nghiệp chúa được 22 năm từ năm 1613 đến năm 1635. Ông là con thứ 6 của chúa Nguyễn Hoàng và là người đầu tiên mang họ Nguyễn Phúc. Vợ của ông là Bà Mạc Thị Giai con gái của Mạc Kính Điển gọi Mạc cảnh Huống là chú ruột.

Nguyễn Phúc Nguyên có 11 người con trai và 4 người con gái.

Trong mục công chúa của Đại Nam Liệt Truyện Tiền Biên có ghi Chúa Sãi có bốn người con gái.

1. Công chúa Ngọc Liên, lấy Trấn biên doanh trấn thủ phó tướng Nguyễn Phúc Vĩnh. Vĩnh là con trưởng Mạc Cảnh Huống.
2. Công chúa Ngọc Vạn.
3. Công chúa Ngọc Khoa.
4. Công chúa Ngọc Đĩnh lấy phó tướng Nguyễu Cửu Kiều. Năm Giáp Tỵ (1684 Chính Hòa năm thứ 5), mùa đông, Ngọc Đĩnh Mất.

Trong Gia phả Họ Nguyễn Phước cũng ghi:
1. Ngọc Liên, con gái trưởng của Sãi vương, vợ của Nguyễn Phước Vĩnh là con trai Mạc Cảnh Huống.
2. Ngọc Đĩnh, con gái út của Sãi vương, vợ của Nguyễn Cửu Kiều, bà mất năm 1684.
3. Ngọc Khoa con gái thứ của Sãi vương, không để lại dấu tích.
4. Ngọc Vạn con gái thứ của Sãi vương, không có dấu tích gì về Ngọc Vạn

Trong gia phả Mạc Cảnh Huống ghi: “Năm Ất Sửu Bà Bá Giai (Mạc Thị Giai chiêm bao thấy điềm của báo giữ ngọc châu… Nhân điềm chiêm bao thấy điều sang quý nên đặc tên húy ông Chưởng Trung, Bà Thanh (tục goi là Nguyễn Thị Ngọc Liên), Bà Vạn, ông Chưởng An, ông Chưởng Nghĩa, Bà Khoa…

Như vậy có hai Công chúa đã được xác định là.

– Công chúa Ngọc Liên Ngọc Liên, lấy Trấn biên doanh trấn thủ phó tướng Nguyễn Phúc Vinh. Vinh là con trưởng Mạc Cảnh Huống.

– Công chúa Ngọc Đĩnh, con gái út của Sãi vương, vợ của phó tướng Nguyễn Cửu Kiều, bà mất năm 1684

Còn lại Công chúa Ngọc Khoa và Ngọc vạn. Nhưng ai là chị ai là em, Sách sử ghi Ngọc khoa là chị, Ngọc vạn là em. Nhưng trong gia phả Mạc Cảnh Huống ở Trà Kiệu: như trên thì khả năng Bà Ngọc vạn là chị, Ngọc Khoa là em.

Trong lịch sữ một Công nữ của Nguyễn Phúc Nguyên lấy chồng là Vua Chăm nhưng không rõ ai – Ngọc Khoa hay Ngọc vạn.

Sau đây là một vài tài liệu nói đến vua Chiêm Thành Po Romé (1627 – 1651) có cưới người vợ Việt Nam:

– Trong bài ca Chiêm Thành Ni Danak Po Romé có câu: Vua Po Romé có ba vợ: hai người giống da sậm và một người Việt Nam, cả ba người đều ghen nhau, cãi vã ồn ào trong cung điện nhà vua.

-Trong Cổ Tích Chiêm Thành Po Romé có ghi: Po Romé sinh được một công chúa gả cho ông hoàng Phik Cheek. Ông hoàng này kết tình bang giao với Việt Nam. Do biết tính háu sắc của Po Romé, vua ở Huế bèn chọn công chúa đẹp nhất rồi giả làm người đi buôn vào đất Chiêm Thành. Danh tiếng cô nàng xinh đẹp đến tai Po Romé. Vua cho vời đến, vừa trông thấy mặt nàng là say mê, rước về làm vợ, tức là nàng Bia Út, hoàng hậu Út.

Trong sách Dân tộc Chàm lược sử, hai ông Dohamide và Dorohiem cho biết theo lời của một vị “Pô Thea,” người phụ trách giữ tháp Pô Ro mê, kể cho tác giả Ẹ Aymonier câu chuyện rằng vua Pô Ro mê có ba vợ. Bà vợ đầu là Bia Thanh Chih, con của vị vua tiền nhiệm đã truyền ngôi cho Pô Ro mệ Bà nầy không có con. Pô Ro mê cưới người vợ thứ nhì là một cô gái gốc Ra đê, tên là Bia Thanh Chanh. Bà nầy sinh được một công chúa, sau gả cho hoàng thân Phik Chơk. Hoàng thân Phik Chơk lại “liên kết với vua Yuôn (chỉ người Việt) và cho triều đình Huế rõ nhược điểm trong tâm tánh của Pô Ro mê: sự yếu đuối trước sắc đẹp mỹ nhân. Vua Yuôn đã cho một công chúa thật đẹp giả dạng làm khách thương sang nước Chàm. Do sự sắp xếp khéo léo, tin tức về nữ khách thương duyên dáng ngoại bang nầy đến tai Pô Ro mê, nên Pô Ro mê đã cho dời đến và khi vừa thấy mặt thì đã phải lòng ngay. Người Chàm gọi vị công chúa Yuôn nầy là Bia Ut hay Nữ Hoàng Ut cũng thế.”

Nhiều tài liệu nói đây là Công chúa Ngọc Khoa?

Nhưng về Công chúa Ngọc Khoa sách Hội An do nhà xuất bản Đà Nẵng ấn hành năm 1997, trong chương 3 “Những nhân vật đặc biệt của Hội An”, mục 1 “Hai người đàn bà Hội An ở Nhật Bản”, tác giả Nguyễn Văn Xuân viết: “Sotaro âm là Mộc Thôn Tông Thái Lang. Dòng họ nầy rất giàu có và đã sang ở Hội An rất sớm, bằng cớ còn lưu lại là một bức thư ngắn, bằng chữ Nôm gởi cho chúa Nguyễn. Mộc Thôn là chủ một chiếc tàu riêng. Ông cư trú tại đây làm ăn và gây nhiều cảm tình mật thiết với chúa Nguyễn Phước Nguyên. Ông được chúa Nguyễn tin cậy, giao cho nhiều trọng trách ở Hội An. Vào năm 1619, chúa Nguyễn lập cho ông một tờ thư xác nhận ông đã tự nguyện ở dưới gối (tức là làm chức quan trung thành với chúa). Sau đó chúa cho ông lấy họ Nguyễn tên Đại Lương, cự danh Hiển Hùng. Chúa cũng mưu sự giao thông lâu dài, tốt đẹp với Nhật Bản nên gả con gái là Ngọc Khoa cho ông.” (tr. 78)

Trên đặc san Quảng Đà năm mậu dần 1998, do nhà xuất bản Sông Thu ở Los Angeles, California, Hoa Kỳ xuất bản tháng 6-1998, trong bài “Những nét đại cương về thành phố Hội An,” mục “Hội An và giai thoại công chúa Ngọc Khoa, viết: “Công chúa kết hôn với một thương khách người Nhật Bản đến buôn bán nhiều năm tại Hội An (1603-1619) tên là Araki Sotaro, tên Việt là Nguyễn Đại Lượng. Bà đã theo chống về Nhật năm 1620, gặp lúc Nhật cấm tàu buôn xuất dương, đành ở lại Nagasaki, lấy tên Nhật là Okakutome, gọi tên thân mật là Aniọ Họ sinh hạ được một người con gái, đặt tên là Yasụ Sotaro qua đời năm 1636 và công chúa Ngọc Khoa cũng mất vào năm 1645; ngôi mộ của hai người được chôn cất trong khuôn viên chùa Daion-Ji, nơi họ đã bỏ công sức xây cất và trùng tụ. Những liên hệ của người Nhật đến buôn bán ở Hội An trong khoảng thời gian từ 1559 cho đến năm 1764 được ghi chép trong bộ Gaiban Tssushọ Câu chuyện Sotaro, Hội An cũng được ghi trong sách nầy đánh dấu từ số 11 đến số 14, được dịch ra là ‘Hòa văn ngoại thiên thông thự’” (Theo Vũ Sơn Thủy – Thời báo Kinh Tế – SG 1993 trang 12).

Con một tài liệu khác trên website Thông tin Nhật bản thì cho rằng công chúa Nguyễn Thị Ngọc Hoa (hay Khoa), còn có tên là Vương Gia Cửu là người Việt đầu tiên đến định cư ở Nhật Bản. Bà đã được Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên gả cho một thương nhân rất giàu có kiêm thuyền trưởng Nhật Bản tên Sotaro Araki (Hoang Mộc Tôn(g) Thái Lang) đến Việt Nam vào thập niên 10 đầu thế kỷ 17, để buôn bán tại Phố Hiến thuộc Hải Phòng và Hội An, tỉnh Quảng Nam.

Ông Sotaro Araki đến Việt Nam, với giấy phép của Sứ Quân ghi “Độ Nhật Bản Đáo Giao Chỉ Quốc” tức Đi Từ Nhật Bản Đến Nước Giao Chỉ. Ông được yết kiến Chúa Nguyễn, nguyện phục tùng dưới trướng, được Chúa cho gia nhập hoàng tộc với tên Nguyễn Thái Lang và hiệu là Nguyễn Hùng. Sau ông đi lại Việt Nam nhiều lần, được Chúa Nguyễn thương gã con gái cho năm 1619.

Ngay sau đó bà Ngọc Hoa theo chồng về Nagasaki (Trường Kỳ) sinh sống, với tên Nhật rất ưu ái là Anio (Vương Tử). Ông Sotaro Araki mất ngày 7/11/1636, bà mất năm 1645, ngẫu nhiên cùng một ngày với chồng. Hai người có một con gái, đặt tên là Yasu (Gia Tu). Không có ghi nhận chi tiết về cuộc sống của bà, từ khi qua Nhật cho đến khi mất bà không về Việt nam lần nào, bia mộ chung hai vợ chồng tại chùa Đại Âm Tự (Daionji), còn có tin nói được cất quay về phương Nam để hướng về cố quốc. Viện bảo tàng Nghệ Thuật Nagasaki vẫn còn lưu trữ chiếc gương soi của bà Ngọc Hoa, các hình vẽ và tài liệu về ông Sotaro Araki.

Mặt khác các phả ký của một số dòng họ tại Hội An cũng có ghi sự kiện này liên quan đến Chùa Cầu (Cầu Nhật Bổn) và trong dân gian còn truyền miệng về truyền thuyết này như trên.

Như vậy số phận của hai công chúa (công nữ) Ngọc Vạn và Ngọc Khoa tương đối rõ?. Một công chúa gã cho Vua Chăm, và một công chúa lấy chồng là thương gia Nhật.

Như vậy ai là Hoàng hậu Cao miên?

Trong những năm 1620-1658 tình hình Đàng trong lúc bấy giờ, tuy đã bị vua Lê Thánh Tông (trị vì 1460-1497) chia làm ba nước nhỏ từ năm 1471, Chiêm Thành vẫn còn khá mạnh. Năm 1594, quốc vương Chiêm Thành đã gởi viện binh qua giúp vua xứ Johor ở bán đảo Mã Lai chống lại sự xâm lược của Bố Đào Nhạ. Pô Romé là một vị vua anh hùng của Chiêm Thành, cai trị nước nầy trong thời gian 24 năm (1627-1751). “Với những chiến công hiển hách được tô thêm nhiều chi tiết huyền thoại, Pô Ro mê (chồng của một công nữ của Chúa Sải đã được người dân Chàm thần linh hóa và đưa lên ngang hàng với Pô Klong Ga rai (theo tài liệu Chăm).

Trong khoảng thời gian từ năm 1611-1653 vương quốc Champa đã bị dồn nén bởi thế lực của chúa Nguyễn nên co cụm lại một vùng nhỏ từ Nha Trang đến Phan Thiết. Không dừng lại ở Champa, chúa Nguyễn bắt đầu dòm ngó đến Chân Lạp.

Năm 1629 sử ghi: “Văn Phong ở Phú Yên dùng quân Chiêm Thành để làm phản. Phó tướng Nguyễn Phước Vinh (con trưởng Mạc Cảnh Huống, lấy công chúa Ngọc Liên, cho theo quốc tính sau đổi làm Nguyễn Phúc) đi đánh dẹp yên và lập dinh Trấn Biên. (Khi mới mở mang, những nơi đầu địa giới đều gọi là Trấn Biên). Vì có công ấy, đặc biệt cho dùng ấn son”. (1) (báo Phú yên).

Trong Giả Phả Mạc Cảnh Huống ở Trà Kiệu cũng ghi: “Năm Hoằng định thư 12 chiêm thành xâm phạm bờ cỏi, tại sai Văn Phong chủ sự lãnh lính bốn bộ 2000 người lấy được Chiêm Thành, dựng Phú Yên dinh thống ngự, đến năm quý sửu Sãi Vương lên ngôi, lấy “khánh đá quốc bảo” về đô…”. “Năm Vính tộ thứ 11 vua Lê Thần tôn mới đổi niên hiệu là Đức Long tức năm Kỷ Tị. Tướng Văn phong tua rập với quân Chiêm làm phản Chúa Sãi sai ông (Mạc Cảnh Vinh) vào đánh dẹp trừ loạn Văn Phong lấy đất Chiêm thành, mỡ đình Bình Khương lập ra trấn Biên Dinh, có công lớn ông được phép dùng ấn son, và lưu trú tại phú yên 16 năm”. Nguyên văn âm hán: “Đề Đốc Chí Long Đức Bát Niên Kỷ Tị, Trấn Biên Văiệt Nam Phong Vãng Chiêm Thành Phạt Cảnh, Lênh Sai Phò Mã Thanh Lộc Hâu Thế Nhiệm Cử Binh Đặc Cử Chiêm Thanh Lập Bình Khương Trấn Biên Dinh Đại Công, Lệnh Tứ Châu ấn Cứ Thổ Tự Cai Đội Kê Đề Đốc…”. Như vậy trong khoảng thời gian đó Nguyễn Phước Vinh (Mạc Cảnh Vinh) là toàn quyền ở khu vực đó.

Cuộc rối loạn nầy làm cho Sãi Vương rất lo ngại, vì lúc đó chiến tranh giữa hai miền Nam Bắc vừa mới khởi diễn năm đinh mão (1627) tại vùng Bố Chính (Quảng Bình ngày nay). Nếu ở vùng biên giới phía nam, Chiêm Thành quấy phá mãi thì Sãi Vương sẽ lâm vào tình trạng hai đầu gặp địch, rất khó chống trả. Có thể vì vậy ông quyết định dàn xếp với Chiêm Thành, và đưa đến cuộc hôn nhân hòa hiếu Việt Chiêm để rút ngòi nổ của phía Chiêm Thành, bảo đảm an ninh mặt nam.

Về phía Chân Lạp, sau một thời gian ở Xiêm làm con tin, Chey Chetta II về Chân Lạp lên ngôi vương năm 1618. Tân vương cải cánh mọi việc và không phục người Xiêm. Chey Chetta II dời đô về Oudong (Long Úc), thuộc tỉnh Kompong Luông. Tân vương tổ chức quân đội có thực lực. Mấy năm liền không thấy Chân Lạp dâng phẩm vật triều cống, Xiêm vương mang quân tấn công vào Chân Lạp hai lần đều bị quân của Chey Chetta II đẩy lui. Tuy nhiên về lâu về dài Chân Lạp sẽ không thể đương đầu với quân Xiêm. Chey Chetta II quyết định nhờ vào thế lực của chúa Nguyễn Ðàng Trong, lúc đó là Sãi Vương Nguyễn Phúc Nguyên (1613-1635). Quốc sử Cao Miên đã chép như sau về giai đoạn này: “Vua Xiêm muốn tái lập uy quyền trên đất Cao Miên, nên xua binh tấn công. Năm 1623, một đạo quân từ phía Bắc xâm nhập lãnh thổ, bị quốc vương Chey Chetta II thân chinh đánh tan rã ở Bâribaur cách biển Hồ lối 50 km. Ðạo thứ hai tiến vào tỉnh P. Meas bị Hoàng đệ Prah Outey đểy lui. Năm sau, 1624 quân Xiêm theo đường biển đổ bộ miền duyên hải, bị phản công dữ dội phải rút về”.

Chey Chetta II, với những hiểu biết chánh trị và thời thế đã thu thập lúc còn làm con tin ở triều Ayuthia Xiêm La, vua Chân Lạp nhận thấy muốn chế ngự phiêu lưu xăm lăng của Xiêm La thì phải mưu đồ hòa thân với láng giềng hay ngoại quốc, mà láng giềng thì đều là thân Xiêm La như Lào, Mã-lai. Cho nên triều nhà chúa Nguyễn là con đường duy nhất phải đi, nhứt là tương lai của triều nhà chúa Nguyễn thì phải nhìn nhận là quá nhiều hứa hẹn. Chính các Giáo sĩ Bồ, Y-pha nho và nhất là thương nhân các nước, người Hoa, người Nhật, người Mã Lai…đã thông tin cho vua và quần thần Chân Lạp biết như thế. Cho nên Chân Lạp đã sai sứ đem nhiều của lễ qua Thuận hóa, tỏ ý muốn giao hiếu và nói là muốn cưới một cô gái nhà Nguyễn cho Vua Cao Miên.

 Như ta biết Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên chỉ có 4 người con gái đã yên bề gia thất như đã nói trên. Vậy lấy ai để gã cho Vua Cao Miên.

Có tài liệu cho đây là con hoang, hoặc là con của thứ phi – công nữ Ngọc Vạn – con của Nguyễn Phúc Nguyên. Trong “Chế độ công điền công thổ trong lịch sử khẩn hoang lập ấp ở Nam kỳ lục tỉnh” (Hội Sử học Việt Nam, Hà Nội 1992) trích dẫn hồi ký của giáo sĩ Christoforo Borri cho rằng cô gái Việt lấy quốc vương Campuchia là “con gái hoang”: “Chúa Nguyễn phải chuyên lo việc tập trận và gởi quân sang giúp vua Campuchia – cũng là chàng rể lấy con gái hoang (fille bartarde) của chúa!”

Ta biết rằng sau khi Đế chế Ăng Kor sụp đổ năm 1432 thì khoảng thời gian từ 1432 – 1863 gần như không có tài liệu nào ghi chép cả phía Combodia và VN, do vậy việc khăng định vua Chey Chetta II lấy công nữ Ngọc Vạn năm 1620 cũng chưa có cơ sở chắc chắn lắm. Hơn nữa theo Phả ký Mạc Cảnh Huống Trà kiệu thì khả năng Bà Vạn là chị, Bà Khoa là em thì không thể Bà Vạn là em lấy chồng trước chị (1920) Bà khoa đến năm (1631) mới lây chồng là vua Chăm theo sử ghi chép.

Trong quá trình tìm hiểu thì trong gia phả Mạc cảnh Huống ở Trà Kiệu có một chi tiết mà theo tôi có thể đúng, và đáng chú ý nó lý giải vì sao mà sử không ghi, đều cho là “khuyết truyện”, không có truyện. Phả ký ghi như sau:

“Đến Vua Khánh Đức Long năm thứ 2 Canh Dần ở Cao Miên, Xí nhật tiếm ngôi, còn người thân tử là Nặc Giao Ba chạy lên thượng đạo. Trấn Biên Thanh mới sai đốc Thiết lập công dụ Giao Ba về quy hàng rồi lệnh cho ông Chưởng Thanh muốn dùng thì dùng…lênh cho ông chưởng Thanh “ứng dụng tắc dụng”. và Mạc Cảnh Vinh lệnh cho gã một giáo phường dân Quảng Nam làng Thạch Kiều làm hoàng hậu (Chí Khánh Đúc Nhị Niên Canh Dân Cao Miên Xí Nhật Thích Sát Năc Vu Thượng Tiếm Vị, Tôn Thần Nặc Giao Ba Tẩu Xuất Thượng Đạo, Trấn Biên Thanh Chỉ Sai Đốc Thiết Lập Công Dụ Giao Ba Đắc Hạ Thủ, Thí Tử Thân Lệnh Chưởng Thanh Ứng Dụng Tắc Dụng, Lênh Tái Giá Giáo Phường Vi Hoàng Hậu, Trí Hiệu Chúa Đội, Thị Dân Quảnng Nam Giáo Phường Thạch Kiều Xã”.

Như vậy đã rõ, Hoàng hậu Cao Miên là một dân thường làm nghề Phường Giáo (những người chuyên làm nghề ca, nhạc, múa) ở Quảng Nam xã Thạch Kiều (hay là xã Phước Kiều Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam hiện nay, mà cũng có thể là một cô con gái trong họ này chăng?!). Mà người đứng ra nhân danh chúa Sãi để tiến hành cuộc hôn nhân chính trị này là Mạc Phước Vinh, Nhưng đây là Hoàng Hậu của vị vua nào của Chân Lạp?

Chính cuộc hôn nhân này mà triều đinh Chân Lạp liên tục xảy ra mâu thuẩn, tranh chấp nội bộ. Sau năm 1628, vua Chey Chetta II từ trần, triều đình Chân Lạp liên tục xảy ra các cuộc tranh chấp ngôi giữa những hoàng thân. Năm 1658 hai hoàng thân So và Ang Tan nổi lên đánh vua Chân Lạp lúc bấy giờ là Nặc Ông Chân, nhưng thất bại, xin nhờ Nguyễn. Chúa Nguyễn lúc bấy giờ là Nguyễn Phúc Tần liền cử phó tướng Tôn Thất Yến[5], đang đóng ở dinh Trấn Biên, đem 3.000 quân qua giúp, bắt được Nặc Ông Chân ở vùng Mô Xoài, đưa về giam ở Quảng Bình vì lúc đó nhà chúa đang hành quân ở Quảng Bình. Tại đây, Nặc Ông Chân từ trần năm 1659.

Chúa Nguyễn phong So lên làm vua Chân Lạp tức Batom Reachea. Từ đó, Chúa Nguyễn càng ngày càng can thiệp vào công việc của Chân Lạp và đưa người thâm nhập, dần dần tiến đến sinh sống tận mũi Cà Mau như ngày nay.

Trong Phả ký Mac Cảnh Huống cũng có ghi… Chí Khánh Đức Tứ Niên Thị Nhâm Thìn Thừa Lênh Sai Trấn Biên Thanh Tướng Sĩ Nghênh Giao Ba, Diệt Xí Nhật Lập Giao Ba Chánh Vương Cử Binh Đáo Đồng Nai, Thê Xí Nhât Dĩ Sát Xí Nhật Tín Nghênh Thân Đệ Giao Ba Hồi Kế Nghiêp.. Chiêm Thành Kiến Hùng Binh Thanh Thế, Thất Thủ Xưng Thần Bất Động Binh Đắc Lưỡng Quốc Thành Công (Quyển phả chép từ thời Lê Huy Tông ngày 8/10 nhuần).

Vì sao sử không ghi chép những sự kiện này theo tôi nó có những vấn đề tế nhị về quan hệ giũa hai nứơc Viêt Nam và Campuchia.

Cuộc hôn nhân này có ảnh hưởng lớn lao đến vận mạng Chân Lạp sau này. Bà hoàng hậu này đem nhiều người Việt đến, có người được giữ chức hệ trọng trong triều, bà lại lập một xưởng thợ và nhiều nhà buôn gần kinh đô và dần dần toàn bộ Nam Bộ thuộc về Việt Nam.

Một mặt Sử gia Nhà Nguyễn cho rằng việc gã các công nữ cho Vua Chăm, một phiên quốc “thấp kém” là tự “hạ giá”.Trong dân gian còn câu hát “Tiếc thay cây quế giữa rừng. Để cho thằng Mán thằng Mường nó leo” nói về Huyên Trân Công chúa đã là bài học. Huống gì gã cho một thương nhân Nhật Bản mà Chúa chẳng biết nước đó ở đâu như thế nào…Mặt khác một cô gái bình thường mà nhân danh là công nữ của Chúa mà lại gã cho Vua Chân Lạp làm Hoàng hậu thì e rằng quá “xất xượt” khinh nhường phiên quốc gây mất lòng chăng? Thôi thì không ghi chép gì là hơn, xóa “dâu vết” của lịch sử vì quan hệ đôi ngoại…

Nhưng theo thời gian, sự thật ngày càng đôi chút sáng tỏ, mối quốc hận của người Chân Lạp càng lên cao khi bờ cỏi Đại Việt ngày càng mở rộng về phương Nam. Các sử gia Chân Lạp không muốn ghi chép những sự tích “ô nhục” của đất nước, còn phía Nhà Nguyễn cho rằng cũng chăng hay ho gì “chuyện hôn nhân chính trị” nên để lịch sử lãng quên, hơn nữa sau sự kiện cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Tây sơn 1771 quan quân Nhà Nguyễn tan tác, bôn chạy khắp nơi, cầu viện cả Xiêm La, Pháp, Bồ Đồ Nha, Hà Lan… và những biến cố phức tạp của giai đoạn lịch sử này nên cuộc hôn nhân chính trị đã đần dần đi vào lãng quên.

Điều này có còn chăng là ở trong phả ký các dòng họ, đặc biệt là Phả ký của dòng họ Mạc Cảnh Huống… nhưng tiếc rằng biến cố lịch sử đã làm mất mát thất lạc, đặc biệt sau khi bà Nguyễn Thị Ngọc Liên vợ của Mạc Cảnh Vinh cải đạo theo Thiên Chúa Giáo rửa tội năm 1636. “Khoảng năm 1644, quan trấn Nguyễn Phúc Vinh về hưu trí ở Quảng Nam. Bà Ngọc Liên còn lưu trú ở Phú Yên một thời gian. Quan Trấn thủ mới là An võ Hầu Tôn Thất An, là người ác cảm với Công giáo. Quan cho lùng bắt giáo dân, các thầy giảng của giáo sĩ Đắc Lộ. Ngay cả tư thất của bà Ngọc Liên cũng bị lục soát bất chấp địa vị trong hoàng tộc của bà và là vợ của quan cựu Trấn thủ Nguyễn Phúc Vinh”. Đến đời chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần (1648-1687) lệnh cấm đạo lại ác liệt kể từ năm 1664. Bà Ngọc Liên bấy giờ đang ở Hội An cũng bị bắt vào năm 1665. Bà bị sỉ nhục, bị hành hạ quá sức chịu đựng đến nỗi bà đã chối bỏ đạo (Lịch sử Truyền giáo Việt Nam, Lm. Nguyễn Hồng 1959). Nhất là thời kỳ Tây Sơn tất cả những gì liên quan đến phó tướng Mạc Cảnh Vinh đều bị triệt phá, cả đền thờ Mạc Cảnh Huống ở Trà Kiệu cũng cùng chung số phận.

Trong lịch sử nhiều phen người Miên nổi đậy chống đối, bằng nhiều cách khác nhau. Đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến người Miên ưa “Cáp Duôn” để trả thù. Cáp là chặt đầu, Duôn là người Việt. Từ lâu lắm, có lẽ sau khi bị mất vùng đất Nam bộ (Khmer Krom), người Duôn trở thành cơn ác mộng của người Khmer (Miên). Trẻ em Miên khóc đêm, mẹ nó dọa “Nín đi! Coi chừng Duôn đứng rình ngoài vách”. Khi ở Campuchia tôi còn thấy khi nào họ giật mình họ cũng buộc miệng “Dek Yuon” (Con quỷ Việt), trong một bài dân ca ca ngợi nguời con gái Khmer xinh đẹp và quyến rũ có câu “anh đừng nói quá mà người ta tưởng em Yuôn” (yêu tinh liêu trai)….. Mối hận người Việt, cũng là một lý do trọng yếu mà các vị vua Campuchia từ cuối thế kỷ thứ 16 đến các lãnh tụ Campuchia như Sihanuc, I Tam, Lon Non, Sôn San, Khmer Đỏ… trong thế kỷ 20 luôn muốn Campuchia mau lớn mạnh. Trong khi cầm quyền, lãnh tụ Khmer đỏ thường tuyên truyền, bày đặt chuyện để khơi dậy lòng thù hận người Việt của dân Miên phải chăng vì cuộc hôn nhân này…?

Những tiếc riêng cho phận nữ hài,
Đem thân giúp nước há nhường trai.
Vắng trang lịch sử, nào ai biết?
Người đã hy sinh vị giống nòi.
Á Nam Trần Tuấn Khải

Nguyễn Trường Hùng

Related posts