Phong tỏa toàn quốc có thể ngăn chặn được vi khuẩn corona nhưng các nhà chuyên môn đang phân vân là phương tiện này có đáng để biện minh cho cứu cánh hay không?
Khi nào cuộc khủng hoảng coronavirus sẽ qua? Chúng ta chưa thể biết được.
Nhưng chúng ta có thể biết một điều là nó sẽ tệ hơn trước khi trở nên tốt hơn. Và chính quyền công khai cho biết là nó có thể kéo dài đến dài tháng.
Dầu cho kết quả ra sao, cuộc khủng hoảng này sẽ là thảm họa về mặt y tế và kinh tế.
Làm sao để dung hòa được hai yếu tố này là câu hỏi khó nhất đối với chính quyền hiện nay.
Giảm sự lây lan bằng cách phong tỏa sẽ cứu được nhiều mạng người. Nhưng điều này sẽ gây ra một thiệt hại lớn về kinh tế.
Hậu quả Domino về kinh tế
Khi Trung Quốc áp dụng phong tỏa người dân, Nam Hàn bị ảnh hưởng rất nặng. Hãng xe của họ phải ngưng sản xuất sau khi các nguồn cung cấp đồ phụ tụng bị cắt đứt. Tương tự như hãng xe Renault và Peugeot-Citroen của Pháp: Xe của họ được lắp ráp ở Vũ Hán.
Hồng Kông mở đầu cho trào lưu dự trữ giấy toilet bởi vì sản phẩm này được làm tại Trung Quốc.
Đó là vấn đề lớn của thế giới này khi biến Trung Quốc trở thành một nhà máy sản xuất của thế giới.
Tất cả mọi thứ, từ iphone cho đến quần áo, từ xe hơi cho đến đồ điện tử, từ đồ chơi trẻ em cho đến thuốc men (medications) đều được sản xuất tại đó. Và hậu quả là một vì một lý do nào đó nguồn sản xuất này bị gián đoạn thì cả thế giới sẽ lâm vào cuộc khủng hoảng.
“Có phải coronavirus cho thấy một hiện tượng lệ thuộc thái quá và cuối cùng buộc nhiều công ty và cả một nền kỷ nghệ, phải suy nghĩ lại, phải thay đổi mô hình đường dây cung cấp toàn cầu hiện nay?”. Nhà dự đoán kinh tế Deloitte đã đặt câu hỏi như thế.
“Một sự thật không thể chối cãi: cuộc khủng hoảng này cho thấy sự bấp bênh của nhiều công ty, đặc biệt là những người lệ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc để hoàn thành sản phẩm của họ.”
Cho đến nay mặc dầu phần lớn các công ty ở Trung Quốc đã trở lại làm việc nhưng mức sản xuất chỉ vào khoảng 70% so với thời điểm chưa xảy ra cuộc khủng hoảng. Nhà máy trị giá 2 tỉ Mỹ kim của hãng Tesla ở Shanghai cho đến nay vẫn chưa sản xuất lại.
Bên cạnh đó, công xuất vận chuyển hàng hóa từ công ty sản xuất đến hải cảng chỉ đạt vào khoảng 60-80% so với công xuất bình thường, khiến cho sự trậm trễ từ 8-10 ngày tính từ chỗ sản xuất đến hải cảng.
Nhân viên
Khi cần thiết chính quyền bắt buộc phải đóng cửa trường học nhưng nó sẽ gây ra một sự thiếu hụt nhân viên trầm trọng.
Giáo sư khoa học xã hội của đại học Yale University, Nicholas Christakis cảnh báo là đóng cửa trường học sẽ giúp làm giảm mức độ lây lan của vi khuẩn corona nhưng phải trả một giá đắt.
“Khi đóng cửa trường học, bạn sẽ giảm được mức độ lây lan. Nhưng một khi trường học đóng cửa, phụ huynh phải ở nhà để trông coi trẻ em.”
Đó là vấn đề.
Điều đó sẽ tạo ra một sự thiếu hụt nhân sự trầm trọng: các bác sĩ, y tá, dược sĩ, đầu bếp, người đưa thư, nhân viên vệ sinh…
Và sẽ làm cho hiệu quả của hệ thống y tế sẽ bị ảnh hưởng nặng.
“Các nhân viên y tế bắt buộc phải ở nhà để trông coi con của họ trong lúc bệnh viện cần đến họ nhất,” Christakis nói.
Một tương lai bấp bênh
“Sau nhiều thập niên hệ thuộc vào các nhà máy sản xuất ở Trung Quốc để giảm giá thành, cuộc khủng hoảng coronavirus đã thấy là hầu hết các công ty ngoại quốc trước đây không tiên đoán được sự bấp bênh của đường dây cung cấp này,” báo cáo của Deloitte nghi nhận như thế.
Chính vì khủng hoảng hiện nay mà quan điểm về toàn cầu hóa chắc chắn sẽ thay đổi. Các công ty ngoại quốc bắt đầu phải nghĩ đến sự đa dạng hóa (diversification) nguồn sản xuất để tránh sự lệ thuộc qua nhiều vào một nguồn cung cấp duy nhất như những gì xảy ra trên thế giới trong 3 tháng qua.
Jamie Seidel is a freelance writer | @JamieSeidel
Phạm Hoài Nam dịch