Giấc Mơ Mà Tôi Hằng Mơ – Tamar Lê

Hồi nhỏ, thấy thầy tôi mê say đọc cuốn sách Quẳng Gánh Lo Đi Và Vui Sống của Dale Carnegie, tôi mỉm cười nghĩ thầm: “Thầy mình sao phải đọc loại sách này, chắc thầy đang thất tình.” Lúc đó tôi không biết gì vì đời mình toàn màu hồng, ngọt ngào yêu đời như hoa đầu mùa.

Màu hồng cuộc đời như tàn úa khi tôi nộp xong luận án ở Monash. Một hôm cầm tờ báo The Australian để tìm việc, tôi rất mừng khi thấy một quảng cảo lớn cần giảng viên dạy học trong phân khoa sư phạm của Tasmania. Lúc đầu tôi do dự vì biết người biết mình. Tôi cũng đã từng dạy học ở Saigon. Vốn liếng kinh nghiệm dạy học của tôi có thể thâu hẹp bằng bốn chữ: “không đến nổi nào.”

Trong dơn xin việc, họ đòi hỏi tôi phải liệt kê những chiến công oanh liệt trong quá trình dạy học của mình. Tôi bàng hoàng với đòi hỏi này vì những chiến công thì biết đâu mà tìm.

Thật sự tôi cũng muốn bỏ mặc trong an phận, nhưng nếu tôi không xin cái job này thì khó mà kiếm được cái khác…thôi thì cứ phóng lao rồi phải theo lao.

Một hôm, ngồi uống cafe với cô bạn Úc tên là Lisa, tôi thật là may vì ba của Lisa là một professor ở Úc. Ông ta là người có thể phán đoán chính xác về khả năng dạy học của tôi ở đ̣ai học Úc. Tôi năn nỉ nhờ Lisa hỏi ba của cô là tôi có nên xin cái job này không? Tôi chưa từng dạy học ở Úc, chưa từng vô một lớp học Úc bao giờ, làm sao mà tôi có thể dạy người ta làm thầy, ‘Teacher of Australian teachers’, tôi bắt đầu lo sợ với ý tưởng này.

Tối hôm đó Lisa chuyện trò với ba của cô rất lâu qua điện thoại và hẹn gặp tôi vào sáng hôm sau. Đêm hôm đó, tôi trằn trọc, không biết professor nghĩ sao về mình, và sẽ khuyên gì? Hôm sau, khi ăn sáng qua loa cho xong, tôi ba chân bốn cẳng chạy thẳng một mạch đến quán cafe của đại học Monash. Khi đến nơi, tôi rất ngạc nhiên khi thấy Lisa đã ngồi đó đợi tôi từ bao giờ; định mệnh của đời tôi phản ảnh trong ánh mất đăm chiêu của người con gái này.

Giây Phút Đợi Chờ

Tôi quen được Lisa vào một cơ hội rất bất ngờ, nhưng thật dễ thương, làm tôi nhớ mãi trong đời học trò. Lúc mới đến Monash, tôi không có ai là bạ̣n. Ngày đêm cứ lủi thủi trên sân trường đại học một mình. Một hôm, đang ngồi uống cafe ở Union Building của Monash, có một cô sinh viên Úc tóc vàng mắt xanh, người rất thanh lịch đến xin ngồi cùng bàn, vì các bàn khác đầy người. Sau một hồi im lặ̣ng, tôi gợ̣̣i chuyệ̣n.

– Are you a new student here? 
– Yes, I’m first year in philosophy. (Cô ta mỉm cười thân thiệ̣n trả lời)

Vạ̣n sự̣ khởi đầu nan. Tôi hay dùng câu này để khuyên nhủ mình thừa thắng xông lên. Vả lại ở xứ kangaroo này, các cô sinh viên rất cởi mở, không giống những cô gái Việt ‘đã lạ̣nh lùng đi qua đời tôi’ . Đôi lúc mấy cô không thèm trả lời mà tôi còn bị nguýt nữa; thật vậ̣y tôi cũng bị nguýt mấy lần.Có cô còn nhẩn tâm mấng chửi: “nghèo mà ham.”

Sau gần nửa tiếng chuyệ̣̣n trò, Lisa chia sẻ một ít về gia ̣đình mình. Ba của cô là một giáo sư giáo dục ở một thành phố khác của Úc. Cô ta gốc người Pháp, nhưng sinh ra ở Úc. Tôi nhủ thầm: “Hèn chi Lisa có vài nét giống ca sĩ Francois Hardy.”

Lúc đầu tôi cũng định xổ ra mấy câu tiếng Pháp để khoe người đẹp, nhưng lụ̣c hoài trong não mà chẳng nhớ được câu nào. Tiếng Pháp thì rất lãng mạ̣n, mà giọng nói chớt chợ́t của tôi thì Trời nghe cũng lắc đầu xin thua. May mà tôi không nhầm lẩn xổ ra câu ‘Voulez-vous coucher avec moi’, nếu vậy chắc là tôi được vĩnh viễn đưa về Việt Nam thăm quê ngoại.

Tình bạn giữa Lisa và tôi trở nên thắm thiết theo ngày tháng. Cái tâm trạ̣ng bơ bơ nơi xứ lạ̣ đất người nay biến mất nhờ nụ̣ cười, lời nói nhỏ nhẹ, và phong cách chuyệ̣n trò duyên dáng của Lisa đã xua đi cơn mưa đơn lạ̣nh của lòng mình.

Hôm nay, thấy Lisa ngồi đợ̣i tôi ở quán cafe đại học với nét mặt đăm chiêu và thiếu đi nụ cười tươi tắn cho nhau, tôi linh cảm có điều gì không hay đang xẩy ra. Tôi băn khoăn hỏi:

– Are you OK, Lisa?

-Lisa im lặng nhìn tôi một lúc, rồi giải thích cho tôi nghe lời khuyên ‘rất thật lòng’ của ba Lisa về việc tôi xin đi dạy ở Đại Học Tasmania. Lisa sợ tôi tuỵệt vọng khi nghe ba cô ta khuyên là bỏ ý định xin cái job này, nhất là khi tôi quá say sưa trong niềm ước mơ.

– He doesn’t want you to feel disappointed with this job later.

Lisa lắc đầu khi nắm tay tôi. Tôi cảm nhận rằng Lisa rắt lịch sự nói vậy cho tôi đỡ buồn, nhưng trong thâm tâm, chắc là câu trả lời của professor bi đát khắc nghiệt hơn nhiều, có thể là: ‘don’t make a fool of yourself’.

Tối hôm đó, tôi suy nghĩ mông lung. Vâng, tôi nên biết người biết mình. Có những thử thách sẽ trở thành tuyệt vọ̣ng sau này trong sự việc. Thực tế và mơ tưởng thường không đi cùng nhau.

Trong hoang mang lo lắng, bỗng nhiên tôi thấy phấn khởi khi chợt nghĩ đến câu nói của mẹ tôi ngày xưa mổi khi tôi khóc vì vấp ngã.

Gợi Giấc Mơ Xưa

 “Vấp ngả có sao đâu mà khóc.” Câu nói rất giản dị của mẹ, nhưng đã trở thành một động lực lớn cho đời tôi sau này. Ba chữ ‘có sao đâu’ thật màu nhiệm không những cho đứa bé đang khóc, chờ đợi dỗ dành an ủi của mẹ, mà cho cả những nghiệt ngã trong dòng đời sau này của tôi.

Thế là tôi quyết định đi theo giấc mơ mà tôi hằng mơ: xin được cái job ở Tasmania, nơi mà núi đồi hùng vĩ, sông nước xanh mát bốn mùa, thung lũng vang vọng tiếng nói của thiên nhiên, yes, nơi mà tôi đã… yêu từ bao giờ.

Ai nhìn tôi cũng linh cảm là tôi có nét hiền hòa thánh thiện, và dễ bị lung lạc theo từng luồng gió mạnh đẩy đưa. Thật vậy, sau khi nghe những giải thích cặn kẽ của professor, lúc đầu tôi hơi nản lòng; nhưng trong tôi cùng có cái bướng bỉnh khác thường, hiền như một bần tăng, nhưng cũng ‘chẳng ngán ai bao giờ.’

Tôi ‘âm thầm’ phân tích, professor là một học giả uyêm thâm, kiến thức của người là hội tụ của năm châu bốn bể, tôi quá may mắn nhận được lời khuyên của người cũng chỉ vì Lisa. Tuy vậy, tôi là tôi, lớn lên trong tiếng vỗ về của âm nhạc hòa lẫn với lo sợ hoang mang của bom đạn. Yên bình và chiến tranh là hai nhịp đập va chạm của tim tôi trong cái hiện hữu trớ trêu của đời mình.

Cái nhìn đời, trí khôn và nguồn sinh lực của tôi là gom góp của những thử thách gay go được trả bằng nước mắt của đau thương và mồ hôi của nhọc nhằn. Chưa chắc professor có thể vượt qua những chông gai của cuộc đời trong hoàn cảnh của tôi. Thấy chưa, tôi bướng bỉnh lì lợm còn hơn con trâu non không chịu theo chủ đi cày. Thật vậy, đúng là ‘bần tăng không ngán ai bao giờ’.

Thế là tôi ngồi thâu đêm, dồn tất cả nghị lực, sáng tạo, và ước mơ để tập trung vào hồ sơ xin việc này…Thôi thì mình cố gắng hết sức, còn nếu không được ‘thì có sao đâu’ như lời mẹ tôi nói ngày xưa. 


Như tôi đã nói, đời tôi như chó ngáp phải ruồi, ngáp hoài có ngày cũng được mấy con ruồi mập. Thật vậy, vào một ngày đẹp trời, ngồi nhìn mây lang thang qua khung cửa hẹp (La Porte étroite), trong lúc nhẹ nhàng ấp ủ những hoài niệm êm đềm của dòng sông quê hương, tôi nhận được tin vui: Tasmania hớn hở mở rộng vòng tay đón tôi vào lòng. Tasmania trở thành quê hương thứ hai trong đời mình… và từ đó tình yêu nẩy nở khi tôi mới nửa chừng xuân.

Phải nói rằng chỉ vì tôi đi ngược với lời khuyên của ba Lisa mà tôi may mắn còn hơn chó ngáp phải ruồi, bởi lẽ tôi không những được dạy học ở phân khoa sư phạm của đại học Tasmania mà còn có một cuộc sống hồn bướm mơ tiên trong một thành phố lãng mạn thần tiên của Úc .

Lần đầu và duy nhất trong đời, tôi nhận được hai bó hoa quý nhất của đại học: Vice-chancellor’s Award for Teaching Excellence ̣(xuất sắc dạy học), và sau đó vài năm là Vice-chancellor’s Award for Excellence in Research (xuất sắc về nghiên cứu). 

Phải công nhận, Tasmania có nhiều ruồi cho tôi ngáp, chắc chắn là những con ruồi mà tôi ngáp được là… những biểu tượng yêu thương nhất trong cuộc đời. Tôi mỉm cười nhớ lại lời nói dịu dàng của mẹ những khi tôi bị vấp ngã: “Có sao đâu mà khóc.”

Related posts