Đại-Dương
Danh xưng Covid-19 đang ra trước đấu trường
Trung Cộng và một số truyền thông quốc tế chống lại tên Wuhan virus, China virus, Chinese viruses nên dùng tên SARS-CoV-2. Thực sự, lịch sử thế giới ghi nhận Cúm Tây Ban Nha năm 1918-19, Cúm Châu Á 1957-58, Cúm Hồng Kông 1968-69, Cúm heo H1N1 2009, Ebola Châu Phi 2014, Hội chứng Hô hấp Trung Đông (MERS) 2014 để chỉ nơi xuất phát mà không hàm ý buộc tội.
Cư dân trên mạng Vũ Hán phản đối kịch liệt Chủ tịch Tập Cận Bình và Đảng Cộng sản Trung Hoa quảng cáo công trạng đã đầy lùi Covid-19 bằng mạng sống của dân; và bảo nhân loại mang ơn. Nhật ký Wang Fang viết trên mạng xã hội: “Chính phủ nên chấm dứt sự kiêu ngạo của mình và bày tỏ lòng biết ơn khiêm tốn đến chủ nhân của mình – hàng triệu người ở Vũ Hán”.
Covid-xuất phát từ Vũ Hán:
(1) Ca đầu tiên phát hiện từ 17/11/2009, nhưng, Bắc Kinh đàn áp nhóm 8 bác sĩ cảnh báo để che đậy.
(2) Bắc Kinh cho phép 5 trong số 11 triệu cư dân Vũ Hán mang mầm bệnh tới 165 quốc gia.
(3) Đến 8 tháng 2-2020 mới thông báo cho Tổ chức Y tế Thế giới và nhờ Tổng giám đốc của WHO trấn an dư luận.
(4) Thói quen thưởng thức động vật hoang dã, kể cả thuốc men chế từ chúng của người Trung Hoa đã gây ra nhiều vụ khủng hoảng y tế.
(5) Bắc Kinh không cho phép chuyên viên y tế Mỹ vào Vũ Hán để nghiên cứu dịch bệnh.
(6) Tháng 1-2020, Trung Cộng đã nhập 56 triệu mặt nạ và khẩu trang để tích trữ. Ngày 30/01/2020, chỉ trong vòng 24 tiếng, Trung Cộng nhập 20 triệu mặt nạ và khẩu trang làm cho cộng đồng quốc tế lâm vào hoàn cảnh khó khăn khi đối diện với Covid-19.
(7) Tháng 2-2020, Mỹ đã gửi đến Vũ Hán 17 tấn hàng viện trợ. Hiệp hội Bóng rổ Hoa Kỳ tặng tỉnh Hồ Bắc số hàng trị giá 1.4 triệu USD cùng thiết bị y tế hiện đại trị giá 285,000 USD dùng cho Bệnh viện Thứ tư Vũ Hán. Các Tập đoàn của Mỹ như Microsoft, Dell, Boeing và L’Oreal cũng tặng tổ chức Hồng Thập Tự Trung Cộng và tỉnh Hồ Bắc 1.4 triệu USD bằng hiện vật lẫn hiện kim. Hai tổ chức phi chính phủ của Mỹ – MAP International và MedShare – đã tặng Trung Cộng hơn hai triệu mặt nạ, 11,000 trang phục bảo hộ và 280,000 găng tay. Bruxelles và Pháp đã chi viện cho Bắc Kinh 56 tấn vật tư thiết bị y tế, từ trang bị bảo hộ y tế, khẩu trang, thuốc sát trùng. Hoa Kỳ và Châu Âu đã giúp đỡ một cách lịch sự kín đáo.
Tội ác của Tập Cận Bình đã gửi 5 triệu mầm Covid-19 ra khắp thế giới được nối tiếp qua hành động “hỗ trợ” bằng cách bán dụng cụ y khoa cho một số quốc gia khác bất kể phẩm chất:
(1) Cơ quan Sản phẩm Y thuật Trung Cộng đã “phê duyệt khẩn cấp” cho 23 công ty, tăng từ 4 vào tháng Giêng, được phép bán bộ dụng cụ chẩn đoán. Theo The Nikkei ngày 28/03/2020.
(2) Tây Ban Nha, ổ dịch lớn thứ hai ở Châu Âu đã đặt mua vật tư y tế trị giá 467 triệu USD từ Trung Cộng , bao gồm máy thở, bộ dụng cụ thử nghiệm và găng tay dùng một lần được Thủ tướng Tây Ban Nha Sanchez và Chủ tịch Tập đồng ý hôm 25 tháng Ba. Tây Ban Nha thu hồi 58,000 bộ dụng cụ vì chỉ hiệu nghiệm 30% thay vì 80% như quảng cáo. Đại Sứ quán Trung Cộng nói hãng cung cấp chưa được phép của Nhà nước và trách Thủ tướng Sanchez không tham khảo. Mã Lai Á và Cộng hoà Sec đã đặt dấu hỏi về bộ xét nghiệm 10 phút của Trung Cộng để mua từ Tân Gia Ba và Đại Hàn. Hoà Lan đang điều tra sau khi thu hồi 600,000 mặt nạ không-bảo-đảm, Slovakia không tin vào bộ xét nghiệm của Trung Cộng.
(3) Bắc Kinh đòi thế giới không nên chính-trị-hoá vụ viện trợ hoặc mua sắm thiết bị chống Covid-19 của Trung Cộng.
(4) Bắc Kinh chỉ cung ứng cho Liên hiệp Châu Âu (EU) khoảng 4 triệu mặt nạ trong khi khả năng sản xuất 200 triệu.
(5) Thủ đoạn cung cấp dụng cụ y tế kém-phẩm-chất của Trung Cộng đẩy các nước vào tình huống bị Covid-19 gây thiệt hại nhiều do chậm trễ mà vẫn bị lệ thuộc.
Cuộc đua trí tuệ
Cộng đồng khoa học quốc tế đang chạy đua nghiên cứu vắc xin chống Covid-19. Hoa Kỳ đã cho thử nghiệm loại vắc xin chủng ngừa Covid-19 trên 4 bệnh nhân tự nguyện. Tập đoàn Johnson & Johnson mới cho thử nghiệm vắc xin tương tự. Nhưng, chưa có tin tức nào từ Trung Cộng liên quan đến việc chế tạo vắc xin chống Covid-19 mà Bắc Kinh đang chuẩn bị lãnh thầu sản xuất và phân phối thiết bị y tế và thuốc men.
Từ Hoa Kỳ đến Châu Âu, Gia Nã Đại, Úc Đại Lợi, Nhật Bản, Đại Hàn, Đài Loan, Tân Gia Ba, Israel đang bắt đầu chủ động việc sản xuất thiết bị y tế và thuốc men để khỏi bị Bắc Kinh cho vào xiếc.
Hoa Kỳ đang áp dụng “Đạo luật Sản xuất Quốc phòng” để buộc các Hãng Phillips, Ford, General Electric… sản xuất ventilators, đồng thời chỉ trích General Motors chỉ sản xuất được 6,000 trong 40,000 quạt gió cam kết. Boeing chịu trách nhiệm chuyên chở vật dụng y tế và thuốc men tới các nơi cần thiết.
Đại dịch Covid-19 buộc các quốc gia phải cách ly, đóng cửa biên giới, trường học, chợ búa, nơi giải trí, hãng xưởng, chỗ tụ tập đông người gây ra hai hậu quả nghiêm trọng; kinh tế suy thoái và thất nghiệp cao ngất ngưỡng.
Hôm 27/03/2020, Tổng thống Donald Trump đã ký “Đạo luật hỗ trợ, cứu giúp chống dịch COVID-19 và bảo đảm an ninh kinh tế” trị giá 2,000 tỉ USD, lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Mục đích giúp cho những người có lợi tức thấp, các tập đoàn và công ty nhỏ và vừa, cho người thất nghiệp, đồng thời kích thích cho nền kinh tế hồi phục bắt đầu giữa tháng Tư.
EU cũng ban hành gói kích thích kinh tế tương thích nhằm cứu nguy nền kinh tế và siết chặt đoàn kết.
Dư luận Tây Phương và thế giới đang tìm mọi giải pháp chống lại chủ trương thống trị kinh tế toàn cầu của Trung Cộng nên quyết định “cách ly kinh tế” với nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới.
Bộ Quốc Phòng Nga đã quảng cáo và tuyên truyền rầm rộ cho việc dùng máy bay vận tải quân sự chở sang Ý tám đoàn y tế và một trăm quân nhân bổ sung để tham gia chống dịch. Các nhà vi trùng học, các chuyên gia về chiến tranh sinh học, các loại thiết bị và phòng thí nghiệm khử trùng của Nga sẽ “giúp Ý giành chiến thắng” trong cuộc chiến chống Covid-19. Thực tế, Nga muốn khoét sâu sự chia rẽ trong EU và đi song song với binh sĩ NATO trên đất Ý.
Sự đối nghịch giữa cách ly vì Covid-19 và phát triển kinh tế rất khó dung hoà nên đặt giới lãnh đạo phải cân nhắc các giải pháp một cách thận trọng.
Trong khi cộng đồng quốc tế đang tập trung đối phó với Covid-19 thì Trung Cộng gia tăng hoạt động trên Biển Nam Trung Hoa, kể cả lắp đặt hai Trạm Nghiên cứu Đảo và Đá ngầm trên hai Đảo nhân tạo Chữ Thập (Fiery Reef, Vĩnh Thử Tiêu, Kagitingan) và Su Bi (Subi Reef, Chử Bích Tiêu, Zamora) nhằm thực-tế-hoá chủ quyền dân sự tại Nhóm đảo Trường Sa (Pratly Islands, Nam Sa). Bắc Kinh thực tập săn ngầm trên Biển Nam Trung Hoa trong khi Hoa Kỳ tạm ngưng các hoạt động quân sự.
Covid-19 ảnh hưởng tới toàn-cầu-hoá
Giáo sư Sử học Frank Snowden thuộc Đại học Yale đã nhận xét về ảnh hưởng của đại dịch trong dòng lịch sử nhân loại trong bài “How Epidemics Change Civilizations” đăng trên Wall Street Journal ngày 27/03/2020: Các trận đại dịch làm thay đổi tổ chức trên quả địa cầu. Trận đại dịch Cúm Tây Ban Nha (1918-19) giết chết từ 50 đến 100 triệu người chuyển quyền lực làng xả lên quốc gia để thành lập hệ thống y tế công cộng quốc gia và toàn cầu”. Ngược lại, Covid-19 đang chuyển quyền lực từ siêu cường sang quốc gia.
Từ nay cộng đồng nhân loại bắt đầu ý thức rõ ràng:
Lệ thuộc y tế vào Trung Cộng dễ dàng bị thiệt mạng.
Lệ thuộc về kinh tế sẽ trở thành người tiêu thụ sản phẩm của Trung Cộng.
Lệ thuộc Trung Cộng về ngoại giao chỉ tạo ra một lớp người nói dối có bằng cấp.
Lệ thuộc chính trị Trung Cộng sẽ dẫn tới độc tài tuyệt đối.
Lệ thuộc văn hoá Trung Cộng sẽ dẫn tới tệ sùng bái điên cuồng.
Lệ thuộc Trung Cộng về kỹ thuật như rước “con ma xó” dòm nhà.
Lệ thuộc Trung Cộng về quân sự sẽ trở thành lính đánh thuê làm bia đỡ đạn cho Bắc Kinh.
Đại-Dương
Tài liệu tham khảo:
EU split over China’s ‘face mask’ diplomacy (Asia Times)
Chinese coronavirus test kits face rejection overseas (Nikkei)
3 Big Media Misses During the Coronavirus Pandemic (Daily Signal)
The Lost Month: How a Faillure to Test Blinded the US to Covid-19 (NYT)
The National Guard Can Combat the Coronavirus Crisis—But at a Cost (National Interest)
A Blueprint for Rebuilding America’s Military After the Coronavirus (National Intrest)
Toward a Coherent Economic Strategy for COVID-19 (Project Syndicate)
The week ahead — China airline results, ADB forecast, South Korea campaigning (Nikkei)
Chinese coronavirus test kits face rejection overseas (Nikkei)
How Epidemics Change Civilizations (WSJ)