Tokyo sẽ tuyên bố tình trạng khẩn cấp do COVID-19

Embed from Getty Images

Ngày 6/4, Thủ tướng Abe Shinzo quyết định sẽ tuyên bố tình trạng khẩn cấp đối với những khu vực có ca mắc Viêm phổi Vũ Hán tăng nhanh, trước hết gồm có Tokyo và Osaka. Theo dự kiến, tuyên bố sẽ được đưa ra vào ngày mai 7/4.

Đây là lần đầu tiên tuyên bố tình trạng khẩn cấp dựa trên Luật các biện pháp đặc biệt phòng chống cúm mới được ban bố tại Nhật Bản.

Ngày hôm qua (5/4), chỉ trong vòng 1 ngày, tại Tokyo có tới 143 người nhiễm bệnh mới, nâng tổng số người nhiễm lên hơn 1.000 người chiếm hơn 1/3 số người nhiễm trên toàn Nhật Bản. Các tỉnh lân cận Tokyo và đặc biệt là Osaka số người nhiễm mới cũng có xu hướng tăng nhanh trong những ngày gần đây. Cập nhật lúc 15:55, 06/04/2020 6 giờ trước 3:45 PM

Mỹ đã xét nghiệm virus corona cho gần 1,7 triệu người

Tổng thống Donald Trump hôm 5/4 cho biết đã có 1,67 triệu người được xét nghiệm virus corona chủng mới ở Mỹ. Mỹ hiện là nước tiến hành xét nghiệm ở quy mô lớn với số lượng người nhiều nhất thế giới. Hết ngày 5/4, Mỹ đã phát hiện hơn 336.000 ca nhiễm và có hơn 9.600 ca tử vong do dịch bệnh.

Ông Trump cũng tuyên bố toàn bộ các bang và vùng lãnh thổ ở Mỹ đều đã được phê duyệt tuyên bố thảm họa nhằm đối phó với COVID-19.

Chính phủ Mỹ sẽ triển khai bổ sung 3.000 quân nhân và chuyên gia y tế công cộng tới một số bang có tỷ lệ lây nhiễm cao bao gồm New York, New Jersey và Connecticut. Ngoài ra, khoảng 1.200 điểm thử virus cấp tốc cho kết quả trong vòng 15 phút cũng sẽ được triển khai từ ngày 7/4. Cập nhật lúc 15:45, 06/04/2020 6 giờ trước 3:38 PM

Hàn Quốc có 51 ca tái dương tính Viêm phổi Vũ Hán

Embed from Getty Images

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) ngày 5/4 cho biết, 51 bệnh nhân ở Daegu và khu vực lân cận tỉnh Bắc Gyeongsang – những người đã hồi phục sau khi mắc COVID-19 và hết thời hạn cách ly đã lại có kết quả tái dương tính với virus.

Tổng giám đốc KCDC Jeong Eun-kyeong cho biết virus corona mới rất có khả năng đã tái hoạt động chứ không phải những bệnh nhân này khỏi bệnh rồi lại nhiễm từ người khác bởi vì họ đã có kết quả tái dương tính chỉ trong thời gian tương đối ngắn sau khi hết cách ly. Cập nhật lúc 15:38, 06/04/2020 9 giờ trước 1:03 PM

Bác sĩ, y tá Mỹ cầu nguyện trong đại dịch viêm phổi Vũ Hán

Các nhân viên y tế tại Bệnh viện Jackson tại Miami quỳ trong khi cầu nguyện trên mái bệnh viện

Trong bối cảnh nhiều bệnh viện tại Mỹ đang trở nên quá tải với bệnh nhân nhiễm COVID-19, các nhân viên y tế ở trên tuyến đầu đối mặt với đại dịch là những người phải chịu áp lực căng thẳng nhất. Dùng sự lan tỏa của truyền thông xã hội, rất nhiều nhân viên y tế tại Mỹ cho thế giới thấy họ làm gì trong những thời gian rảnh rỗi hiếm hoi: Cầu nguyện. 

“Khi bạn có thêm vài phút tại nơi làm việc, bạn đi lên mái nhà và cầu nguyện”, Angela Gleaves, y tá tại Cơ quan y tế Vanderbilt, bang Tennessee viết trên Facebook và chia sẻ một số bức ảnh của cô cùng đồng nghiệp cầu nguyện trên mái bệnh viện.

Chúng tôi đang cầu nguyện cho các đồng nghiệp trong đơn vị của mình, cũng như cho nhân viên toàn bệnh viện. Chúng tôi cũng cầu nguyện cho các bệnh nhân và gia đình của họ trong thời gian thử thách này. Chúng tôi cũng cầu nguyện cho các đồng nghiệp toàn thế giới, những người đang chăm lo cho bệnh nhân. Tôi cảm thấy thật tốt khi làm việc này cùng với các đồng nghiệp tuyệt vời của tôi. Chúng tôi có thể cảm thấy sự hiện diện của Chúa ở trong gió, và biết rằng tất cả các bạn đều được chở che trong lời cầu nguyện”, Gleaves viết.

Bệnh viện Y tế Jackson tại Miami cũng chia sẻ một bức ảnh chụp 8 nhân viên y tế quỳ  trên mái bệnh viện để cầu nguyện. “Đây là cách chúng tôi bắt đầu buổi sáng hôm nay. Đội của tôi đọc chung lời cầu nguyện, cầu xin sự chỉ dẫn và bảo vệ của Chúa khi chúng tôi làm việc, và xin Ngài che chở cho gia đình chúng tôi”, Danny Rodriguez, làm việc tại Trung tâm Y tế Nam Jackson nói.

Tại Georgia, video quay một nhóm y, bác sĩ đứng trên mái nhà của bệnh viện Cartersville, bàn tay hướng lên trời cầu nguyện đã truyền cảm hứng và lan tỏa khắp mạng xã hội Twitter.

Ngày 15/3, trong bối cảnh dịch bệnh lan rộng, Tổng thống Mỹ Donald tuyên bố đây là ngày Quốc gia Cầu nguyện cho người Mỹ bị ảnh hưởng bởi Đại dịch corona và cho đội ngũ y tế của nước Mỹ. Ông viết:

Trong những giờ phút nguy khốn nhất, người Mỹ vẫn luôn luôn cúi đầu cầu nguyện để xin chỉ dẫn giúp chúng ta vượt qua những thách thức khó khăn và những giai đoạn đầy bất ổn. Nay khi chúng ta tiếp tục phải đối mặt với những thách thức chưa từng có đặt ra bởi đại dịch virus corona, hàng triệu người Mỹ không thể tập hợp cùng nhau về nhà thờ, đạo viện, giáo đường Do Thái hay nhà thờ Hồi giáo và các tu viện thờ phượng khác. Nhưng trong thời kỳ này, chúng ta không được ngừng xin Chúa ban cho trí tuệ, sự vỗ về an ủi và sức mạnh. Chúng ta đặc biệt phải cầu nguyện cho những người phải chịu khổ đau và những ai đã mất đi người thân. Tôi mong các bạn tham gia cùng với tôi trong một ngày cầu nguyện cho tất cả những ai đã bị ảnh hưởng bởi đại dịch virus corona. Chúng ta sẽ cầu xin Chúa đặt bàn tay chữa lành của Ngài lên người dân của đất nước chúng ta.”

Trên khắp thế giới, đội ngũ y, bác sĩ đang được tôn vinh như những anh hùng đứng giữa lằn ranh giữa virus và người dân, và những lời cầu nguyện trong những giờ phút nghỉ ngơi ngắn ngủi giúp họ bình tâm và có thêm sức mạnh thực hiện nhiệm vụ của mình.

Các nhân viên y tế cũng chia sẻ về những giờ phút khó khăn nhất trong công việc của họ khi chiến đấu với dịch bệnh để nâng cao nhận thức của người dân về nguy hiểm trong đại dịch, trong đó việc đăng các bức ảnh chụp khuôn mặt mệt mỏi và bị hằn lên do đeo khẩu trang và kính bảo vệ mắt trong thời gian dài.

Một số người cũng chia sẻ cảm xúc của mình về công việc.

“Tôi sợ đi làm”, Alessi Bonari, một y tá từ Tuscany, Ý, viết lên Instagram. “Tôi sợ bởi vì khẩu trang có thể không bám chặt vào mặt, hoặc tôi có thể vô tình chạm tay vào mặt khi đang đeo găng tay bẩn, hoặc có thể kính bảo vệ không hoàn toàn che được đôi mắt và có cái gì đó có thể lọt qua”. 

Một y tá khác chia sẻ trải nghiệm tương tự: “Hôm nay tôi đã gục xuống và khóc. Tôi khóc vì kiệt sức và cảm thấy thất bại. Bởi vì sau 4 năm làm y tá phòng cấp cứu, đột nhiên tôi thấy mình chẳng biết gì cả”, Sydny Lane viết trong một bài chia sẻ được lan truyền rộng khắp trên mạng xã hội.

Đức Trí (theo CBS News)

Related posts