Hoàng Hoa
Có một hiện thực khiến người ta phải suy ngẫm, đó là nếu vào rạp chiếu phim, bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy một bộ phim điện ảnh Hollywood được Trung Quốc đầu tư. Vậy Hollywood và Đảng Cộng sản Trung Quốc có mối liên hệ như thế nào? Và điều đó có liên quan gì đến trận đại dịch viêm phổi Vũ Hán lần này?
Gần đây, Thời báo Epoch Times đã đăng một bài báo đặc biệt “Virus nhắm đến ĐCSTQ mà tới”, cho thấy “virus lây lan dọc theo các quốc gia, thành phố, tổ chức và cá nhân có quan hệ chặt chẽ với ĐCSTQ”. Bài viết này cố gắng phân tích về việc ĐCSTQ đã khống chế nền công nghiệp điện ảnh Hollywood như thế nào.
Trung Quốc đầu tư vào phim điện ảnh Hollywood
Có một hiện thực khiến người ta phải suy ngẫm, đó là nếu bạn vào rạp chiếu phim, bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy một bộ phim điện ảnh Hollywood được Trung Quốc đầu tư.
Ngày 26/11/2019, trong danh sách 10 tác phẩm điện ảnh hay nhất năm 2019 do tạp chí Times của Mỹ bình chọn, có hơn một nửa là được tài trợ bởi các nhà sản xuất do Trung Quốc đầu tư. Các hãng phim gồm có: Tencent Pictures, Sunac Group, Shanghai Road Pictures, Media Asia Film, Bona Film.
Bộ phim Terminator: Dark Fate (Kẻ hủy diệt: Vận mệnh đen tối) được đầu tư gần 185 triệu USD, trong đó, Paramount Pictures, Skydance Media, Fox mỗi bên đầu tư 30%, Tencent Pictures của Trung Quốc chiếm 10%.
Bộ phim Terminator: Dark Fate được đầu tư gần 185 triệu USD, trong đó Tencent Pictures của Trung Quốc chiếm 10%.Hãng Bona Film đến từ Trung Quốc đầu tư cho bộ phim Midway 80 triệu USD, chiếm khoảng 70% tổng số tiền đầu tư, là nhà đầu tư lớn nhất của bộ phim này.
Năm 2014, Hãng Fosun Pictures của Trung Quốc đầu tư vào công ty sản xuất phim Hollywood Studio 8, sau đó lần lượt đầu tư vào hai bộ phim điện ảnh Billy Lynn’s Long Halftime Walk (Billy Lynn và cuộc chiến nửa đời người) và Gemini Man (Đàn ông Song Tử).
Năm 2014, Hãng Alpha Pictures đầu tư 60 triệu USD cho bộ phim Hollywood The Revenant (Bóng ma hiện về). Công ty mẹ của Alpha Pictures là tập đoàn giải trí Alpha – Hãng sản xuất phim hoạt hình lớn nhất Trung Quốc Đại Lục.
Năm 2014, phim điện ảnh Transformers 4 (Rô-bốt đại chiến 4) của Hollywood có nhà tài trợ chính là Paramount Pictures, đến từ Phim mạng 1905 của Trung Quốc đầu tư 50 triệu USD.
Cùng năm, tập đoàn Alibaba Pictures của Trung Quốc sau khi được thành lập đã liên tiếp đầu tư vào hàng loạt các phim mua kịch bản sẵn của Hollywood như: Mission Impossible, Star Trek Beyond, v.v…
Tập đoàn Alibaba Pictures (Trung Quốc) sau khi thành lập đã liên tiếp đầu tư vào hàng loạt phim mua kịch bản sẵn của Hollywood như: Mission Impossible, Star Trek Beyond…
Ngoài việc tham gia đầu tư sản xuất phim, các công ty Trung Quốc còn dùng rất nhiều phương thức để hợp tác sâu rộng, thậm chí kết giao “thông gia” hoặc tiến hành thu mua đối với các công ty giải trí điện ảnh của Hollywood.
Công ty Trung Quốc kết giao với Hollywood
Năm 2012, tập đoàn Vạn Đạt (Đại Liên Vạn Đạt) của Trung Quốc thu mua thành công chuỗi rạp phim lớn thứ hai của Mỹ AMC với giá 2,6 tỷ USD.
Ngày 19/3/2015, công ty điện ảnh Hollywood của Mỹ Lions Gate Entertainment công bố sẽ cùng với Công ty TNHH Cổ phần truyền thông Phát thanh truyền hình Hồ Nam đầu tư vào sản xuất và cam kết chiếu phim tại thị trường Trung Quốc.
Ngày 1/4/2015, công ty Hoa Nghị (Huayi Media) của Trung Quốc và hãng phim STX Hollywood thống nhất cùng sản xuất và đầu tư phát hành nhiều bộ phim của hãng STX.
Ngày 20/9/2015, Công ty China Media Capital (CMC) và Hãng phim lớn nhất Hollywood Warner Brother tuyên bố hợp tác, cùng liên kết đầu tư thành lập Flagship Entertainment Group, trong đó CMC chiếm 51% cổ phần, Warner Brothers chiếm 49%. CMC là Công ty sản xuất bộ phim Kung Fu Panda.
Bộ phim Kungfu Panda được sản xuất bởi Công ty China Media Capital (CMC). Hãng Warner Brother đã liên kết với CMC để thành lập Flagship Entertainment Group, trong đó CMC chiếm 51% cổ phần.
Năm 2016, sau AMC, tập đoàn Vạn Đạt tiếp tục thu mua rạp phim khác của Mỹ là Carmike Cinemas.
Đầu năm 2016, Vạn Đạt tuyên bố đã mua công ty Mỹ Legendary Entertainment với số tiền 3,1 tỷ Euro.
Tháng 1/2017, tờ VOA Chinese đưa tin, Paramount Pictures cùng với Tập đoàn Điện ảnh Thượng Hải và Truyền thông Hoa Hoa (Hua Hua) đã ký cam kết đầu tư 3 năm trị giá 1 tỷ USD. Tuy nhiên, tháng 11 cùng năm, phía Paramount Pictures tuyên bố hủy bỏ cam kết. Có tin đồn rằng do Trung Quốc đã không giữ đúng lời hứa đầu tư của mình.
Cuối tháng 9/2016, Đại Liên Vạn Đạt và Sony Pictures tuyên bố thành lập liên minh chiến lược.
Ông Vương Kiện Lâm (Wang Jianlin) là Tổng giám đốc Đại Liên Vạn Đạt, ủy viên ĐCSTQ, Đại biểu Quốc hội Khóa 18, Ủy viên thường vụ Bộ chính trị Trung Quốc, bị ngoại giới gọi là “thương nhân đỏ”.
Đài phát thanh quốc tế Pháp đưa tin: “Ông Vương Kiện Lâm rất nhiệt tình thu mua các sản nghiệp văn hóa Mỹ, thậm chí còn trù tính chiếm lấy Hollywood – biểu tượng văn hóa Mỹ. Rõ ràng ông ta không hề cân nhắc trên góc độ thương nghiệp, mà là để hoàn thành nhiệm vụ “truyền rộng ra bên ngoài” nhằm “xuất khẩu” giá trị quan của Trung Quốc tới các nước phương Tây. Hành vi thu mua của ông ấy hoàn toàn không phải là hành vi thương nghiệp, mà là hành vi chính trị”.
Ông Vương Kiện Lâm rất nhiệt tình thu mua các sản nghiệp văn hóa Mỹ, thậm chí còn trù tính chiếm lấy Hollywood. Hành động của ông thể hiện động cơ chính trị nhiều hơn mục đích thương nghiệp. (Ảnh: Getty)
Thị trường Trung Quốc và đầu tư của ĐCSTQ khiến Hollywood thay đổi
Theo số liệu của Hiệp hội Điện ảnh Hoa Kỳ (Motion Picture Association of America), doanh thu phòng vé tại thị trường Trung Quốc đạt 9 tỷ USD trong năm 2018, chỉ đứng sau Mỹ và Canada.
Báo cáo của Công ty kiểm toán Price WaterHouse Coopers (PwC) cho thấy, dự tính Trung Quốc sẽ trở thành thị trường điện ảnh lớn nhất toàn cầu vào năm 2020, doanh thu phòng vé sẽ tăng từ 9,9 tỷ USD năm 2018 lên tới 15.5 tỷ USD vào năm 2023.
Ông Timothy Doescher – Phó giám đốc Bộ phận liên minh quan hệ thuộc Quỹ Di sản The Heritage (Washington, Mỹ), cho biết: “Hollywood ngày càng dựa dẫm vào thị trường điện ảnh Trung Quốc để kiếm lợi. Điều này có nghĩa là chúng ta trong làm phim sẽ phải cân nhắc tới ĐCSTQ”.
Tờ Financial Times đưa tin: “Aynne Kokas, nhân viên nghiên cứu của Trung tâm học giả quốc tế Woodrow Wilson và là tác giả cuốn sách Hollywood made in China, cho biết: ‘Bạn rất khó có thể tìm được một nhà chế tác phim đồng ý sản xuất bộ phim điện ảnh miêu tả mặt trái của Trung Quốc’”.
‘Bạn rất khó có thể tìm được một nhà chế tác phim đồng ý sản xuất bộ phim điện ảnh miêu tả mặt trái của Trung Quốc’.
Kênh truyền thông Deutsche Welle của Đức cho biết: “Phó viện trưởng Học viện điện ảnh Bắc Kinh Du Kiếm Hồng (Yu Jianhong) cho biết, ĐCSTQ thừa nhận khai phá thị trường ở rất nhiều các lĩnh vực, tuy nhiên, chúng tôi phải xem xét tới tính đặc thù về ngành giải trí cũng như văn hóa. Chúng bao gồm tính chất hình thái ý thức và giáo dục, vì vậy sẽ không thể đối xử như nhau được”.
Đài Phát thanh Quốc tế Canada RCI cho biết: “Trung Quốc đang dần trở thành thị trường điện ảnh lớn nhất thế giới. Đồng thời, một lượng lớn tiền đầu tư của Trung Quốc được rót vào Hollywood, điều này đồng nghĩa với việc những nội dung phim mà bạn xem sẽ bị thay đổi ở một mức độ nào đó”.
Nhân viên nghiên cứu cao cấp của Quỹ Di sản The Heritage Timothy Doescher nói: “ĐCSTQ vô cùng hiểu rõ đó là văn hóa đóng vai trò hàng đầu trong chính sách và chính trị. Nếu bạn nắm chắc được văn hóa trong tay, vậy thì, bạn đã nắm chắc được một yếu tố quan trọng trong việc định hướng dân chúng”.
‘Chiến Lang 2’ sản xuất vào năm 2017 do Ngô Kinh thủ vai đã đi vào lịch sử phòng vé Trung Quốc khi trở thành bộ phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại. Tuy nhiên bộ phim gặp nhiều chỉ trích vì ý đồ tuyên truyền lộ liễu.
Kịch bản ĐCSTQ sử dụng để khống chế Hollywood
Ngày 19/11/2018, tờ The Sydney Morning Herald của Úc đăng bài viết có tựa đề “Kịch bản ĐCSTQ sử dụng để khống chế Hollywood như thế nào”.
Bộ phim Red Dawn năm 2012 miêu tả câu chuyện Trung Quốc tấn công thị trấn nhỏ của Mỹ, đã làm dấy lên làn sóng phản đối trong giới quan chức Trung Quốc. Ngay sau đó, công ty MGM của Hollywood chỉ tốn 1 triệu USD vào ứng dụng kỹ thuật số để thay đổi toàn bộ nhân vật phản diện thành người Triều Tiên (thay cho người Trung Quốc).
Bài viết cho thấy, tầm ảnh hưởng mạnh mẽ của ĐCSTQ quyết định người Mỹ sẽ được sản xuất và thưởng thức một bộ phim có nội dung như thế nào. Việc này cho thấy chính phủ Trung Quốc đang khống chế một phần tiếng nói toàn cầu (của Hollywood), nhào nặn ra hình tượng một chính quyền Trung Quốc rất tốt đẹp và không có tính uy hiếp đối với thế giới.
Việc Hollywood thay đổi nội dung phim để phù hợp với xét duyệt của chính phủ Trung Quốc hay các nguyên nhân khác đã trở nên quá quen thuộc. Ví dụ như đối với bộ phim Điệp viên 007: Tử địa Skyfall (tựa gốc: Skyfall). và World War Z (Thế chiến Z).
World War Z trong kịch bản gốc có nguồn lây lan virus xuất phát từ tội ác mổ cướp nội tạng diễn ra tại Trung Quốc. Tuy nhiên để có thể xâm nhập vào thị trường rộng lớn này cùng với áp lực kiểm duyệt, bộ phim đã phải thay đổi chi tiết nguồn lây nhiễm virus trong kịch bản.
Ngày 4/10/2018, Phó tổng thống Mỹ Mike Pence phát biểu về hai bộ phim trên, rằng Hollywood đã phải thay đổi một số nội dung để tiến được vào thị trường Trung Quốc. Ông nói: “Bộ phim World War Z chắc chắn cần thay đổi nội dung về một loại virus có trong kịch bản, bởi vì nguồn gốc của nó đến từ Trung Quốc. Còn bộ phim Red Dawn phải sử dụng kỹ thuật số để biến các nhân vật phản diện thành người Triều Tiên”.
Ông cho biết: “Bắc Kinh thường xuyên yêu cầu Hollywood miêu tả mặt chính diện của ĐCSTQ một cách chặt chẽ. Những nhà sản xuất hay người chế tác nào không thực hiện được điều đó sẽ bị trừng phạt. Nhân viên kiểm duyệt của Bắc Kinh sẽ lập tức cho cắt bỏ hoặc cấm chỉ bộ phim đó dù chúng chỉ có một chi tiết rất nhỏ phê bình ĐCSTQ”.
Báo The Independent của Anh viết: “Đạo diễn Hollywood thường thêm vào phim các nội dung mang tính ‘nịnh hót’ ĐCSTQ”.
Ví như Rian Johnson, đạo diễn kiêm biên kịch bộ phim hành động Looper (Sát thủ xuyên không) đã sử dụng rất nhiều tình tiết dịch chuyển từ Paris qua Thượng Hải, mục đích là để kêu gọi đầu tư từ Trung Quốc.
ĐCSTQ muốn các bộ phim Hollywood nhào nặn ra hình tượng một chính quyền tốt đẹp và không có tính uy hiếp đối với thế giới. (Ảnh: Getty)
Những bộ phim Hollywood bị Trung Quốc cấm công chiếu
Bộ Phim Red Corner (1997) của Hollywood kể về một thương nhân người Mỹ (do Richard Gere thủ vai), ông tới Trung Quốc để mua bán vệ tinh, nhưng không may bị vướng vào một vụ án mưu sát, và Gere trở thành hung thủ. Bộ phim bóc trần góc tối trong ngành tư pháp cũng như hiện trạng vi phạm nhân quyền tại Trung Quốc.
Bộ phim công chiếu lần đầu tại Mỹ đúng vào thời điểm Giang Trạch Dân tới thăm Mỹ. Cuối cùng, Gere bị liệt vào danh sách đen của ĐCSTQ, không thể tiến vào thị trường nước này.
Một bộ phim nổi tiếng khác của Hollywood cũng bị Trung Quốc cấm công chiếu, đó là phim The Laundromat do đạo diễn lừng danh Steve Soderbergh chỉ đạo diễn xuất, diễn viên Meryl Streep thủ vai chính. Trong phim có hơn 10 phút nói về vụ án tiền Bí thư thành phố Trùng Khánh giết hại một thương nhân nước ngoài tên Heli Heywood. Điều này đã đụng chạm tới “vùng cấm” của ĐCSTQ – mổ cướp và buôn bán nội tạng của học viên Pháp Luân Công.
Trong phim có một phân cảnh: Trong một ngôi đình có kiến trúc Trung Hoa, một người mặc bộ quần áo màu vàng đang luyện công, bỗng Bạc Hy Lai dẫn theo cảnh sát tới bắt người này. Sau đó, trong một nhà xưởng, nhân viên y tế cầm một trái tim còn đang đập cho vào hộp chuyên dụng.
ĐCSTQ lo sợ những chi tiết nhạy cảm trong các bộ phim Hollywood sẽ khiến mặt trái của chính quyền bị phơi bày, ảnh hưởng đến hình ảnh của chính nó. Vì vậy, các bộ phim đưa vào thị trường tỷ dân này phải chịu kiểm duyệt hết sức gắt gao. (Ảnh: Getty)
Hollywood trở thành công cụ của ĐCSTQ
Dân biểu Đảng dân chủ Mỹ Brad Sherman lo rằng Hollywood đang hoạt động dựa trên “sắc mặt” của ĐCSTQ. Ông nêu rõ: “Có thể nói Hollywood sẽ không bao giờ quay các bộ phim về Tây Tạng nữa. Hiện nay dù là nội dung phim nói về Sao Hỏa hay bất cứ địa điểm nào, đều phải có nhân vật là người Trung Quốc thì mới được Hollywood coi trọng”.
Ngày 26/5/2019, tạp chí The Hill của Mỹ có đăng một đoạn bình luận nổi tiếng: “Các ngôi sao Hollywood hiếm khi dám đụng chạm đến các vấn đề nhạy cảm của ĐCSTQ, tuy nhiên cũng có ngoại lệ, trong đó có bạn của Đạt Lai Lạt Ma – nam diễn viên nổi tiếng Richard Gere”.
Gere nói với báo VOA Chinese rằng: “Hollywood hiện tại đang gia tăng quyền lực chuyên chế, các xưởng chế tác đều phải rất thận trọng, chỉ sợ đắc tội với chính phủ của thị trường phòng vé lớn thứ hai thế giới”.
Nói ‘không’ với kiểm duyệt của ĐCSTQ
Once Upon A Time In Hollywood (Chuyện ngày xưa ở Hollywood) được Tạp chí Timeđánh giá là một trong mười bộ phim hay nhất, dự kiến được phát hành tại Trung Quốc vào ngày 25/10/2019, nhưng đột nhiên bị Trung Quốc rút tiền và hoãn vô thời hạn. Được biết, đó là do bộ phim liên quan đến nhân vật Lý Tiểu Long gây tranh cãi.
Đạo diễn nổi tiếng người Mỹ, ông Quentin Taratino đã từ chối sửa đổi bộ phim này.
Đạo diễn Quentin Taratino là một trong số ít các đạo diễn ở Hollywood dám công khai bày tỏ phản đối ĐCSTQ bất chấp bộ phim của ông bị từ chối tại thị trường hốt bạc này.
Sau đó, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Pompeo đã tweet rằng ông hoan nghênh Quentin từ chối sửa phim của mình để đáp ứng sự kiểm duyệt của ĐCSTQ, bởi tự do ngôn luận là quyền lợi không thể bị cướp đoạt.
Đại sứ quán và Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Trung Quốc đã dịch sang tiếng Trung tweet này.
Từ bỏ ĐCSTQ là chìa khóa để tránh tai họa
Những đạo diễn hay minh tinh Hollywood dám công khai nói không với ĐCSTQ không nhiều. Hầu hết các hãng điện ảnh Hollywood đều chịu khuất phục trước ĐCSTQ.
Bình luận viên Thời báo Epoch Times, Hồng Vi (Hong Wei) cho biết: “Trận dịch bệnh này đã thể hiện rõ ràng, những ai cùng phe với chính quyền lang sói đều phải trả giá đắt. Dù cho sử dụng biện pháp xửa lý gì đi chăng nữa, nhân loại đối với trận dịch này đều lộ ra sự bất lực”.
Thời báo Epoch Times đặc biệt chỉ ra: “Muốn giải trừ nguồn cơn của tai ương, thì hãy hiểu rõ bộ mặt thật của ĐCSTQ. Rời xa ĐCSTQ, từ chối ĐCSTQ, là có thể thoát được tai ương, không bị ôn dịch xâm hại”.
Hoàng Hoa