- Thư Hoa
Gần đây, có dư luận so sánh tình hình dịch bệnh ở New York và Hồng Kông. Người ta thấy rằng trong một số điều kiện khách quan thì hai nơi tương tự nhau, tuy nhiên xét về mức nguy cơ bùng phát của “virus Trung Cộng” (virus viêm phổi Vũ Hán, virus corona mới) thì Hồng Kông lẽ ra phải cao hơn đáng kể so với New York, nhưng dữ liệu dịch bệnh thực tế ở hai nơi cho thấy tình hình hoàn toàn ngược lại.
New York và Hồng Kông đều là trung tâm tài chính thế giới. Về dân số, New York là 8,5 triệu, Hồng Kông ít hơn một triệu, tức khoảng 7,5 triệu, số lượng du khách ở hai nơi gần như bằng nhau. Tuy nhiên, trong số đó thì du khách từ Trung Quốc Đại Lục đến New York mỗi năm khoảng 1,1 triệu, trong khi đến Hồng Kông là 51 triệu, nhiều gấp 46 lần so với New York, khoảng cách giữa New York và Hồng Kông đến Vũ Hán lần lượt là 12.033 km và 919 km.
Từ các số liệu khách quan đánh giá thì Hồng Kông có rủi ro bùng phát dịch bệnh cao hơn rất nhiều lần so với New York, cho dù là số lượng chẩn đoán hay tử vong lẽ ra đều phải cao hơn New York. Thế nhưng, tính đến ngày 13/4, số trường hợp chẩn đoán nhiễm virus được xác nhận ở New York là 110.465, so với 1.016 ở Hồng Kông, số ca tử vong ở New York là 7.895 còn Hồng Kông chỉ có 4. Nói cách khác, tỷ lệ tử vong do nhiễm dịch ở New York là 7,16%, trong khi đó ở Hồng Kông là 0,39%.
Cho đến nay, “virus Trung Cộng” không có thuốc điều trị tương ứng và không có vắc-xin. Tỷ lệ tử vong ở hai nơi rất khác nhau. Biện pháp chống dịch bệnh của chính quyền Trump ở Mỹ là “Flattening the Line”, nghĩa là nếu có thể giảm tốc độ lây nhiễm thì tránh được xảy ra số lượng lớn trường hợp bị nhiễm trong thời gian ngắn khiến hệ thống y tế sụp đổ, vì nếu trường hợp này xảy ra thì số người thiệt mạng sẽ nhanh chóng tăng vọt.
Bốn yếu tố khác biệt ở Hồng Kông
Có tổng kết chỉ ra 4 lý do giải thích trường hợp nhiễm viêm phổi Vũ Hán tại Hồng Kông khác xa New York, dù Hồng Kông nằm trong khu vực có nguy cơ cao: (1) Không tin vào Chính phủ Lâm Trịnh Nguyệt Nga; (2) Không tin vào ĐCSTQ; (3) Không tin vào Tổ chức Y tế Thế giới; (4) vào tháng Hai, giới nhân viên y tế Hồng Kông bãi công yêu cầu Chính phủ cấm cửa hoàn toàn người Trung Quốc Đại Lục nhằm ngăn chặn dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán lây lan.
Trong 4 yếu tố thì 3 yếu tố đầu tiên là Chính phủ Lâm Trịnh Nguyệt Nga, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có điểm chung phía sau là nhà cầm quyền ĐCSTQ.
Vì sao New York trở thành “Vũ Hán” của Mỹ?
Tại Mỹ, tính đến ngày 15/4, số trường hợp nhiễm “viêm phổi Trung Cộng” được xác nhận trên toàn quốc là gần 610.000, trong đó chỉ riêng ở New York là 203.377, chiếm khoảng 33,4% trên toàn quốc. Là đô thị lớn nhất thế giới, New York là trung tâm tài chính, kinh doanh, văn hóa và truyền thông toàn cầu, là nơi Liên Hợp Quốc đặt trụ sở. Do vị thế đặc biệt và tầm ảnh hưởng quan trọng của New York nên nơi đây cũng là nơi ĐCSTQ tìm cách thâm nhập ở mọi khía cạnh.
Phố Wall và thị trường tài chính Mỹ đã trở thành nguồn lợi lớn của ĐCSTQ, uy tín của Liên Hợp Quốc đã bị ĐCSTQ tước đoạt, WHO đã bị ĐCSTQ thao túng; giới quyền quý và nhân vật chính trị quan trọng tại New York thì lên tiếng thay cho ĐCSTQ; truyền thông ĐCSTQ mua trang trả phí trong truyền thông dòng chính tại Mỹ; trường Đại học Mỹ cho phép Học viện Khổng Tử hoạt động; cộng đồng người Hoa bị lợi dụng để chống lại những người khác biệt về đức tin và chính kiến; Tân Hoa Xã và báo mạng Nhân dân của ĐCSTQ đã thành lập văn phòng tại Manhattan; quảng cáo của Tân Hoa Xã được phát sóng ngày đêm trên Quảng trường Thời đại…
Ngày 12/3, Washington Post đã đưa ra một bản cáo trạng đanh thép để yêu cầu hủy bỏ “chỉ số bị động” này, theo đó cáo trạng đề cập đến một loại sản phẩm đầu tư tài chính gọi là “chỉ số bị động”, trong đó liên quan nhiều doanh nghiệp quân sự của ĐCSTQ.
Tác giả Josh Rogin của Washington Post chỉ ra rằng việc Phố Wall sử dụng các công cụ như vậy để đầu tư vốn của Mỹ vào thị trường Trung Quốc đặc biệt không lành mạnh, còn nguy hại hơn cả dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán.
Rogin cho rằng dòng vốn mua “chỉ số bị động” sẽ chảy vào ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc. Ông đặt câu hỏi, tại sao giới đầu tư Mỹ lại rót vốn vào ngành công nghiệp quân sự của ĐCSTQ?
ĐCSTQ thu mua truyền thông chính thống và trực tiếp dưới dạng “virus Trojan” chèn tuyên truyền của ĐCSTQ vào truyền thông chính thống ở New York để truyền bá tin tức sai lệch của ĐCSTQ trên khắp nước Mỹ.
Tờ Nhật báo Trung Quốc (China Daily) bằng tiếng Anh dùng hình thức đăng bài trả tiền để đăng những bài viết tuyên truyền cho ĐCSTQ trên truyền thông chính thống Mỹ như WSJ, New York Times, Washington Post, USA Today… Phụ trang được họ trả tiền đặt tên thống nhất là “Quan sát Trung Quốc” (China Watch) và nội dung hoàn toàn do China Daily viết và biên tập.
Ngày 9/6/2016, Thời báo Tài chính (Financial Times) của Anh đưa tin, giáo sư George Shambaugh về khoa học chính trị tại Đại học George Washington ước tính chi phí của ĐCSTQ hàng năm cho tuyên truyền ở nước ngoài lên tới 10 tỷ đô la Mỹ.
Hình mẫu chống dịch bệnh của Đài Loan và Hồng Kông là do đâu?
Nhìn lại Hồng Kông, từ tháng 6 năm ngoái đến hết tháng 12 khi ĐCSTQ chính thức tuyên bố bùng phát dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán, là thời gian Hồng Kông bùng nổ chiến dịch chống Dự luật Dẫn độ kéo dài hơn nửa năm. Trong thời gian này ý thức chống ĐCSTQ của người dân Hồng Kông cũng ngày càng mạnh mẽ. Lực lượng chính của phong trào này là những người trẻ tuổi.
Có một quan điểm rằng người dân Hồng Kông đã bỏ lỡ thời gian tốt nhất để đấu tranh cho tự do và dân chủ vào thời điểm năm 1997 khi chủ quyền Hồng Kông bị trả về Đại Lục, vì khi đó họ đã không chống lại, đề rồi hai thập kỷ tiếp theo ĐCSTQ đã dần làm xói mòn “một quốc gia, hai chế độ”, vì vậy phong trào này phải chống lại đến cùng cho thế hệ mai sau.
Với sự phát triển của phong trào, người dân Hồng Kông ngày càng không còn kỳ vọng gì vào ĐCSTQ, yêu cầu cộng đồng quốc tế quan tâm và đưa ra các biện pháp trừng phạt. Khẩu hiệu đấu tranh cũng xuất hiện “Trung Cộng cút đi”, và thậm chí sau đó là “Trời diệt Trung Cộng”. Trong 6 tháng đấu tranh đó của người dân Hồng Kông vô tình cũng chính là hành động phòng ngừa hiệu quả nhất chống lại dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán tại Hồng Kông.
Đài Loan là một ví dụ sống động khác cho thấy tránh xa ĐCSTQ là hành động ngăn ngừa dịch bệnh tốt nhất.
Tình cảnh của Hồng Kông cũng cung cấp cho Đài Loan một ‘mũi tiêm phòng’ chống dịch bệnh, cho phép người Đài Loan thấy rõ diện mạo thực sự của cái gọi là “một quốc gia, hai chế độ”, chính vì sự sụp đổ niềm tin đối với ĐCSTQ đã giúp bà Thái Anh Văn tưởng như đang yếu thế nhưng cuối cùng đã chiến thắng áp đảo trước ứng viên Hàn Quốc Du thân ĐCSTQ, qua đó tái đắc cử Tổng thống Đài Loan. Nhờ WHO hợp tác với ĐCSTQ để tẩy chay Đài Loan đã cho phép Đài Loan có được thông tin dịch bệnh thực sự từ Mỹ, khiến Đài Loan trở thành mô hình kiểu mẫu trong phòng chống dịch bệnh trên thế giới.
Liên Thư Hoa (theo Epoch Times)