Điểm tin thế giới sáng thứ Hai 27/4

Thuỵ Điển đóng cửa toàn bộ Viện Khổng tử do ĐCSTQ hậu thuẫn

Khi quan hệ giữa Trung Quốc và phần còn lại của thế giới tiếp tục xấu đi do sự bùng phát của dịch COVID-19, chính phủ Thụy Điển đã quyết định đóng cửa tất cả các Viện Khổng Tử trong nước để ngăn chặn ảnh hưởng của Bắc Kinh đến hệ thống giáo dục nước này.

viện khổng tử
Nếu nghiên cứu cẩn thận về cách tổ chức và tài liệu giảng dạy của Học viện Khổng Tử, những ai am hiểu Khổng Tử có thể dễ dàng nhận thấy cái gọi là “Học viện Khổng Tử” vốn không có gì của Khổng Tử (Ảnh từ Facebook phim tài liệu “Mượn tên Khổng Tử”).

Theo The Times, Thụy Điển được cho là quốc gia châu Âu đầu tiên đóng cửa tất cả các Học viện và lớp học Khổng Tử – những tổ chức được Bắc Kinh bảo trợ nhằm “thúc đẩy ngôn ngữ Trung Quốc và tăng cường giao lưu văn hóa giữa hai nước.”

Bài báo chỉ ra rằng tình hữu nghị song phương giữa Trung Quốc và Thụy Điển đã “xấu đi thành sự thù địch và nghi ngờ lẫn nhau” và chính phủ Thụy Điển đã bày tỏ lo ngại về âm mưu tẩy não của Bắc Kinh đối với học sinh địa phương thông qua các trung tâm Viện Khổng tử đầy tai tiếng. 

Viện Khổng tử đầu tiên được đặt tại Đại học Stockholm ở Thụy Điển vào năm 2005, và là Viện Khổng Tử đầu tiên ở Châu Âu.

Vào tháng 12 năm ngoái, Thụy Điển đã đóng cửa 4 Học viện Khổng Tử tại đất nước mình, chỉ còn lại một lớp học Khổng Tử ở thị trấn Falkenberg phía nam Thụy Điển. Tuy nhiên, lớp học này cũng đã bị đình chỉ vào tuần trước.

Ông Bjorn Jerden, người đứng đầu Chương trình châu Á tại Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế Thụy Điển, nhận xét đây là bằng chứng vững chắc về sự thay đổi thái độ của Thụy Điển đối với Trung Quốc.

Một số chuyên gia cho rằng việc Thụy Điển chấm dứt các chương trình giáo dục văn hóa Trung Quốc cũng có thể liên quan đến xung đột do Bắc Kinh bắt giữ chủ nhà sách ở Hồng Kông có quốc tịch Thụy Điển là Quế Mẫn Hải vì bán một số đầu sách chỉ trích Tổng bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình. 

Thuỵ Điển đã lên tiếng phản đối gay gắt vụ bắt giữ này và tháng 11 năm ngoái đã trao giải Tucholsky cho ông Quế vì những tác phẩm đóng góp cho tự do ngôn luận, khiến ĐCSTQ hết sức tức giận và uy hiếp sẽ trả đũa Thụy Điển bởi hành động này.

Vụ bắt giữ đã làm tổn hại nghiêm trọng sự tín nhiệm giữa hai nước, theo ETtoday.

Từ năm 2004, chính phủ Trung Quốc đã thành lập nhiều Viện Khổng Tử ở nhiều trường đại học ở nước ngoài với lý do thúc đẩy ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc. Nhưng các quan chức chính phủ Mỹ và một số quốc gia đã chỉ ra rằng các Viện Khổng Tử này là công cụ tuyên truyền của chính phủ Trung Quốc.

Giám đốc FBI Christopher Ray nói trong một phiên điều trần trước quốc hội Mỹ hồi năm ngoái rằng Viện Khổng Tử “có một mô thức gián điệp đáng kể” và là một phần của chính phủ Trung Quốc nhằm thúc đẩy quyền lực mềm và mở rộng ảnh hưởng. Ông nói rằng các dự án của Viện Khổng Tử cũng cho phép chính phủ Trung Quốc hạn chế tự do học thuật và tiến hành kiểm duyệt.

Đầu năm nay, Đại học Maryland ở Hoa Kỳ cũng tuyên bố dừng hoạt động của Viện Khổng Tử sau khi có những cáo buộc về ảnh hưởng chính trị của Bắc Kinh đối với các học giả. Nhiều chủ đề nhạy cảm, bao gồm độc lập của Đài Loan và các vụ truy tố người Tây Tạng của ĐCSTQ đều bị bỏ qua trong các lớp học, theo Đài phát thanh Quốc tế Pháp.

Ông trùm ngành giải trí TQ mất tích hơn 3 tháng, Wanda Film gần phá sản

Vương Kiện Lâm (Wang Jianlin), ông trùm ngành giải trí Trung Quốc, chủ tịch Wanda Group, ba lần liên tiếp giữ danh hiệu người giàu nhất Trung Quốc và thậm chí giàu nhất châu Á, đã không xuất hiện trước công chúng trong hơn 3 tháng vừa qua. Hiện tại, Wanda Group đang gặp khó khăn để duy trì hoạt động; 4 công ty giải trí và du lịch niêm yết bị thiệt hại nghiêm trọng, với khoản nợ tập đoàn gần 400 tỷ nhân dân tệ.

Ông Vương Kiện Lâm, chủ tịch Wanda Group, đã không xuất hiện trước công chúng trong hơn ba tháng. (Ảnh: Stuart Isett/Fortune Global Forum/ Flickr)

Theo iAsk Media, ông Vương Kiện Lâm 66 tuổi, lần cuối xuất hiện trước công chúng tại Hội nghị thường niên của Wanda vào ngày 13/1. Bài phát biểu của ông Vương sau đó không được công khai, đây là chuyện hiếm thấy, lần đầu tiên xảy ra. Kể từ đó, không thấy ông Vương xuất hiện trước công chúng, cho đến nay, đã “biến mất” hơn ba tháng. Bị ảnh hưởng bởi dịch virus Vũ Hán, tỷ phú họ Vương nháy mắt biến thành “chúa chổm”, với khoản nợ lên đến 400 tỷ nhân dân tệ.

Ngày 14/4, “Wanda Film” công bố báo cáo tài chính quý I năm 2020, các công ty niêm yết trong quý đầu tiên năm nay, dự kiến lợi nhuận ròng sẽ sụt giảm nghiêm trọng với khoản lỗ  trong khoảng từ 550 – 650 triệu nhân dân tệ.

Truyền thông Trung Quốc Đại Lục cho biết, dưới ảnh hưởng của dịch viêm phổi Vũ Hán, hệ thống rạp chiếu film lớn nhất ở Mỹ AMC có cổ phần của Wanda Film đã hoàn toàn đóng cửa, 1000 rạp phim trên toàn thế giới cũng cùng chung số phận, kéo theo 600 nhân viên phải tạm thời nghỉ việc. Hiện tại, chi phí hàng tháng của tập đoàn là khoảng 155 triệu đô la Mỹ (khoảng 1.096 tỷ nhân dân tệ), đồng thời còn có 4,9 tỷ đô la Mỹ (khoảng 34.634 tỷ nhân dân tệ) nợ đang chờ xử lý. Hơn nữa, AMC phải đối mặt với rủi ro vỡ nợ và có thể phải xin bảo hộ phá sản. Tuy nhiên, thông tin xin “phá sản” này bị Wanda Group bác bỏ.

Các công ty thể thao khác tại Hoa Kỳ có cổ phần của Wanda, chuỗi phát triển khách sạn Wanda ở Hồng Kông và Phim Wanda ở Trung Quốc cũng công bố kết quả kinh doanh thua lỗ đáng kể, khiến giá cổ phiếu giảm thê thảm.

Các công ty bất động sản thuộc Wanda Plaza cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Báo cáo cho biết tính đến cuối tháng 6/2019, tập đoàn Wanda Đại Liên (Dalian Wanda) đã sở hữu hoặc vận hành tổng cộng 289 trung tâm thương mại của Wanda Plaza. Mặc dù Wanda Plaza đã hoạt động trở lại trên toàn quốc, nhưng theo ước tính doanh thu hàng năm, tăng trưởng âm đang có xác suất cao.

Theo Báo cáo Hurun, đầu năm 2017, ông Vương Kiện Lâm và gia tộc liên tiếp lần thứ ba giàu nhất Trung Quốc với khối tài sản lên tới 215 tỷ Nhân dân tệ. Đến đầu năm 2020, ông này xếp thứ 9 trong danh sách người giàu nhất tại Trung Quốc với khối tài sản trị giá 119 tỷ Nhân dân tệ. Nhưng giờ đây, ông Vương không chỉ mất “ngôi vương” mà tài sản công ty còn bị thu hẹp 44%.

Nguồn tin nội bộ chỉ ra rằng bước ngoặt của Wanda bắt đầu từ năm 2017, khi tập đoàn này nhanh chóng mở rộng đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt tham gia chiến lược “Một vành đai – Một con đường” đang bị chỉ trích trên toàn cầu của ĐCSTQ. Hiện tại, nhiều dự án có liên quan đến chiến lược này đã đột ngột bị dừng lại, do nguồn tiền đầu tư bị thiệt hại nặng nề.

Trung Quốc không cho Ba Lan bay qua không phận để tới Đài LoanXuân Lan

Trung Quốc đã từ chối cấp quyền cho một máy bay của Ba Lan vào không phận nước này khi máy bay đang trên đường tới Đài Loan để nhận vật tư y tế chống dịch COVID-19.

Dữ liệu trên Flightradar cho thấy máy bay của Ba Lan phải bay vòng xuống phía dưới để tới được Đài Loan (Ảnh chụp màn hình)

Hôm 22/4, theo truyền thông Ba Lan và Taiwan News, một chiếc máy bay của hãng hàng không Ba Lan là LOT đã khởi hành từ sân bay Chopin ở thủ đô Warsaw và hạ cánh tại sân bay quốc tế Đào Viên, Đài Loan sau 12 giờ bay, trở thành chuyến bay thẳng đầu tiên từ một quốc gia châu Âu tới Đài Loan.

Đây là chuyến bay với mục đích vận chuyển các vật tư y tế do Đài Loan hỗ trợ đem trở về Ba Lan.

Tuy vậy, dữ liệu trên Flightradar cho thấy chuyến bay đã tới Đài Loan muộn hơn 2 tiếng so với kế hoạch. Nguyên nhân là bởi chính phủ Trung Quốc từ chối cho phép chiếc máy bay này bay trên không phận của họ. Do vậy, máy bay LOT phải bay vòng xuống khu vực Đông Nam Á để tới Đài Loan.

Trước đó, chính phủ Đài Loan đã hứa viện trợ 10 triệu khẩu trang y tế cho Ba Lan nhằm đối phó lại đại dịch Viêm phổi Vũ Hán (COVID-19). 

Hôm 10/4, Ba Lan đã nhận được nửa triệu khẩu trang được vận chuyển bởi hãng China Airlines của Đài Loan, theo CNA. 

Tối 23/4 , máy bay đã khởi hành quay trở về lại Ba Lan và mang theo 10 tấn vật tư y tế. Trên đường về, máy bay cũng tiếp tục phải bay vòng xuống khu vực Đông Nam Á.

Tối 23/4 , máy bay đã khởi hành quay trở về lại Ba Lan và mang theo 10 tấn vật tư y tế. Trên đường về, máy bay cũng tiếp tục phải bay vòng xuống khu vực Đông Nam Á.

Triều Tiên đưa tin Kim Jong Un khen người lao động

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, người mặc áo trắng, trong một chuyến công tác (ảnh: chụp màn hình video của CBS News) Sáng nay, thứ Hai (27/4), Đại Kỷ Nguyên xin gửi tới quý độc giả một số tin thế giới nổi bật đêm qua:

Hôm Chủ nhật, truyền thông Triều Tiên đưa tin rằng lãnh đạo Kim Jong Un “đánh giá cao” những người lao động đang xây dựng các cơ sở hạ tầng ở một thành phố nằm gần biên giới phía Bắc, theo Yonhap.

“Đồng chí Kim Jong Un đánh giá cao những người lao động đang làm việc hết mình để xây dựng Samjiyon”, báo nhà nước Triều Tiên Rodong Sinmun tuyên bố. “Những công nhân ở đó đang hăng say đóng góp một cách hiệu quả vào sự nghiệp xây dựng một cường quốc xã hội chủ nghĩa và không lúc nào quên sự kỳ vọng và tin tưởng của đảng đối với họ”.

Hãng tin CNN nói hiện chưa xác thực được bài báo của Rodong Sinmun, cũng chưa rõ có thật lời cảm ơn đến từ Kim hay không.

Bình Nhưỡng vẫn tiếp tục giữ im lặng về tình trạng sức khỏe của ông Kim trong bối cảnh có nhiều tin đồn rằng lãnh đạo tối cao bị hôn mê hoặc thậm chí đã qua đời. Giới tình báo Mỹ, Hàn nghi ngờ thông tin rằng Kim gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Saudi Arabia bỏ luật xử tử trẻ vị thành niên

Saudi Arabia đã quyết định không áp dụng án tử hình đối với các cá nhân phạm tội khi còn ở tuổi vị thành niên, Ủy ban Nhân quyền (HRC) của nước này tuyên bố, sau khi trích dẫn một sắc lệnh hoàng gia của Vua Salman, theo Reuters.

Thay vì phải chịu án tử hình như trước kia, những trẻ vị thành niên phạm tội giết người chỉ bị bắt đi cải tạo không quá 10 năm trong các trại giam dành riêng cho đối tượng này. Tuy nhiên vẫn chưa rõ khi nào quy định mới sẽ được áp dụng.

Saudi Arabia đã xử tử 184 tù nhân vào năm 2019, trong đó có ít nhất một tử tù là trẻ vị thành niên. Quy định xử tử đối với người ở tuổi vị thành niên trước đây ở Ả Rập Xê Út là trái với công ước về quyền trẻ em của Liên Hợp Quốc mà nước này đã phê chuẩn.

Thủ tướng Anh đã trở lại nhà tại Phố Downing

Thủ tướng Anh, Boris Johnson, đã trở lại nhà của mình ở Phố Downing vào Chủ nhật sau khi điều trị thành công bệnh Covid-19. Ngoại trưởng Anh, ông Dominic Raab, cho biết ông Johnson có tinh thần tốt và sẽ bắt đầu làm việc “toàn thời gian” vào ngày thứ Hai, Reuters đưa tin.

Ông Johnson, 55 tuổi, đã phải điều trị tích cực trong 3 ngày ở phòng cấp cứu sau khi bệnh viêm phổi Vũ Hán của ông trở nặng. Khi được xuất viện, ông Johnson đã có hai tuần phục hồi tại Checkers, quê nhà của ông.

Ông Mnuchin: Kinh tế Mỹ sẽ hồi phục nhanh sau đại dịch

Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Steven Mnuchin, hôm Chủ nhật, khẳng định nền kinh tế Mỹ sẽ sớm phát triển trở lại sau đại dịch, mặc dù có cảnh báo rằng Covid-19 sẽ còn tác động tiêu cực trong thời gian dài, theo AFP.

“Tôi nghĩ khi chúng ta bắt đầu mở cửa lại nền kinh tế vào tháng 5 và tháng 6, bạn sẽ thấy nền kinh tế thực sự hồi phục vào tháng 7, tháng 8, và tháng 9”, ông Mnuchin nói với Fox News.

“Chúng tôi đang xúc tiến một khoản tài chính cứu trợ chưa từng có cho nền kinh tế. Bạn sẽ nhìn thấy hàng nghìn tỷ đô la được rót vào nền kinh tế, tôi nghĩ rằng điều này sẽ có tác dụng đáng kể”, ông Mnuchin cho biết thêm.

Nghị viện Mỹ tuần qua đã thông qua dự luật cứu trợ kinh tế trị giá 483 tỷ đô la bổ sung vào gói tài chính khẩn cấp trị giá 2,2 nghìn tỷ đô la được thông qua vào giữa tháng Ba.

Covid-19 tiến triển tốt, New York lên kế hoạch mở cửa trở lại

Số người chết vì virus Vũ Hán ở bang New York, Hoa Kỳ, đã giảm xuống 367 vào ngày Chủ nhật, đây là mức thấp nhất trong gần một tháng qua. Chính quyền New York đang lên kế hoạch mở cửa trở lại vào ngày 15/5, địa điểm đầu tiên được gỡ bỏ phong tỏa có thể là vùng ngoại ô thành phố New York, theo Bloomberg.

Ông Cuomo cho biết thêm, sẽ có khoảng dừng 2 tuần sau lần mở cửa đầu tiên để đánh giá tình hình. Căn cứ trên số ca nhiễm và bệnh nhân nhập viện sẽ quyết định việc mở cửa tiếp theo.

Related posts