- Tuyết Mai
Gần đây, trường hàng đầu của Mỹ là Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đã công bố danh sách nhập học sớm, mặc dù trường không công bố lý lịch quốc tịch của sinh viên mới được nhận, nhưng giới truyền thông sau khi nghiên cứu danh sách đã tinh tế phát hiện ra một sự thật gây sốc: trong số 707 sinh viên mới được nhận vào vòng phỏng vấn EA năm nay không có ai đến từ Trung Quốc Đại Lục.
Theo danh sách tuyển sinh sớm được MIT công bố vào giữa tháng 12 năm ngoái, trong số 9.600 ứng viên từ khắp nơi trên thế giới đã có 707 người được nhận vào học sớm, 2483 đã bị từ chối, và 6182 người còn lại đang trong giai đoạn chờ đến vòng thứ hai.
Qua danh sách được công bố cho thấy 707 người may mắn được MIT tuyển dụng năm nay đến từ khắp nơi trên thế giới, có 486 học sinh trung học là người thuộc các địa phương trải từ Alaska cho đến cả Zimbabwe, nhưng không ai đến từ các trường trung học ở Trung Quốc Đại Lục, trong danh sách có 5 học sinh gốc Trung Quốc nhưng đều đến từ trường trung học tại Mỹ.
Trong thông báo, MIT cho biết trường chọn sinh viên dựa trên ba khía cạnh: khả năng học tập, đặc điểm tính cách, tầm nhìn toàn cầu. Quan điểm ngầm thể hiện là năm nay học sinh tốt nghiệp trung học từ Trung Quốc Đại Lục đã không thể hiện đầy đủ các phẩm chất cần thiết nêu trên, trong cuộc cạnh tranh khốc liệt này họ không được các giáo sư Mỹ ưa chuộng, vì vậy họ chưa thể đạt chuẩn để được nhận vào học sớm.
Thật trùng hợp, Đại học Stanford cũng triển khai một chương trình phỏng vấn tại hơn 50 khu vực trên thế giới, nhưng trong danh sách khu vực triển khai phỏng vấn được công bố vào tháng 12 năm ngoái đã có Đài Loan và Hồng Kông mà không có Trung Quốc Đại Lục.
Theo thông lệ, phỏng vấn REA thường được tiến hành trong vài tuần đầu tiên của tháng 11, việc nộp đơn xin phỏng vấn thường từ giữa tháng Một đến giữa tháng Hai. Trong thông báo nhà trường cho biết phỏng vấn cung cấp cho tất cả các ứng viên cơ hội để có một cuộc đối thoại có ý nghĩa với các cựu sinh viên Stanford trước đây. Phỏng vấn kéo dài hai ngày không chỉ để ứng viên tìm hiểu thêm về Stanford mà còn giúp ban tuyển sinh biết thêm về bạn. Mặc dù trang web của Stanford và các cuộc trả lời phỏng vấn truyền thông đều cho biết phỏng vấn (cựu sinh viên) là không bắt buộc. Nhưng thực tế cho thấy người không tham gia phỏng vấn thì khả năng được nhận sẽ thấp hơn nhiều.
Thực tế trong 20 năm qua, dù phải đối mặt tình trạng canh tranh gay gắt trên toàn cầu, nhưng sinh viên Trung Quốc Đại Lục gần như chưa bao giờ vắng mặt trong danh sách của MIT. Nhưng năm nay đã xảy ra biến động khác thường. Mặc dù 5 học sinh trung học có quốc tịch Trung Quốc đã được nhận, nhưng tất cả đều đã học và tốt nghiệp tại trường trung học ở Mỹ.
Thống kê cho thấy hiện có 360.000 sinh viên Trung Quốc tại Mỹ, hàng năm có thể mang lại lợi ích kinh tế cho Mỹ vào khoảng 14 tỷ đô la Mỹ.
Nhưng năm nay, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhiều lần công khai lên án sinh viên Trung Quốc, chỉ ra thực tế họ có thể hoạt động gián điệp và đánh cắp công nghệ Mỹ để xây dựng nền khoa học công nghệ Trung Quốc, ông Trump cũng cho biết về kế hoạch áp dụng kiểm tra lý lịch và hạn chế đối với sinh viên Trung Quốc.
Vào tháng 6 năm nay, Bộ Ngoại giao Mỹ đã đi đầu trong việc giảm số lượng visa học sinh Trung Quốc đến Mỹ học trong các lĩnh vực hàng không, robot và sản xuất tiên tiến. Kể từ tháng 8 năm ngoái mạng Leewenhoke đã liên tục theo dõi 10.000 tổ chức mà Viện trưởng Francis Collins của Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) đã yêu cầu NIH tài trợ, điều tra “một số nhà khoa học âm thầm nhận tiền hỗ trợ từ nước ngoài, nhưng vẫn được hưởng sự giúp đỡ của NIH, liên quan vấn đề chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ thuộc về các tổ chức của Mỹ”; hiện đã điều tra 55 tổ chức, đang dần phanh phui về những tác động liên quan từ những tổ chức này.
Trước đó trên internet Trung Quốc đại lục có lưu hành một bảng kết quả tuyển sinh của một trường quốc tế nổi tiếng ở Bắc Kinh cho thấy, không chỉ bỏ trống cột MIT mà cảnh tương tự cũng ở cả cột Viện Công nghệ California
Có vẻ như các trường đại học hàng đầu ở Mỹ đang gửi một tín hiệu rằng, tương lai con đường cho sinh viên Trung Quốc Đại Lục vào các trường nổi tiếng của Mỹ có thể ngày càng bị thu hẹp.
Tuyết Mai