Việt Luận dịch
Cuộc chiến thương mại giữa Úc và Trung Quốc trở thành tin trang mặt của nhiều tờ báo lớn trên thế giới và các nhà bình luận quốc tế cho đây là vấn đề rất đáng quan ngại.
Nhà báo cột trụ Henry Olsencủa tờ Washington Post nói rằng vai trò mờ ám của Trung Quốc trong việc lây lan của vi khuẩn corona đã làm “khuấy động cả thế giới” (disturbed the entire world) và bây giờ cộng thêm sự căm dọa trừng phạt kinh tế đối với Úc càng làm cho thế giới bị khuấy động hơn.
“Thông điệp đã rõ rằng: nếu một quốc gia nhận tiền của Trung Quốc, họ phải làm theo ý của Trung Quốc,” ông viết.
Ông cảnh báo rằng hành động trả thù đối với Úc sẽ làm cho quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ thêm căng thẳng và ông kêu gọi các nước Tây Phương đoàn kết và giảm sự lệ thuộc vào Trung Quốc một khi đại dịch qua đi.
Cựu Đại sứ của Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc, bà Nikki Haley, cũng nêu ra ý tương tự khi nói rằng cuộc chiến thương mại giữa Úc và Trung Quốc là lời cảnh báo cho mọi quốc gia – phải giảm bớt lệ thuộc vào Trung Quốc để những hành động tương tự của Trung Quốc sẽ không gây còn là chuyện quan trọng.”
Bài quan điểm của tờ The Wall Street Journal ủng hộ Thủ Tướng Morriosn khi yêu cầu mở một cuộc điều tra về nguồn gốc của vi khuẩn corona và chỉ trích hành động của Trung Quốc, cho rằng làm như thế càng cho thấy chính họ là thủ phạm.
“Trung Quốc sử dụng sự hăm đọa về kinh tế để ngưng điều tra về coronavirus làm cho thế giới phải tự hỏi họ có nhiều thứ giấu giếm.
“Điều đó càng khuyến khích những người bạn của nước Úc, không chỉ có Hoa Kỳ, hỗ trợ hoàn toàn lời yêu cầu chính đáng mở một cuộc điều tra về nguồn gốc của vi khuẩn để chúng ta có thể đối phó với một đại dịch tương tự tốt hơn trong tương lai.”
Foreign Policy, một tạp chí đặt trụ sở tại Washington DC, đăng bài viết “Tại sao Trung Quốc trừng phạt Úc” (Why China is punishing Australia), cho rằng sự hăm dọa như thế càng làm cho các chính trị gia của Úc bạo dạng hơn và các học giả sẽ xem quan hệ với Trung Quốc luôn tiềm ẩn một mối đe dọa.
“Úc đã từng thấy cái được gọi là ‘thế kỷ của người Á Châu’, nhưng họ không bao giờ cảm thấy thoải mái với tư duy độc tài cố hữu và thái độ hiếu chiến để mở rộng lãnh thổ của Trung Quốc,” nhà phỉnh bút kỳ cựu James Palmer đã viết như thế.
“Đất nước này có lịch sự dài, thường khi kỳ thị và không hài lòng về địa dự với các nước lân bang. Ngày nay họ có mối quan hệ gần với các nước ở Đông Nam Á và các quốc gia ở Thái Bình Dương – những nước này luôn cảm thấy bị đe dọa bởi tham vọng bá quyền lộ liễu của Trung Quốc.”
Một phân tích của Bloomberg cho rằng trong những nước đã phát triển, Úc là nước lệ thuộc nhiều nhất vào Trung Quốc, chính điều đó làm cho nền kinh tế của Úc dễ bị tổn thương khi có những va chạm giữa hai nước.
Vài tuần trước đây, Trung Quốc bất ngờ quyết định ngưng mua thịt bò từ bốn hãng thịt của Úc, sau đó hăm dọa tăng thuế lúa mạch lên đến 80% và mới nhất là hăm dọa ngưng nhập cảnh quặng sắt của Úc trị giá $61 tỉ sau khi chính phủ Morrison yêu cầu mở một cuộc điều tra về nguồn gốc của vi khuẩn corona.
Một phần ba nguồn xuất cảng của Úc bao gồm quặng sắt, gas, than đá và thực phẩm – được xuất cảng qua Trung Quốc, mang lại lợi tức hàng năm cho Úc lên đến $135 tỉ mỗi năm.