Phải cho con đi học vào tuần tới
Bộ trưởng Giáo dục NSW Sarah Mitchell đã lên tiếng khuyến cáo các bậc cha mẹ là phải đưa con đến trường vào tuần tới, bằng không sẽ bị chấm vào sổ ghi danh là vắng mặt.
Như đã thông tin, các trường học tại NSW đã mở cửa từ tuần trước nhưng chỉ học trung bình ba đến bốn ngày một tuần với học sinh cấp trung học, còn học trò cấp tiểu học chỉ đến trường ít nhất một ngày mỗi tuần. Bắt đầu từ ngày 25.5.2020 thì toàn bộ các cấp trở trở lại học toàn thời, các buổi học online sẽ bị đình chỉ!
Lên tiếng trong cuộc họp báo ngày 19.5.2020 bà Sarah Mitchell cho biết kể từ tuần tới thì mối lo về việc nhiễm coronavirus sẽ không được chấp nhận như là một lý do thích đáng để giữ trẻ em ở nhà. Bà nêu rõ: “Tuần tới, sẽ là một tuần lễ tập học bình thường và học sinh cần phải tham dự, hoạt động điểm danh sẽ diễn ra bình thường, và sự vắng không giải thích sẽ cần được theo dõi. Nếu có bất kỳ học sinh nào có tình trạng sức khỏe đặc biệt hoặc lo ngại về tình trạng y tế của các em, như mọi khi, có thể áp dụng những biện pháp phòng ngừa và nói chuyện với hiệu trưởng. Nhưng thông điệp chung là học sinh cần phải quay lại trường và những học trò không có mặt ở trường sẽ bị đánh dấu vắng mặt với các quy trình thông thường để theo dõi sự vắng mặt không giải thích.”
Việc học tập sẽ trở lại bình thường nhưng các cuộc tụ họp đông đúc và các chuyến đi dã ngoại vẫn phải gác lại cho đến khi có thông báo mới. Ngoài ra nhà trường cũng đóng cửa không cho cho phép những người khách không cần thiết đến trường, và phụ huynh đã được cảnh báo không được rề rà đứng lại ở cổng trường.
Hiệu trưởng sẽ chịu trách nhiệm bảo đảm các hoạt động đón và trả học sinh, cũng như các quy tắc nghỉ giải lao và ăn trưa, tuân thủ các yêu cầu giãn cách xã hội.
Trong khi đó thì Nghiệp đoàn giáo chức lại lên tiếng chỉ trích chính quyền tiểu bang vì không chịu tham vấn mình trước khi công bố những quyết định nói trên.
Thông báo học trò quay lại trường toàn thời gian được đưa ra vào hôm thứ Hai và ngay lúc đó Bộ trưởng Giao thông Andrew Constance đã lo lắng về cảnh hỗn loạn giao thông khi các biện pháp giãn cách xã hội khiến xe tàu không thể chở hết số người đi, do đó người dân không thể dùng phương tiện giao thông công cộng để đi làm việc và học sinh không thể dùng xe bus để đi học.
Thủ hiến Gladys Berejiklian cho biết các dịch vụ xe bus và xe lửa vào giờ cao điểm đã hết công suất, khi chỉ với 12 hành khách trên mỗi xe buýt và 32 hành khách cho mỗi toa tàu được phép.
Hôm 19.5.2020 bà Berejiklian nhắc lại những người đi làm ở Sydney cần lên kế hoạch trước, trong khi những học sinh không đi xe bus của riêng nhà trường thì nên đi bộ hoặc cha mẹ đưa tới cổng ở trường.
Bà nhấn mạnh: “Chúng tôi muốn bảo đảm rằng thời gian học trực tiếp trong lớp học là chuyện cần duy trì và bền vững trong việc học tập suốt đại dịch. Nhưng tôi nói rằng việc các trường học phải đóng cửa tạm thời là bình thường, vì một khu vực cụ thể phải cảnh giác cao độ, khiến một trường cụ thể cần có biện pháp bổ sung nếu có sự lây nhiễm cộng đồng, và chúng ta chỉ có chấp nhận điều đó.”
Một ông tại Cabramatta đã bị bắt với cáo buộc trồng cần sa tại Oran Park
Ngày 19.5.2020 Cảnh sát đã lục soát một căn nhà tại vùng Oran Park và đây là một “trại cần sa” với hệ thống thủy canh tinh vi với số lượng cây cần sa có giá đến gần $600,000.
Sau đó cảnh sát đón bắt một người đàn ông 27 tuổi khi anh ta vừa về đến nhà mình tại Cabramatta, sau đó anh ta bị đưa ra làm thủ tục truy tố tại Tòa địa phương Campbelltown.
Cảnh sát đã nêu các dấu hiệu của một căn nhà trồng cần sa để công chúng cấp báo nếu hát hiệu. Đó là các dấu hiệu:
- Mức tiêu thụ điện, nước tăng vọt
- Câu điện bất hợp pháp
- Cửa sổ được che chắn và gia cố một cách bất thường
- Đèm mở suốt ngày hay có tiếng máy phát điện chạy cả ngày
- Số lượng rác thải nhiều
- Nhà chứa nhiều bao phân và hóa chất
- Nhà, cổng ngỏ được tăng cường nhiều lớp khóa đẻ ngăn không cho người ngoài đến gần hộp điện
- Quanh nhà có vứt nhiều thùng nhữa và trong nhà bốc ra mùa nồng nặc ( phân, nước hay đất để trồng cây)
- • Discarded plastic containers and strong odours (fertilisers, liquid and bagged growing cultures).
Trung Quốc trả thù Úc: tăng thuế lúa mạch
Sau gần một tuần lễ hăm dọa, Trung Quốc đã chính thức xác nhận sẽ áp thuế quan 80% với lúa mạch của Úc vì hành vi “bán phá giá” nhờ vào trợ cấp của chính phủ, điều mà Úc mạnh mẽ bác bỏ.
Trong thông báo đưa ra vào tối 18.5.2020, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, các cuộc điều tra đã chứng minh là Úc đã bán phá giá lúa mạch, tức bán rẻ hơn chi phí sản xuất nên trừng phạt bằng cách áp thuế trong thời hạn 5 năm.
Thuế quan sẽ ngay lập tức được áp dụng đối với các công ty là The Iluka Trust, Kalgan Nominees, JW & JI Mcdonald & Sons và Haycroft Enterprise, trong khi các công ty khác sẽ bị áp thuế bắt đầu từ ngày 19.5.2020.
Trung Quốc nhập lúa mạch Úc để sản xuất bia và làm thức ăn gia súc, mỗi năm nhập đến $1.3 tỷ và biện pháp này sẽ khiến Úc thiệt hai.
Mối quan hệ giữa Uc và Trung Quốc đang ở mức thấp sau khi công bố mức thuế vào tuần trước và lệnh cấm xuất khẩu thịt bò từ bốn công ty . Các động thái làm dấy lên dấu hỏi rằng Trung Quốc đang lạm dụng các biện pháp kỹ thuật để trừng phạt Úc vì việc nước này thúc đẩy điều phối một cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc của Covid-19.
Trên thực tế thì khối OECD cũng ghi nhận rằng nông gia Úc được chính phủ tài trợ rất ít
Để tìm thị trường mới, Úc có thể nhìn sang Nhật, Thái Lan và Saudi Araiba, tuy nhiên những nước này chỉ yếu mua lúa mạch để làm thức ăn gia súc, không trả giá cao bằng các công ty bia tại Trung Quốc. Trong khi đó hạn hán đã khiến các đàn gia súc giảm số lượng khác nhiều nên mức tiêu thụ thức ăn đã giảm.
Chính phủ Úc đang cân nhắc việc kiện Trung Quốc lên Tổ chức Thương mại Thế giới ( World Trade Organization: WTO).
Nam Úc chấp nhận thực vật biến đổi gene
Nam Úc đã trở thành tiểu bang cuối cùng của Úc này cho phép trồng trọt thực vật biến đổi gene (Modified Gene: GM) trên toàn khu vực đất liền của tiểu bang.
Sự thay đổi này có được sau khi chính quyền tiểu bang tiến hành các nỗ lực khác nhau để đưa Nam Úc có các chính sách tương đồng về cây GM với toàn bộ phần lãnh thổ còn lại của nước Úc.
Quyết định dỡ bỏ lệnh cấm với cây trồng GM được thông qua sau khi một đánh giá độc lập cho thấy chỉ tính riêng cây cải dầu, lệnh cấm đã tạo ra tổn thất khoảng $33 triệu kể từ năm 2004.
Ông Tim Whetstone, Bộ trưởng Bộ Canh nông Nam Úc, cho biết: “Sau 16 năm với hàng triệu Úc kim thiệt hại cũng như các cơ hội nghiên cứu bị bỏ lỡ, đây là một ngày quan trọng có tính lịch sử với giới nông gia Nam Úc, những người từ nay có thể lựa chọn trồng các giống cây phù hợp nhất với họ trong thời gian tới. Quyết định này cũng mang lại cho nông dân sự chắc chắn về pháp lý để họ có thể tiếp tục đầu tư vào trồng trọt các loại cây GM và trồng các giống cây này từ mùa vụ năm 2021”.
Ông Matthew Cossey, Giám đốc điều hành CropLife Australia, cho hay, ngành khoa học thực vật rất vui mừng khi các cơ sở và bằng chứng khoa học đối với vấn đề cây trồng GM. Ông nói: “Với điều kiện thời tiết không thuận lợi và khí hậu thay đổi sẽ khiến việc canh tác trở nên khó khăn hơn, giới nông gia Nam Úc cần được khai thác mọi kỹ thuật an toàn và hiệu quả có thể hỗ trợ họ canh tác theo cách bền vững hơn với môi trường. Việc dỡ bỏ lệnh cấm sẽ không chỉ mang đến lợi ích về kinh tế cho nông gia, mà còn đưa Nam Úc lên một sân chơi bình đẳng với các bang khác tại lục địa Úc, nơi đã áp dụng kỹ thuật GM trong ít nhất một thập niên”.
Từ lâu tại các tiểu bang khác các khoa học gia Úc đã áp dụng kỹ thuật biến đổi gien trong cây trồng để tăng giá trị kinh tế và xuất cảng. Thí dụ tại Queensland họ đã khiến chuối không những có đầy đủ vitamin mà lại còn dồi dào chất sắt.
Giáo sư James Dale, tác giả của dự án này cho hay trong khi HIV/AIDS và bệnh sốt rét là những căn bệnh đứng vào hàng thứ nhất và thứ nhì thì suy dinh dưỡng đứng vào hàng thứ ba trong việc gây ra những trục trặc về y tế và sức khỏe cho nhân loại. Ông cho biết một trong những chiến lược mới mà ông và các cộng sự thuộc Đại học Kỹ thuật Queensland cũng như các tổ chức khác trên thế giới sử dụng là đưa các chất dinh dưỡng vào thực phẩm.
Theo Giáo sư Dale, nhiều người Ấn Độ là những người ăn kiêng và khẩu phần của người ăn kiêng có rất ít chất sắt. Ngoài ra, nhiều người dân sống trong tình trạng nghèo khó cũng không đủ dinh dưỡng.
Năm 2016 Đại học Kỹ thuật Queensland đã ký hợp đồng để bán kỹ thuật gien trong chuối với chính phủ Ấn Độ trong thời hạn 4 năm.
Ngành du lịch Úc trước nguy cơ sụp đổ
Kỹ nghệ du lịch Úc với doanh thu gần $140 tỷ có thể sẽ mất trắng trong năm nay nếu dịch bệnh không sớm được kiểm soát và Úc không thể mở cửa biên giới để đón khách du lịch quốc tế.
Hiện tại dịch bệnh đã cơ bản được kiểm soát nhưng mối lo ngại về nguy cơ bùng phát dịch lần 2 đã khiến chính quyền các tiểu bang cẩn trọng cân nhắc thời điểm mở cửa biên giới với các tiểu bang lân cận.
Gầy đây nhất, các tiểu bang Queensland, Tây Úc và Nam Úc thông báo sẽ không mở cửa biên giới trước tháng Bảy. Đây là các tiểu bang có lượng khách du lịch nội địa lớn trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm. Thậm chí ngày 18.5.2020 tiểu bang Queensland còn cho biết thời điểm mở cửa biên giới có thể là vào tháng 9 tới.
Trong những tháng mùa Đông năm ngoái, khoảng 2.2 triệu du khách nội địa đã đến Queensland và ngành du lịch địa phương đã thu về hơn $1.5 tỷ. Tuy nhiên, điều này có thể sẽ thay đổi trong năm nay.
Ông Daniel Gschwind, Giám đốc điều hành Hội đồng du lịch Queensland, cảnh cáo một số công ty du lịch địa phương sẽ không thể tồn tại thêm 2 tháng nếu không có du khách. Dịch bệnh không những đe dọa tính mạng con người mà còn đe dọa sự tồn tại của nhiều doanh nghiệp du lịch địa phương.
Theo ước tính của Chính phủ liên bang thì việc đóng cửa biên giới sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế của các bang Queensland, Tây Úc, Nam Úc, Tasmania và Bắc Úc gần $1.7 tỷ mỗi tuần. Và ngành du lịch nội địa Úc đang đối mặt với nguy cơ sụp đổ nếu các bang của nước này không mở cửa biên giới.
Sau khi Australia công bố kế hoạch phục hồi nền kinh tế 3 giai đoạn, dự kiến kết thúc vào khoảng giữa tháng 7, nhiều khu du lịch tại các bang đã cho du khách nội địa đặt phòng khách sạn và các tour du lịch. Tuy nhiên, nếu các tiểu bang không mở cửa biên giới nội địa thì các tour du lịch giữa các địa phương của cũng sẽ phá sản.
Theo số liệu của công ty tài chính Deloitte Australia, ngành du lịch nước này trong năm vừa qua đã đạt doanh thu $138 tỷ, trong đó chỉ riêng du lịch nội địa đã đạt doanh thu $100 tỷ. Nhưng theo số liệu thống kê của Diễn đàn Du lịch và giao thông Australia, tính đến nay mỗi tháng ngành du lịch thiệt hại $10 tỷ và khoảng 500,000 nhân công trực tiếp trong ngành đã mất việc làm.