Tin nước Úc sáng thứ Bảy 30/5: Số phận của một công dân Úc tại Bulgaria

A man looking serious standing in a park
Jock Palfreeman

Trong phán quyết ngày 28.5.2020 Toàn phá án (Court of Cassation) của Bulgaria đã bác bỏ kháng án của công tố viện, tuyên bố trả tự do cho công dân Úc Jock Palfreeman 33 tuổi. Tuy nhiên đường về nhà của công dân này hãy còn xa vời vợi, sau khi mất 13 năm đẹp nhất của đời mình tại đây.

Jock Palfreeman đã bị giam tại Bulgaria từ tháng 12 năm 2007 sau vụ đánh lộn trên đường phố, khiến sinh viên luật Andrei Monov tử vong và sinh viên Antoan Zahariev bị thương. Trong các phiên xử, Palfreeman luôn tuyên bố vô tội, cho biết anh ta chỉ tự vệ khi ra tay giúp một người Gypsy bị một nhóm thanh niên Bulgaria say rượu hành hung tại thủ đô Sofia.

Năm 2009 Palfreeman bị tòa án Bulgari phạt bản án 20 năm tù. Khi vào tù Palfreeman đã thành lập Hiệp hội phục hồi tù nhân Bulgaria (Bulgarian Prisoners’ Rehabilitation Association), là nghiệp đoàn đầu tiên của tù nhân tại cựu cộng hòa sô viết này.

Tháng 9 năm 2019 Chính phủ Bulgaria đã quyết định ân xá Palfreeman thì cha của nạn nhân Monov tổ chức phản đối, tuyên bố nếu Palfreeman ra tù, ló mặt ra đường thì ông ta sẽ giết!

Sau đó với sức ép từ các đảng chính trị cực hữu, Viện công tố kháng án, đòi tòa phủ quyết lệnh ân xá này, đưa Palfreeman và tù và mở lại hồ sơ vụ án. Trong phán quyết công bố ngày 28.5.2020, Tòa tuyên bố đòi hỏi của Công tố viện là “không thể chấp nhận”. Tuy nhiên hiện tại Palfreeman đang bị giam trong trại giam di dân và đã bị tịch thu passport. Anh ta sợ rằng nếu đặt chân đến phi trường thì có nguy cơ bị bắt trở lại.

Quậy ngoài đời, quậy cả trong tù

Kieran Loveridge, who was jailed for killing 18-year-old Thomas Kelly in 2012.

Can phạm Kieren Loveridge đã bị Tòa Trung thẩm Parramatta trừng phạt thêm 12 tháng tù vì tội hành hung một tù nhân khác, tuy nhiên thời hạn này được rút lại theo “cách tính tích lũy” từ bản án gốc là tối đa 13 năm 8 tháng tù, do đó 12 tháng tù này chỉ còn một tháng!

Loveridge năm nay 26 tuổi, là người có dòng máu thổ dân, từng học tại Trung học Model Farms tại Baulkham Hills. Tại trường, Loveridge thường xuyên gây gổ với thầy giáo, từng dùng dao rạch nát vỏ xe của thầy mình và từng leo lên xe cắt cỏ chạy vòng quanh trường. Vì tình trạng vô kỷ luật này, Loveridge đã bị “mời” ra khỏi trường trước khi hoàn tất lớp 12 rồi sau đó gia nhập giới cầu thủ rugby, chơi trong đội Toongabbie All Saints và chơi cả bóng bầu dục trong hiệp hội Parramatta Touch Association.

Tối 7.7.2012 anh ta đến King Cross chơi và “buồn tay” đấm lén học sinh Thomas Kelly tại khiến nạn nhân này té nhào xuống đất và qua đời tại chỗ. Sự việc đã gây nên những cãi cọ chính trị vì đây là sự an toàn của khu phố khét tiếng ăn chơi của Sydney và do đó cảnh sát phải tập trung tài nguyên để điều tra.

Sau đó tòa trừng phạt Loveridge bị tối thiểu 4 năm tù viện lý rằng anh ta đã ăn năn, xuất thân từ một gia đình có hoàn cảnh không may (gốc gác thổ dân), đã thú nhận tội ngay sau khi bị bắt v.v… Tuy nhiên gia đình của nạn Thomas Kelly đã giận dữ tuyên bố bên ngoài toà án rằng bản án dành cho kẻ giết con họ là một “trò đùa”, “tuyệt đối là một trò đùa”. Sau đó Viện Công tố kháng án và anh ta bị kết án tối đa 13 năm 8 tháng tù, trong đó thời hạn thọ án bắt buộc là 10 năm 2 tháng tù.

Bản án mới này liên quan đến việc anh ta hành hung bạn tù Matthew Rymer tại nhà tù Silverwater, Trong khi Rymer là thành viên băng bikie Rebels thì Loveridge thuộc băng bike Lonewolf.

Trong phiên xử hôm thứ Sáu (29.5.2020) Loveridge kêu ca với Thẩm phán Robert Sutherland về việc nhà tù “trả thù” anh ta bằng cách đưa anh và giam trong cùng xà lim với 12 thành viên băng Rebels. Theo anh ta thì việc trả thù này liên quan đến việc anh ta làm nữ cai tù Jody Marson mất việc.

Sự việc diễn ra năm 2015 khi anh ta mới 21 tuổi có quan hệ tình dục với một nữ nhân viên cai ngục. Nhiều nhân viên đã chứng kiến quan hệ giữa hai người và trình báo cho ban giám đốc nhà giam, sau đó Loveridge đã bị chuyển từ nhà tù Kempsey đến nhà tù nghiêm khắc nhất NSW là Supermax tại Goulburn. Sau đó nữ nhân viên này bị cho nghỉ việc.

Trước vụ dan díu này thì Loveridge đã khét danh với các vụ quậy hết cỡ trong nhà tù. Trước đó một tuần đã phải ra tòa với cáo buộc cùng một tù nhân khác hành hung một tù nhân 31 tuổi, khiến nạn nhân bị thương trên mặt, phải đi bệnh viện Kempsey Hospital chữa trị.

Thâm thủng ngân sách gần $40 tỷ

Công bố trưa thứ Sáu (29.5.2020 Tổng trưởng Tài chính Mathias Cormann cho biết, tính đến tháng 4 vừa qua, thâm thủng ngân sách liên bang đã lên tới gần $40 tỷ vì các biện pháp cứu vãn nền kinh tế vì đại dịch Covid-19. Mức thâm thủng này cao hơn mức dự đoán $7.6 tỷ đưa vào cuối năm 2019.

Trong số đó chính phủ liên bang đã chi để giúp công dân giữ việc làm, tài trợ người hưởng trợ cấp xã hội và chi tiền cho các chương trình y tế đối phó với Covid-19. Không chỉ vậy, nguồn thu của chính phủ từ thuế giảm gần $20 tỷ do các công ty phải đóng cửa, số người thất nghiệp tăng do đó nguồn thuế thua vào cũng bị giảm.

Tuy nhiên các các kinh tế gia cho rằng thâm thủng ngân sách có thể sẽ tiếp tục tăng, lên mức $100 tỷ nếu chính phủ tiếp tục kéo dài các chương trình tài trợ kinh tế cho người dân và các công ty sau tháng Chín tới.

Số liệu từ hai ngân hàng lớn Commonthwealth và ANZ cho thấy, người dân bắt đầu gia tăng chi tiêu khi các biện pháp kiểm soát được nới lỏng. Tuy vậy, hoạt động cho vay tại các ngân hàng vẫn đóng băng cho dù lãi suất đã ở mức thấp kỷ lục 0.25% và chính phủ cũng như các ngân hàng đã đưa ra nhiều biện pháp để người dân và giới kinh doanh có thể vay tiền một cách thuận tiện và với chi phí thấp.

Dự kiến vào tháng 6 chính phủ sẽ công bố báo cáo cập nhật về tình hình kinh tế-tài chính đất nước sau 2 quý của năm 2020 và cũng là quý của cuối cùng của năm tài khá 2019-2020, tình trạng nền kinh tế và hiệu quả của các biện pháp kích thích kinh tế-tài chính thời gian qua sẽ được thể hiện rõ ràng hơn.

Không chỉ người dân và gới kinh doanh mà chính phủ cũng chờ đợi các thông tinnày để có thể xây dựng kế hoạch ngân sách cho tài khóa 2020-2021 dự kiến công bố vào tháng 10 năm 2020, muộn hơn 5 tháng so với kế hoạch do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

“Mark Zuckerberg qua đời hưởng dương 36 tuổi”

Satirical posts take aim at Facebook

Ngày 29.5.2020 trang web châm biếm của Úc là The Shovel (Cái xẻng) và The Chaser (Người truy đuổi) đã thử thách khả năng bài trừ tin giả của Facebook bằng cách đăng tin giả nhắm vào chủ tịch sáng lập của mạng xã hội này là Mark Zuckerberg.

Trong khi The Shovel giật tít rằng CEO của Facebook đã “qua đời hưởng dương 36 tuổi thì
The Chaser gọi Mark là kẻ sờ sẫm trẻ em”. Tuy nhiên hai thông tin này vẫn dược phơi bày trên mạng xã hội Facebook của hai trang châm biếm nói trên.

Tháng Một năm nay Facebook công bố giao thức mới nhằm loại bỏ triệt để những video sử dụng công nghệ “deepfake” hoặc cố tình chỉnh sửa để “tác động đến người xem về một chủ đề mà người nói trong video không thật sự đề cập tới”.

Tuy nhiên, các tiêu chuẩn cộng đồng khắt khe của Facebook lại tại một không gian riêng cho các tin tức trào phúng và parody (nội dung giễu nhại với mục đích trào phúng): Vì là ý kiến cá nhân được diễn tả một cách châm biếm nên Facebook sẽ không xoá những nội dung đó, nhưng sẽ hạn chế hiển thị trên New Feeds nếu đó là tin giả.

Vì tin đăng về Mark Zuckerberg, vì xuất phát từ trang tin mang nội dung trào phúng, cả 2 bài viết được xác nhận là “không vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng” và không bị gỡ bỏ.

Thư của Nữ hoàng Elizabeth II và Tổng toàn quyền John Kerr không phải là “thư riêng”

A woman wearing glasses.
Jenny Hocking

Trong phán quyết ngày 29.5.2020, Tòa án Tối cao Úc (Hight Court) đã ra lệnh Văn khó Quốc gia Úc phải cho phép nữ sử gia Jenny Hocking được quyền xem những lá thư trao đổi giữa Nữ hoàng Elizabeth II và nguyên Tổng Toàn quyền Úc John Kerr để tìm hiểu mức độ can dự của bà với việc cách chức nguyên Thủ tướng Gough Whitlam năm 1975.

Kể từ năm 2016, nhà sử học Hocking, người viết tiểu sử ông Whitlam, đã kiện Văn khố quốc gia ra tòa để đòi quyền tham khảo lá thư do Toàn quyền Kerr gửi tới Nữ hoàng Elizabeth II thông qua người thư ký riêng Martin Charteris hiện đã quá cố.

Tất cả có 221 lá thư, được gởi trước khi xảy ra vụ cách chức ông Whitlam. Do được xem là những lá thư riêng giữa Nữ hoàng và cựu Toàn quyền, chúng không được xem là tài liệu của chính phủ liên bang, và vì vậy không được giải mật theo luật định. Nhưng theo bà Hocking, việc công bố những lá thư trên có ý nghĩa quan trong về mặt lịch sử, giúp công chúng hiểu chuyển gì đã xảy ra bởi việc bãi nhiệm một chính phủ dân cử là điều chưa từng xảy ra. Quyết định này cũng đã gây ra nhiều biến động về mặt chính trị và xã hội vào thời điểm bấy giờ.

Trong thỏa thuận đạt giữa Điện Buckingham và Phủ Toàn quyền Úc thì những lá thư chứa đựng những bí mật lịch sử này sẽ giữ kín cho đến năm 2027. Tuy nhiên trong hồ hồ sơ kháng cáo, nhà sử học Jenny Hocking, thuộc Đại học Monash, cho rằng việc xem hoạt động liên lạc giữa các giới chức chủ chốt trong chính phủ là thuộc về cá nhân và bí mật là điều vô lý.

Tòa án Tối cao đã chấp thuận lý lẽ này và bác bỏ phán quyết trước đó của tòa dưới viện lý 221 lá thư trên là vấn đề cá nhân.

Bà Hocking cho biết sẽ tham khảo 211 lá thư này vào tuần tới khi lệnh phong tỏa chống dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 được dỡ bỏ.

Related posts