- Trí Đạt
Ảnh hưởng bởi cái chết của công dân Mỹ gốc Phi George Floyd, nhiều thành phố ở Mỹ đã xảy ra tình trạng người kháng nghị lạm dụng bạo lực, khu vực đặc biệt như Washington cũng bị bao vây. Tối ngày 31/5, cảnh sát sử dụng hơi cay để giải tán đám đông người kháng nghị. Trong lúc hỗn loạn, có người kháng nghị dùng khẩu âm tiếng phổ thông Trung Quốc bảo những người khác rút lui, hô lớn “chạy mau!”. Ngoài ra, trên mạng ồ ạt xuất hiện những bức ảnh cắt ghép giả tạo với thông điệp người biểu tình Mỹ cầu cứu Trung Quốc.
Theo AFP đưa tin, ngày 31/5, lượng lớn người kháng nghị tập trung trước Nhà Trắng, họ bất mãn vì George Floyd chết trong tay cảnh sát Minneapolis ở bang Minnesota, đám đông phẫn nộ không màng đến cảnh báo của Tổng thống Trump, hiện trường trở lên hỗn loạn mất kiểm soát.
Hôm 1/6, một cư dân mạng người Hoa cư trú tại New York đã đăng một đoạn video lên Facebook cho thấy, tối ngày 31/5, trong hoạt động kháng nghị bên ngoài Nhà Trắng, lại có người nói bằng khẩu âm tiếng phổ thông Trung Quốc, hô lớn rằng: “Mau chạy! Chạy chạy chạy chạy chạy!”.
Phân tích từ video có thể biết, khi đó còn có người Trung Quốc khác tại hiện trường, người đàn ông này dùng tiếng phổ thông Trung Quốc bảo những người khác rút lui.
Báo cáo cho biết, đoạn video này được đăng tải lên YouTube, Twitter, v.v, đã thu hút được sự thảo luận rộng rãi của cư dân mạng. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nói rõ, hoạt động kháng nghị có sự xuất hiện của của nhóm xã hội cánh tả “Antifa”, do đó người của ĐCSTQ cũng không loại trừ tham gia vào hoạt động này. Hiện tại phía Mỹ vẫn chưa có sự giải thích chi tiết về thành viên của tổ chức này, phía Trung Quốc cũng chưa có bình luận gì về đoạn video nói trên.
Sau sự việc, một người Hoa đã sống ở Mỹ hơn 20 năm chia sẻ với Vision Times rằng, người Trung Quốc bình thường là không tham gia vào loại hoạt động này, tình huống như thế này chắc chắn có người đứng sau tổ chức.
“Tính cách người Trung Quốc chúng tôi đều tương đối bảo thủ, ở Mỹ cũng đều là bớt việc nào hay việc đó, huống hồ đây lại là người da đen. Ngoài ra, nói một câu thực tế, người Trung Quốc cũng có thành kiến với người da đen, cho nên không có quá nhiều khả năng họ vì một người da đen mà không ngại vi phạm pháp luật, mạo hiểm kháng nghị một cách bạo lực ở bên ngoài Nhà Trắng. Cho nên, có người nghi ngờ những người [nói tiếng phổ thông Trung Quốc] này có khả năng là do ĐCSTQ đứng sau tổ chức, rất có khả năng là vậy.”
“Hơn nữa, từ những người Trung Quốc che mặt này, và đến cả việc họ ra lệnh mau chóng rút lui, có thể nhìn ra họ rất sợ hãi bản thân bị vạch trần, càng sợ bị chính quyền Mỹ bắt được, bởi nếu bị bắt họ sẽ đối mặt với việc bị hủy bỏ thân phận hoặc trục xuất khỏi Mỹ, v.v, như thế hậu quả sẽ rất nghiêm trọng.”
Cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ mở hết tốc lực kích động dư luận chống Mỹ
Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) trong nhiều ngày liên tiếp đưa tin cái chết của George Floyd dẫn đến sự kiện biểu tình hỗn loạn, và đích thân phái phóng viên trực tiếp hiện trường hỗn loạn phóng hỏa, để tuyên truyền nước Mỹ “hỗn loạn” và “mất kiểm soát”. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh còn tweet: “Tôi không thể thở”, bị cư dân mạng giễu cợt “phải chăng đã uống quá nhiều sữa có melamine?”. Nhiều người cho rằng chính quyền Trung Quốc có ý đồ phân tán sự chú ý của người dân đối với ĐCSTQ và sự bất mãn đối với hiện trạng kinh tế.
Rất nhiều người dùng Twitter chỉ trích ĐCSTQ trong toàn bộ quá trình đưa tin về sự kiện này:
“Nước Mỹ chết một người da đen, truyền thông tin tức cuồn cuộn không ngừng đưa tin, ngay cả các bà các cô cũng tweet ‘Tôi không thể thở’, giống như đã chết người bố da đen của họ vậy. Người Trung Quốc ở Tanzania chết mất 3 người, nhưng lại âm thầm đưa tin qua loa cho xong, cũng không thấy bà Hoa Xuân Oánh đứng ra nói ‘tôi không thể thở’”.
“ĐCSTQ vô sỉ, các người có chút da mặt thì nên quan tâm đến Lôi Dương ‘bị chết vì mua dâm’ (bị vu khống nhằm hợp thức hóa cái chết); quan tâm đến Chu Tú Vân vì đòi lương mà bị cảnh sát vặn gãy cổ chết, quan tâm đến sinh viên bị cảnh sát Trung Cộng Hồng Kông giết hại.”
“Cảnh sát Mỹ làm chết một người da đen liền khiến cho người khắp Trung Quốc biết, còn ĐCSTQ làm chết bao nhiêu người? Khi ĐCSTQ làm chết một người Trung Quốc, ngay cả video bạn cũng không thấy được, vì đã bị cấm ngay từ đầu rồi!”
Ông Hạ, một nhà báo lâu năm tại Bắc Kinh nói với Đài Á châu Tự do rằng, chính quyền có ý muốn dịch chuyển góc nhìn, bởi vì kỷ niệm 31 năm thảm sát Thiên An Môn sắp đến: “Sắp đến kỷ niệm Lục Tứ, họ dịch chuyển mục tiêu, một điều nữa là giống như quá khứ, tiếp tục ma quỷ hóa nước Mỹ. Nói nước mỹ thành rất hỗn loạn để cho thấy cái mà họ (ĐCSTQ) gọi là ổn định.”
Trên mạng còn lan truyền một bức ảnh, cho thấy cách đây mấy chục năm, ĐCSTQ đã kích động cái gọi là người da đen “chống bạo lực”, đây cũng là một chính sách nhất quán của ĐCSTQ trong hàng thập kỷ qua.
Tạo giả bị vạch trần
Bên cạnh việc ĐCSTQ mở hết tốc lực đưa tin về hiện trường bạo loạn tại Mỹ, một phương diện khác, cũng đã vạch trần rất nhiều vụ việc tạo tin tức giả của truyền thông ĐCSTQ.
Trong các bức ảnh được đăng tải trên mạng xã hội, có một bức ảnh đột nhiên xuất hiện lá cờ đỏ của ĐCSTQ trước mặt người kháng nghị, cũng có người biểu tình tay cầm lá cờ đỏ này. Còn có một bức ảnh cho thấy có người biểu tình giơ một tấm biểu ngữ “Trung Quốc giúp tôi” (CHINA HELP ME).
Tuy nhiên cư dân mạng đã dùng công cụ tìm kiếm hình ảnh của Google, kết quả phát hiện bức ảnh gốc vốn không có lá cờ đỏ của ĐCSTQ và biểu ngữ, đây đều là những bức ảnh tạo giả bằng cách cắt ghép.
Theo Thời báo Tự do tại Đài Loan đưa tin, nội dung bức ảnh trên đây ghi lại sự kiện xảy ra tháng 10/2018 tại bang Oregon, thành viên Antifa tại địa phương xuống đường kháng nghị. Antifa là một tổ chức cấp tiến thường xuyên xảy ra bạo lực. Năm 1932, tổ chức này được thành lập bởi Đảng Cộng sản Đức và lấy nguyên tắc mặt trận chủ nghĩa Cộng sản làm cơ sở. Cho đến hiện nay, mối quan hệ giữa Antifa và Đảng Cộng sản vẫn rất mật thiết.
Trang tin Tech ARP hôm 1/6 cho biết, lấy hai bức ảnh được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội Đại Lục. Trong đó có một bức ảnh là của The Times tại Anh chụp, cờ đỏ của ĐCSTQ được thêm vào vật cản đường bằng bê tông phía sau người biểu tình. Người biểu tình cầm biểu ngữ ghi “Tự do hoặc chính nghĩa, cho đến khi không thể thở! (Liberty or justice till can’t breath!!!!), cũng bị sửa thành “Trung Quốc giúp tôi thở” (China help me breathe).
Một bức ảnh khác do phóng viên Nicholas Pfosi của Reuters chụp hôm 29/5, đó là khung cảnh người kháng nghị thỉnh nguyện hòa bình tại Sân vận động Ngân hàng Mỹ (US Bank Stadium), nhưng lại bị thêm vào vào một lá cờ đỏ lớn của ĐCSTQ. Bên trái bức ảnh là một người phụ nữ cầm một tờ giấy trắng bên trên bị thêm vào chữ “Trung Quốc giúp tôi” (Help us China), bên phải bức ảnh là một người phụ nữ tay cầm điện thoại cũng bị thay bằng cờ 5 sao của ĐCSTQ.
Trong bản tin của mình, Tech ARP cảnh báo độc giả, bức ảnh người kháng nghị cầu cứu Trung Quốc đang được phổ biến đều là giả! Xin hãy đề phòng những bài đăng thế này trên mạng xã hội, bởi vì nó là một phần của tuyên truyền giả dối.
Ai đang tổ chức kích động bạo loạn
Sau khi bạo loạn bùng phát, Tổng thống Trump đã nói rõ ràng: Bạo lực và cố ý phá hoại là do “Antifa” và các tổ chức cấp tiến cánh tả khác lãnh đạo, những tổ chức này đang khủng bố người vô tội, hủy hoại việc làm, gây thiệt hại cho doanh nghiệp và đốt phá các cơ sở vật chất. Ông cũng cho biết Mỹ sẽ coi Antifa là tổ chức khủng bố.
Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr cũng nói, “Kháng nghị hòa bình ban đầu đang bị tấn công bởi bạo lực và lực lượng cực đoan.” Một số hoạt động biểu tình bị “tổ chức cực tả cực đoan thao túng, họ có mục đích khác”.
Antifa là tổ chức cánh tả, có liên quan đến chủ nghĩa Cộng sản và chủ nghĩa Marx. Trên mạng cũng xuất hiện nhiều bình luận, nghi ngờ đứng sau bạo lực có bóng dáng của ĐCSTQ.
Có cư dân mạng nói: “Antifa thực ta chính là chủ nghĩa Cộng sản, chỉ là thay đổi một cái tên khác, kích động người da đen xuống đường, giống như năm xưa lão Mao kêu gọi nông dân đánh địa chủ điền chủ, cùng một thủ đoạn, thủ pháp quen thuộc.”
Cũng có người nói: “Rất khó để tin rằng ĐCSTQ không có kế hoạch đằng sau, kẻ thích kích động thù hận chủng tộc nhất chính là ĐCSTQ. Có tiền có thể sai được cả quỷ, xúi giục hàng loạt các cuộc bạo loạn chống chính phủ, hình thức cũng có khác biệt với tình hình người da đen bạo động trước đây.”
Cũng có người nghi ngờ: Antifa chính là phối hợp với chỉ thị của ĐCSTQ, giống như người Mỹ da đen bị cảnh sát làm cho chết, mượn cớ đó để gây ra hỗn loạn, sự khác biệt lớn nhất so với người đấu tranh ở Hồng Kông là người đấu tranh Hồng Kông cơ bản không đốt phá cướp bóc, đốt phá cướp bóc chính là truyền thống tốt đẹp của ĐCSTQ.
Rất nhiều dấu hiệu cho thấy, lần bạo loạn này cơ bản không phải là tranh chấp chủng tộc giữa người da trắng và người da đen, đây là phong trào gây rối loạn nước Mỹ một cách có tổ chức của Antifa.
Trên Twitter gần đây cũng lan truyền nhiều đoạn video, cho thấy một số người kháng nghị da đen ngăn chặn và phơi bày âm mưu hoạt động phá hoại của phần tử Antifa.
Có người kháng nghị là người da đen chia sẻ một đoạn video cho thấy, trên phố ở trung tâm thành phố Dallas bang Texas có một đống gạch được chuẩn bị sẵn để dùng cho việc phá hoại.