David Brooks
♦ Chuyển ngữ: Trùng Dương
Nguồn: If We Had a Real Leader
Hai nhật báo The New York Times và USA Today dành một số trang báo tưởng niệm 100,000 người tử vong vì Covid-19 tại Mỹ. Số tử vong toàn cầu là trên 353,000. (Screenshot từ MSNBC)
Tuần này tôi có một cuộc hội thoại đã để lại một dấu ấn. Đó là với Mary Louise Kelly và E.J. Dionne của chương trình “All Things Considered” [Mọi sự đều đáng kể] trên đài NPR [National Public Radio], và về đề tài các vị tổng thống trước đã đối phó với những cái tang toàn quốc ra sao — như TT Lincoln sau trận Gettysburg, TT Reagan sau vụ phi thuyền Challenger phát nổ ngay sau khi phóng, và TT Obama sau vụ thảm sát tại trường Sandy Hook.(*)
Cuộc hội thoại đã khiến tôi thắc mắc nếu như nước Mỹ đã có một nhà lãnh đạo thực thụ trong Tòa Bạch Ốc thì kinh nghiệm đại dịch của ta sẽ như thế nào.
Nếu ta đã có một nhà lãnh đạo thực thụ, ông ta đã hiểu là thảm cảnh 100,000 người tử vong Covid-19 là cái gì sâu xa hơn là chuyện chính trị: Họ khiến ta thấm thía nỗi mong manh chung và mối thương cảm sâu xa tự nhiên dành cho nhau của chúng ta.
Vào những lúc như vậy, một nhà lãnh đạo thực thụ đã bước ra khỏi vai trò chính trị của mình và để lộ cho thấy một con người không che đậy và khiêm nhường, một người có khả năng coi đó là nỗi đau thương của chính mình và góp mặt với mọi người trong nỗi thống khổ như đại dương này.
Nếu ta đã có một nhà lãnh tụ thực thụ, bà ta đã nói về những người quá cố không phải là một biển người không tên tuổi mà là những cá nhân, mỗi người được nhìn với niềm tôn trọng riêng. Một nhà lãnh đạo như vậy đã xử dụng nguồn vốn văn minh chung và kho tàng vô số hiểu biết của ta để tạo sức mạnh tập hợp trong thời buổi khó khăn.
TT Lincoln dùng điển tích Thánh kinh để xoa dịu một quốc gia. Sau vụ thảm sát tại một nhà thờ ở Charleston [của một thanh niên da trắng làm thiệt mạng chín người ngày 17 tháng 6, 2015], Barack Obama cất lên tiếng hát bài “Amazing Grace,” bản quốc ca của thời tranh đấu đòi xóa bỏ kiếp nô lệ đã ngân dài theo lịch sử của đau thương và cứu rỗi của người Mỹ gốc Phi.
Phát biểu bột phát sau vụ ám sát Martin Luther King, Robert Kennedy gợi nhớ lại vụ anh mình [TT Kennedy] bị ám sát và trích lời [kịch tác gia cổ Hy Lạp] Aeschylus: “Khi ta ngủ, cơn đau không thể quên này nhỏ từng giọt xuống tim ta cho tới khi, trong cơn tuyệt vọng và ngoài ý muốn của ta, sự thông hiểu đến qua ân sủng kinh hồn của Thượng đế.” (In our sleep, pain which cannot forget falls drop by drop upon the heart until, in our own despair, against our will, comes wisdom through the awful grace of God.)
Nếu ta đã có một vị lãnh đạo thực thụ, ông ta đã không ngần ngại mà thành thực nhìn nhận tình trạng quả là tồi tệ, như Churchill đã làm sau khi Âu châu bị đổ. Vị lãnh đạo thực thụ ấy đã có sẵn, do được nuôi dưỡng như vậy, sự am hiểu rằng thời buổi khó khăn hun đúc nên một cá nhân, phơi lộ và thử thách cá nhân đó. Ông ta sẽ cho thấy thực tế là làm một người Mỹ vừa là một món quà tặng vừa là một bổn phận. Mỗi thế hệ đương đầu với đại họa của mình, và, đã hẳn, ta sẽ đương đầu với nó như các bậc tiền nhân ta đã từng làm.
Nếu ta có một nhà lãnh đạo thực thụ, bà ta đã lưu ý chúng ta tới thỏa ước và mục tiêu chung của chúng ta. Mỹ quốc là một quốc gia đa chủng, chúng ta đến với nhau do cùng chung một viễn kiến hơn là cùng một quá khứ [nhấn mạnh của người dịch]. Vào những lúc khốn khó, nhà lãnh đạo thực thụ đã tái xiển dương mục tiêu của nước Mỹ, lý do tại sao ta cần chịu đựng gian khổ và lợi ích gì ta sẽ có được từ nỗ lực đó.
Sau khi phi thuyền Challenger nổ tung trên trời, TT Reagan nhắc nhở chúng ta rằng Mỹ là một quốc gia gồm những nhà thám hiểm các biên cương khoa học và rằng ta sẽ tiếp tục, nhờ một phần vào những người đã “vượt lên những hệ lụy với mặt đất để giáp mặt với Thượng Đế.”
Tại Gettysburg, TT Lincoln đã mô tả sâu sắc lý do tại sao các tử sĩ đã hy sinh tính mạng mình – để chứng tỏ một quốc gia “tận trung với lý tưởng mọi người đều bình đẳng” có thể chịu đựng lâu dài và cũng sẽ đem lại “sự tái sinh của tự do” cho toàn cầu.
Hiển nhiên là lúc này ta không có một nhà lãnh đạo thực thụ. Ta có Donald Trump, kẻ không thể hiểu thế nào là đồng cảm hay biểu lộ sự đồng cảm, kẻ không thể cười hay khóc, yêu thương hay được yêu thương – một người quá yêu mình và đã bị hư hại không thể nhìn thấy sự hiện hữu của tha nhân ngoài việc người đó có được việc hay vô tích sự cho ông ta.
Thế nhưng thật quá dễ dàng khi cho là lỗi hoàn toàn ở Trump. Vấn đề của ông Trump không chỉ ở chỗ ông ta đã bị hư hại về tình cảm; mà ông ta còn thiếu khả năng đọc, hiểu và tiếp nhận kiến thức từ sách vở. Ông ta không có cái nguồn tri thức, tâm linh và lịch sử để dựa vào đó mà hành xử trong cơn nguy biến.
Tất cả các vị lãnh đạo mà tôi đề cập tới ở trên đã được giáo dục trong một môi trường mà sự tôi luyện cá tính là trọng tâm tuyệt đối của hành trình giáo dục của họ. Họ được huấn luyện trong khuôn khổ rằng đời sống sẽ mang lại những thử thách khó khăn bất ngờ, và sứ mạng của nhà trường là, như một vị hiệu trưởng đã diễn tả, huấn luyện giới trẻ làm sao để được “đón nhận vào một cuộc khiêu vũ, [và trở thành] vô giá trong một vụ đắm tầu.”
Hãy nghĩ tới những thế hệ xuất thân truyền giáo và truyền thống phục vụ xã hội, như Frances Perkins [nhà cải cách xã hội và là nữ bộ trưởng Bộ Lao Động thời TT Franklin D. Roosevelt vào đầu thập niên 1930 trong thời Đại Khủng hoảng] xuất thân từ trường nữ Đại học Mount Holyoke. Hãy nghĩ tới những người xuất thân từ các trường đại học Morehouse và Spelman [hai trường đại học tư của Thiên Chúa Giáo được thành lập vào cuối thế kỷ 19 cho các nam và nữ sinh viên da đen]. Hãy nghĩ tới tất cả những sinh viên trẻ ở mọi trường ốc khắp nơi đã có dịp nghiên cứu về những tên tuổi như Plutarch và Thucydides, Isaiah và Frederick Douglass — những bài học lớn của quá khứ về lãnh đạo, chịu đựng, thắng lợi cũng như thất bại. Chỉ những pho sách lớn tồn tại hàng nhiều thập niên chứa trong đó cái kho tàng kiến thức mới giúp dẫn dắt ta qua những lúc khó khăn.
Hiện giờ ngay lúc này, hai khối khoa học và nhân văn [nguyên văn: humanities] phải đồng sánh bước: khoa học sản xuất thuốc chủng, với nhân văn cung cấp cho giới lãnh đạo và quần chúng khả năng phục hồi, quan tâm và phối hợp trong khi chờ đợi có thuốc chủng. Thế nhưng, thay vì thế, khối nhân văn hiện đang bị rối loạn vào đúng cái lúc mà lịch sử đã cho thấy là vô cùng cần thiết để tạo một nền tảng đạo đức tối cần hơn lúc nào hết.
Một trong những bài học từ cơn khủng hoảng hiện tại là ta không thể trông chờ hỗ trợ từ chính quyển trung ương. Nếu muốn thấy lãnh đạo thực sự, hãy nhìn quanh mình. [TD2020-05]
[David Brooks, gốc Canada, là một bình luận gia thuộc phe bảo thủ, hiện viết cho The New York Times]
Chú thích:
(*) Trận Gettysburg diễn ra từ ngày 1 đến 3 tháng 7, 1863 tại và xung quanh thị trấn Gettysburg, Pennsylvania giữa quân chính phủ liên bang (Union) và quân phe ly khai (Confederate) trong thời kỳ Nội Chiến Nam Bắc. Tử vong hai bên sau chỉ ba ngày giao chiến đã lớn hơn tất cả các trận đánh khác của toàn cuộc chiến kéo dài từ 1861-65 cộng lại. Phe chính phủ cuối cùng thắng trận Gettysburg, trận đánh được coi như là trận quyết định cho toàn cuộc Nội Chiến. Vào ngày 19 tháng 11, 1963, TT Lincoln tới viếng nghĩa trang các tử sĩ tại Gettysburg và đọc một bài diễn văn vỏn vẹn có 271 chữ, nhưng là bài diễn văn lừng danh của lịch sử.
Vào sáng thứ Ba ngày 28 tháng 1, 1986 trước hàng triệu cặp mắt theo giõi từ khắp nơi trên thế giới, phi thuyền Challenger phát nổ sau vỏn vẹn có 73 giây sau khi rời dàn phóng, gây tử vong cho phi hành đoàn bẩy người, gồm năm phi hành gia NASA, một nghiên cứu viên và một giáo viên dân sự. Vào lúc 5 giờ chiều cùng ngày, từ Tòa Bạch Ốc, TT Reagan chia sẻ nỗi đau thương của toàn quốc.
Vào ngày thứ Sáu 14 tháng 12, 2012 tại Newtown, Connecticut, Adam Lanza, 20t, xách súng vào trường tiểu học Sandy Hook nổ súng giết chết 26 người, trong đó có 20 em học sinh tuổi từ 6-7. Cùng trong ngày, TT Obama không ngăn được nước mắt khi chia sẻ nỗi đau với gia đình các nạn nhân và toàn quốc.
Hai nhật báo The New York Times và USA Today dành một số trang báo tưởng niệm 100,000 người tử vong vì Covid-19 tại Mỹ. Toàn cầu sô tử vong là trên 353,000. (Screenshot từ MSNBC)
Tuần này tôi có một cuộc hội thoại đã để lại một dấu ấn. Đó là với Mary Louise Kelly và E.J. Dionne của chương trình “All Things Considered” [Mọi sự đều đáng kể] trên đài NPR [National Public Radio], và về đề tài các vị tổng thống trước đã đối phó với những cái tang toàn quốc ra sao — như TT Lincoln sau trận Gettysburg, TT Reagan sau vụ phi thuyền Challenger phát nổ ngay sau khi phóng, và TT Obama sau vụ thảm sát tại trường Sandy Hook.(*)
Cuộc hội thoại đã khiến tôi thắc mắc nếu như nước Mỹ đã có một nhà lãnh đạo thực thụ trong Tòa Bạch Ốc thì kinh nghiệm đại dịch của ta sẽ ra thể nào.
Nếu ta đã có một nhà lãnh đạo thực thụ, ông ta đã hiểu là thảm cảnh 100,000 người tử vong Covid-19 là cái gì sâu xa hơn là chuyện chính trị: Họ khiến ta thấm thía nỗi mong manh chung và mối thương cảm sâu xa tự nhiên dành cho nhau của chúng ta.
Vào những lúc như vậy, một nhà lãnh đạo thực thụ đã bước ra khỏi vai trò chính trị của mình và để lộ cho thấy một con người không che đậy và khiêm nhường, một người có khả năng coi đó là nỗi đau thương của chính mình và góp mặt với mọi người trong nỗi thống khổ như đại dương này.
Nếu ta đã có một nhà lãnh tụ thực thụ, bà ta đã nói về những người quá cố không phải là một biển người không tên tuổi mà là những cá nhân, mỗi người được nhìn với niềm tôn trọng riêng. Một nhà lãnh đạo như vậy đã xử dụng nguồn vốn văn minh chung và kho tàng vô số hiểu biết của ta để tạo sức mạnh tập hợp trong thời buổi khó khăn.
TT Lincoln dùng điển tích Thánh kinh để xoa dịu một quốc gia. Sau vụ thảm sát tại một nhà thờ ở Charleston [của một thanh niên da trắng làm thiệt mạng chín người ngày 17 tháng 6, 2015], Barack Obama cất lên tiếng hát bài “Amazing Grace,” bản quốc ca của thời tranh đấu đòi xóa bỏ kiếp nô lệ đã ngân dài theo lịch sử của đau thương và cứu rỗi của người Mỹ gốc Phi.
Phát biểu bột phát sau vụ ám sát Martin Luther King, Robert kennedy gợi nhớ lại vụ anh mình [TT Kennedy] bị ám sát và trích lời [kịch tác gia cổ Hy Lạp] Aeschylus: “Khi ta ngủ, cơn đau không thể quên này nhỏ từng giọt xuống tim ta cho tới khi, trong cơn tuyệt vọng và ngoài ý muốn của ta, sự hiểu biết đến qua ân sủng tuyệt vời của Thượng đế.” (In our sleep, pain which cannot forget falls drop by drop upon the heart until, in our own despair, against our will, comes wisdom through the awful grace of God.)
Nếu ta đã có một vị lãnh đạo thực thụ, ông ta đã không ngần ngại mà thành thực nhìn nhận tình trạng quả là tồi tệ, như Churchill đã làm sau khi Âu châu bị đổ. Vị lãnh đạo thực thụ ấy đã có sẵn, do được nuôi dưỡng như vậy, sự am hiểu rằng thời buổi khó khăn hun đúc nên một cá nhân, phơi lộ và thử thách cá nhân đó. Ông ta sẽ cho thấy là thực tế làm một người Mỹ vừa là một món quà tặng và một bổn phận. Mỗi thế hệ đương đầu với đại họa của mình, và, đã hẳn, ta sẽ đương đầu với nó như các bậc tiền nhân ta đã từng làm.
Nếu ta có một nhà lãnh đạo thực thụ, bà ta đã lưu ý chúng ta tới thỏa ước và mục tiêu chung của chúng ta. Mỹ quốc là một quốc gia đa chủng, chúng ta đến với nhau do cùng chung một viễn kiến hơn là cùng một quá khứ [nhấn mạnh của người dịch]. Vào những lúc khốn khó, nhà lãnh đạo thực thụ đã tái xiển dương mục tiêu của nước Mỹ, lý do tại sao ta cần chịu đựng gian khổ và lợi ích gì ta sẽ có được từ nỗ lực đó.
Sau khi phi thuyền Challenger nổ tung trên trời, TT Reagan nhắc nhở chúng ta rằng Mỹ là một quốc gia gồm những nhà thám hiểm các biên cương khoa học và rằng ta sẽ tiếp tục, nhờ một phần vào những người đã “vượt lên những hệ lụy với mặt đất để giáp mặt với Thượng Đế.”
Tại Gettysburg, TT Lincoln đã mô tả sâu sắc lý do tại sao các tử sĩ đã hy sinh tính mạng mình – để chứng tỏ một quốc gia “tận trung với lý tưởng mọi người đều bình đẳng” có thể chịu đựng lâu dài và cũng sẽ đem lại “sự tái sinh của tự do” cho toàn cầu.
Hiển nhiên là lúc này ta không có một nhà lãnh đạo thực thụ. Ta có Donald Trump, kẻ không thể hiểu thế nào là đồng cảm hay biểu lộ sự đồng cảm, kẻ không thể cười hay khóc, yêu thương hay được yêu thương – một người quá yêu mình và đã bị hư hại không thể nhìn thấy sự hiện hữu của tha nhân ngoài việc người đó có được việc hay vô tích sự cho ông ta.
Thế nhưng thật quá dễ dàng khi cho là lỗi hoàn toàn ở Trump. Vấn đề của ông Trump không chỉ ở chỗ ông ta đã bị hư hại về tình cảm; mà ông ta còn thiếu khả năng đọc, hiểu và tiếp nhận kiến thức từ sách vở. Ông ta không có cái nguồn tri thức, tâm linh và lịch sử để dựa vào đó mà hành xử trong cơn nguy biến.
Tất cả các vị lãnh đạo mà tôi đề cập tới ở trên đã được giáo dục trong một môi trường mà sự tôi luyện cá tính là trọng tâm tuyệt đối của hành trình giáo dục của họ. Họ được huấn luyện trong khuôn khổ rằng đời sống sẽ mang lại những thử thách khó khăn bất ngờ, và sứ mạng của nhà trường là, như một vị hiệu trưởng đã diễn tả, huấn luyện giới trẻ làm sao để được “đón nhận vào một cuộc khiêu vũ, [và trở thành] vô giá trong một vụ đắm tầu.”
Hãy nghĩ tới những thế hệ xuất thân truyền giáo và truyền thống phục vụ xã hội, như Frances Perkins [nhà cải cách xã hội và là nữ bộ trưởng Bộ Lao Động thời TT Franklin D. Roosevelt vào đầu thập niên 1930 trong thời Đại Khủng hoảng] xuất thân từ trường nữ Đại học Mount Holyoke. Hãy nghĩ tới những người xuất thân từ các trường đại học Morehouse và Spelman [hai trường đại học tư của Thiên Chúa Giáo được thành lập vào cuối thế kỷ 19 cho các nam và nữ sinh viên da đen]. Hãy nghĩ tới tất cả những sinh viên trẻ ở mọi trường ốc khắp nơi đã có dịp nghiên cứu về những tên tuổi như Plutarch và Thucydides, Isaiah và Frederick Douglass — những bài học lớn của quá khứ về lãnh đạo, chịu đựng, thắng lợi cũng như thất bại. Chỉ những pho sách lớn tồn tại hàng nhiều thập niên chứa trong đó cái kho tàng kiến thức mới giúp dẫn dắt ta qua những lúc khó khăn.
Hiện giờ ngay lúc này, hai khối khoa học và nhân văn [nguyên văn: humanities] phải đồng sánh bước: khoa học sản xuất thuốc chủng, với nhân văn cung cấp cho giới lãnh đạo và quần chúng khả năng phục hồi, quan tâm và phối hợp trong khi chờ đợi có thuốc chủng. Thế nhưng, thay vì thế, khối nhân văn hiện đang bị rối loạn vào đúng cái lúc mà lịch sử đã cho thấy là vô cùng cần thiết để tạo một nền tảng đạo đức tối cần hơn lúc nào hết.
Một trong những bài học từ cơn khủng hoảng hiện tại là ta không thể trông chờ hỗ trợ từ chính quyển trung ương. Nếu muốn thấy lãnh đạo thực sự, hãy nhìn quanh mình. [TD2020-05]
[David Brooks, gốc Canada, là một bình luận gia thuộc phe bảo thủ, hiện viết cho The New York Times]
Chú thích:
(*) Trận Gettysburg diễn ra từ ngày 1 đến 3 tháng 7, 1863 tại và xung quanh thị trấn Gettysburg, Pennsylvania giữa quân chính phủ liên bang (Union) và quân phe ly khai (Confederate) trong thời kỳ Nội Chiến Nam Bắc. Tử vong hai bên sau chỉ ba ngày giao chiến đã lớn hơn tất cả các trận đánh khác của toàn cuộc chiến kéo dài từ 1861-65 cộng lại. Phe chính phủ cuối cùng thắng trận Gettysburg, trận đánh được coi như là trận quyết định cho toàn cuộc Nội Chiến. Vào ngày 19 tháng 11, 1963, TT Lincoln tới viếng nghĩa trang các tử sĩ tại Gettysburg và đọc một bài diễn văn vỏn vẹn có 271 chữ, nhưng là bài diễn văn lừng danh của lịch sử.
Vào sáng thứ Ba ngày 28 tháng 1, 1986 trước hàng triệu cặp mắt theo giõi từ khắp nơi trên thế giới, phi thuyền Challenger phát nổ sau vỏn vẹn có 73 giây sau khi rời dàn phóng, gây tử vong cho phi hành đoàn bẩy người, gồm năm phi hành gia NASA, một nghiên cứu viên và một giáo viên dân sự. Vào lúc 5 giờ chiều cùng ngày, từ Tòa Bạch Ốc, TT Reagan chia sẻ nỗi đau thương của toàn quốc.
Vào ngày thứ Sáu 14 tháng 12, 2012 tại Newtown, Connecticut, Adam Lanza, 20t, xách súng vào trường tiểu học Sandy Hook nổ súng giết chết 26 người, trong đó có 20 em học sinh tuổi từ 6-7. Cùng trong ngày, TT Obama không ngăn được nước mắt khi chia sẻ nỗi đau với gia đình các nạn nhân và toàn quốc.