Tin nước Úc sáng thứ Bảy 6/6

Không dễ “ăn” $25,000 của chính phủ

A wide shot of a patio with decking in a backyard with a pool in the background and a table and chairs on the deck.

Với mục đích lực tạo công ăn việc làm, chính phủ cho biết sẽ tung ra gói kích thích mới gọi là HomeBuilders, theo đó sẽ tài trợ $25,000 cho công dân Úc để phá nhà cũ ra xây nhà mới hay tân trang, sữa chữa. Tuy nhiên không dễ để “ăn” số tiền này: muốn bỏ vào túi $25,000 của chính phủ thì phải móc từ túi của mình ra ít nhất $150,000.

Sau đây là những điều kiện để nhận trợ cấp HomeBuilder:

  • Phải là công dân Úc, có thu nhập khả thuế (taxable income) dưới mức $125,000 một năm. Nếu hai vợ chồng cùng đi làm, thu nhập của hai người phải dưới mức $200,000 một năm.
  • Trong vòng năm nay (2020) vào ký hợp đồng xây nhà để ở hay sữa chữa căn nhà đang ở. Thời hạn khởi công là không quá ba tháng kể từ ngày ký hợp đồng.
  • Nếu tân trang nhà ở thì phải chi ra từ $150,000 đến $750,000 và trước khi tân trang trị giá căn nhà không quá $1.5 triệu.
  • Việc tân trang phải nhắm đến các mục đích dễ ra vào, an toàn hơn, có nhiều không gian sống trong nhà hơn, không nhắm đến các công trình bên ngoài như hồ bơi, sân tennes hay nhà kho (sheds).
  • Với nhà mới thì tổng giá trị căn nhà sau khi hoàn ất không quá $750,000, kể luôn giá đất!
  •  

Mới nghe tin này nhiều người hí hửng muốn tân trang nhà bếp hay nhà tắm. Tuy nhiên Theo Hiệp hội kỹ nghệ gia cư Housing Industry Association (HIA) thì giá trung bình cho chi phí tân trang nhà tắm trong tài khóa 2018-19 là $19,553, còn nhà bếp là $26,280. Nếu ân trang cả hai thứ cùng một lúc thì cũng không hội đủ tiêu chuẩn mà chính phủ đưa ra.

Úc sẵn sàng đón nhận người tỵ nạn Hồng Kông

Hưởng ứng lời kêu gọi của Anh, chính phủ Úc tuyên bố sẽ “tiếp tục đón nhận” người dân Hồng Kông muốn tỵ nạn sau khi sợ luật an ninh do Bắc Kinh ban hành được áp dụng tại đây.

Đầu tuần qua, Ngoại trưởng Marise Payne đã tham dự một cuộc thảo luận trực tuyến để bàn về tình hình tại Hồng Kông cùng với những người tương nhiệm Canada, New Zealand, Anh và Mỹ. Bộ Ngoại giao Úc cho biết, cuộc họp nhấn mạnh lại sự lo ngại về Hồng Kông trong bối cảnh Bắc Kinh cho mình ban hành luật an ninh quốc gia tại Hồng Kông.

Khi được hỏi về khả năng Úc mở cửa đón nhận người tỵ nạn Hồng Kông, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Úc khẳng định rằng bên cạnh các biện pháp hạn chế phòng ngừa đại dịch Covid-19 hiện tại, người Hồng Kông có thể nộp đơn xin cấp các loại visa liên quan để làm việc và sinh sống tại nước này.

Các dân biểu và nghị sĩ từ khắp các đảng chính trị cũng đang kêu gọi Chính phủ giúp đỡ người dân Hồng Kông. Dân biểu Đảng Xanh Adam Bandt kêu gọi Chính phủ liên bang làm theo Anh và cung cấp nơi trú ẩn an toàn cho những người lo ngại về nguy cơ tình trạng độc đoán gia tăng ở Hồng Kông.

Bà Concetta Fierraaugei-Wells, Thượng nghị sĩ đảng Tự Do cho rằng, Úc cần phải tham gia cùng với các đồng minh để có hành động mạnh mẽ và quyết đoán chống lại Bắc Kinh. Chọn Thượng Nghị sĩ Lao Động Peter Khalil tuyên bố nếu Trung Quốc không đáp ứng cam kết bảo đảm các quyền của Hồng Kông, hoặc thay đổi tình trạng hiện nay của thành phố, điều này có thể dẫn đến một cuộc di cư.

Phát ngôn viên ngoại giao đối lập Penny Wong cho rằng, Anh có trách nhiệm đặc biệt về vấn đề này, nhưng Úc nên xem xét “thu xếp các vấn đề thị thực” để đáp ứng bất kỳ nhu cầu mới nào.

Úc sẽ đóng góp $300 triệu cho quỹ vaccine toàn cầu

Úc đã cam kết sẽ đóng góp $300 triệu cho chương trình cung cấp vaccine cho trẻ em ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương.

Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh về vaccine toàn cầu, Ngoại trưởng Marise Payne cho biết, đại dịch Covid-19 đã để lại bài học cho toàn thế giới về sự đầu tư vào quyền được chủng ngừa của mọi tầng lớp để đảm “an ninh y tế khu vực”.

Hội nghị Liên minh toàn cầu về vaccine và tiêm chủng được tổ chức với mục đích quyên góp ít nhất US$7.4 tỷ để tiêm chủng cho 300 triệu trẻ em ở các nước nghèo trên thế giới vào năm 2025. Trong đó, US$800 triệu sẽ dành cho 140 triệu trẻ em ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương

Úc chính thức ký kết thỏa thuận dự trữ dầu với Mỹ

Ngày 3.6.2020 Úc đã chính tức ký thỏa thuận thuê nhà kho tại Mỹ để trữ dầu chiến lược tại tại tiểu bang Oklahoma.

Thỏa thuận được ký kết giữa Tổng trưởng Năng lượng Angus Taylor và Đại sứ Mỹ tại Canberra Arthur Culvahouse, dưới sự chứng kiến trực tuyến của Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Dan Brouillette.

Red metal barrels against blue sky.

Theo thỏa thuận này thì Úc sẽ được sử dụng kho dự trữ dầu chiến lược của Mỹ để lưu trữ dầu, phòng các trường hợp thiếu nguồn cung trong nước hoặc khẩn cấp. Cùng ngày, Tổng trưởng Năng lượng Tay lo cũng thông báo về kế hoạch xây dựng một kho dự trữ nhiên liệu mới trong nước, với sự tham gia của chính phủ và khu vực tư nhân, nhằm tận dụng thời điểm giá dầu thế giới vẫn đang ở mức thấp.

Tháng 4 vừa qua, vào thời điểm giá dầu thế giới ở mức thất nhất trong lịch sử, Úc đã chi $94 triệu để mua dầu, gia tăng lượng dự trữ, nhằm đề phòng sự gián đoạn nguồn cung.

Mấy năm nay chính phủ Úc đang thực sự lo ngại về các nguy cơ tiềm ẩn về an ninh tại khu vực Trung Đông. Năm 2018 giới phân tính đã báo động rằng nếu chiến sự tại khu vực bùng nổ thì Úc chỉ đủ xăng dầu trong ba tuần và năm ngoái chính phủ liên bang đã phải đàm phán với Mỹ để có thể mua hàng triệu thùng dầu thô từ Kho dự trữ Dầu mỏ Chiến lược của nước Mỹ trong trường hợp khẩn cấp, khi chiến sự tại Trung Đông bùng nổ, đường chở dầu bị gián đoạn.

Lý do là nếu xung đột Trung Đông bùng nổ thì các tuyến đường cung cấp dầu từ nước ngoài đến Úc sẽ bị tê liệt, bị phong tỏa. Trong khi đó thì nguồn dự trữ nhiên liệu chiến lược quá thấp và quá phụ thuộc vào nguồn nhập cảng. Nguồn cung cấp nhiên liệu Úc phụ thuộc và các nhà máy lọc dầu tại khu vực và nguồn cùng cấp dầu từ Trung Đông, với 91% đi qua các tuyến đường trên. Chiến sự nổ ra thì tuyến đường này bị cắt đứt trong khi Úc hoàn toàn không có kế hoạch dự phòng.

Trong khi Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho rằng các quốc gia phải có nguồn dự trữ “tương đương 90 ngày nhập cảng ròng” thì trên lý thuyết Úc chỉ có đủ cho 43 ngày. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng nước Úc chỉ chịu đựng trong vòng 20 ngày!

Lý do là chính phủ Úc đã áp dụng mô thức kinh doanh chạy theo lời lỗ của các công ty tư nhân trong vấn đề an ninh năng lượng.

Từ năm 1977 chính phủ Úc đã cố duy trì một mức giá nhiên liệu tương đối đồng nhất trên toàn quốc, theo đó thì giá xăng căn bản tại mọi vùng đều gắn chặt với giá xăng trên thị trường thế giới. Lý do là các công ty dầu hỏa Úc còn có cơ sở máy lọc dầu ở nước ngoài, và nếu không làm như vậy thì khi giá xăng ở nước ngoài cao hơn họ sẽ không đưa xăng về tiêu thụ tại Úc mà bán ra tại chỗ để kiếm lời.

Điểm then chốt quyết định giá xăng tại Úc là giá xăng của “thị trường thế giới”, tuy nhiên thực chất thì đây là giá xăng ở Singapore: đảo quốc này là nơi tập trung những nhà máy lọc dầu lớn nhất ở khu vực.

Ngoài những chi phí như máy móc, vận hành, lương tiền, yếu tố chính quyết định giá xăng là giá dầu thô. Tuy nhiên giá xăng ở Úc còn bị ảnh hưởng vì những yếu tố hoàn toàn không liên quan tới dầu lửa. Vì đồng Mỹ kim là đơn vị cho những giao dịch mua bán trên thị trường dầu lửa, do đó khi đồng Mỹ kim bị sụt giá so với đồng Úc kim, người Úc được mua xăng rẻ hơn một phần.

Related posts