Trung Quốc trả đũa Úc: sau thịt bò, lúa mạch, du khách sẽ là gì?
Dù Úc chưa cho phép mở lại đường bay, Trung Quốc đã chính thức ngăn cản công dân của mình đến Úc du lịch, ngay sau khi Chính phủ Úc tuyên bố sẽ ra luật mới để tăng cường việc kiểm tra các nhà đầu tư nước ngoài muốn mua các tài sản có tính chất nhạy cảm về vấn đề an ninh.
Như đã thông tin, theo quy định hiện hành thì các khoản đầu tư của công ty tư nhân có giá trị dưới $275 triệu không chịu sự kiểm tra của Hội đồng Giám định đầu tư nước ngoài của Úc (FIRB). Mức ngưỡng này là $1.2 tỷ đối với công ty đến từ những nước có ký kết hiệp định thương mại tự do với Úc. Nhưng điều này sẽ thay đổi khi quy định mới sẽ cho phép chính phủ giám sát các khoản đầu tư quy mô nhỏ trong những lĩnh vực nhạy cảm như viễn thông, cơ sở hạ tầng thiết yếu và quốc phòng từ 2021. Diễn biến này được xem là nhắm vào Trung Quốc vì lâu nhau nhiều thương vụ mua đất canh tác nông nghiệp của Trung Quốc đã gây nhiều tranh cãi.
Ngày 6.6.2020 Trung Quốc chính thức khuyến cáo công dân mình không đến Úc vì tình trạng “phân biệt chủng tộc nhằm vào người Trung Quốc và châu Á”.
Trong một thông cáo của mình, Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc cho biết, ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, các hành động bạo lực và phân biệt chủng tộc nhằm vào người Trung Quốc nói riêng và châu Á nói chung tại Úc đang tăng lên và nêu rõ: “Chúng tôi khuyến cáo khách du lịch Trung Quốc nâng cao nhận thức về an toàn và tránh đến tới Úc”.
Phản ứng trước động thái trên, Tổng trưởng Thương mại Simon Birmingham đã phản bác rằng thông tin của chính quyền Trung Quốc là không chính xác.
Tuyên bố Úc là “xã hội đa văn hóa thành công nhất trên thế giới và cộng đồng người Úc gốc Hoa là những người đóng góp đáng kể và có giá trị thành công đó”, ông Birmingham nhấn mạnh: “Chúng tôi bác bỏ tuyên bố vô căn cứ của Trung Quốc”.
Đây chỉ là việc “hiện thực hóa” lời đe dọa mà Đại sứ Trung Quốc tại Úc Thành Cạnh Nghiệp đã đưa ra vào cuối tháng Tư , theo đó việc Úc đuổi điều tra độc lập về đại dịch COVID-19 sẽ gây ra những thiệt hại về kinh tế đối với các ngành “du lịch, sản xuất và giáo dục đại học của Úc”. Những bình luận này đã bị các giới chức cấp cao Úc chỉ trích và mô tả là hành vi “cưỡng ép kinh tế”.
Đến giữa tháng Năm, Trung Quốc đã đưa ra ngay hành vi “cưỡng ép kinh tế” bằng cách áp dụng mức thuế 80% đối với lúa mạch Úc và đình chỉ nhập cảng thị bỏ từ 4 lò mổ Úc.
Căng thẳng ngoại giao chưa có dấu hiệu hạ nhiệt và công luận Úc đang quan tâm là sau thịt bò, lúa mạch và du khách, Trung Quốc còn sẽ tung ra ngón đòn nào nữa!
Bán mạng và bán đường cong
Nghê lái xe đua được xem là nghề bán mạng và nữ tay đua đầu tiên của Úc đã bỏ nghề này để chuyển sang “bán” những đường con của cơ thể, tức nghề khiêu dâm! Hiện cô là một ngôi sao khiêu dâm trên một trang web dành cho người lón của Mỹ với khoảng 7000 khách đặt hàng!
Tay đua giải nghệ này là Renee Gracie, 25 tuổi, mệnh danh “công chúa quỷ dữ” khi gây bão trên đường đua năm 2013. Cô là người phụ nữ đầu tiên tranh tài ở giải đua Porsche Carrera Cup Australia Championship cùng năm đó và ngay năm sau lọt vào top-ten.
Cô là phụ nữ Úc đầu tiên rở thành tay đua chuyên nghiệp , nổi tiếng khi giành suất tham dự Super2 Series, Supercars từ năm 2015. Tuy nhiên, sau 3 mùa thi đấu ở 2 cuộc đua nổi tiếng mà không đạt kết quả như ý, cô chuyển sang làm việc ở một bãi đỗ xe.
Trong cuộc phỏng vấn độc quyền với The Daily Telegraph cuối tuần qua, Renee cho hay cô đã từ bỏ hẳn đường đua tốc độ vì không kiếm được bao nhiêu tiền. Cô giải thích: “Tôi không đạt kết quả thi đấu khả quan nên không nhận được tài trợ. Tôi cố hết sức nhưng nhận ra đã đến lúc giấc mơ của mình đã tan vỡ,”
Renee cho biết một số ủng hộ viên rằng cô nên sử dụng ngoại hình xinh đẹp, nóng bỏng của mình để kiếm tiền nên đã thử và thành công ngoai sự mong đợi.
Năm ngoái cô tiếp xúc với một trang web người lớn để bán hình ảnh và video khiêu dâm của mình và ngay trong 6 ngày đầu tiên đã kiếm được US$24,000.
Cô cho biết: “Đây là công việc tốt nhất tôi làm trong cuộc đời này. Nó mang đến cho tôi nguồn thu nhập mà tôi không bao giờ mơ ước tới. Với những gì đang có, tôi cảm thấy thích thú và thoải mái”
Renee Gracie cho biết hiện cô kiếm tới US$25,000 mỗi tuần, có thể mua nhà và trả hết trong vòng 1 năm. Renee cho biêt cô hài lòng khi chọn nghề này và gia đình không chỉ ủng hộ công việc mới này mà còn tự hào khi cô kiếm được nhiều tiền ở độ tuổi trẻ như vậy.
Các tú ông, tú bà đòi quyền làm ăn!
Mười bảy chủ động mại dâm tại Sydney đã cùng lên tiếng khẩn nài chính phủ tiểu bang hãy cho phép họ mở cửa lại với lời hứa hẹn lại là sẽ áp dụng các biện pháp an toàn như cấm hôn hít, buộc khách hành phải tài nhu liệu COVIDSafe, cấm các trò làm tình tập thể v.v..
Bà Julie Bates, phát ngôn viên của nhóm này, cho rằng biện pháp đóng cửa động mãi dâm sẽ khiến tình hình nguy hiểm hơn vì khách hàng của họ không có chỗ để giải sầu, đành phải quay sang các trang tìm bạn như Tinder. Cũng theo bà, cho đến nay thì chưa một lầu xanh nào bị điểm mặt như là nguồn làm phát tán dịch bệnh mà chỉ có trường học, xe lửa, du thuyền, do đó thật là bất công khi tiếp tục biện pháp cấm đoán.
Tú bà Kate, chủ nhân của động mãi dâm Ma Belle Cheri tại vùng Clyde, tuyên bố: “Nghề của chúng tôi đã có thành tích xuất sắc trong suốt hơn 30 năm qua trong việc phòng virus
HIV và đến nay chưa có gái mại dâm nào truyền virus này cho khách cả. Nghề của chúng tôi là hợp pháp và chúng tôi đã đóng góp vào ngân sách của tiểu bang… Chúng tôi có những dịch vụ đa dạng cho khách hàng, kể cả dịch vụ cho những khách hàng tàn tật…”.
Những động mãi dâm lên tiếng đòi quyền mở cửa này là Ma Belle Cheri (Parramatta), Bliss (Woolloomooloo), Golden Honey (Guildford), The Kastle (Chippendale), City Touch (Sydney), Pink Lady (Greenacre), La Petite Aroma (Chatswood), City Rose (Kingsford), Vixens 2271 (Marrickville), 19 Lipsticks (Rydalmere), Cuties Escorts (Campbelltown – Narellan), Springhouse (Marrickville), Royal Asians (Rydalmere), Gateway Club (Petersham), Miss Heavens (Artarmon) và Secrets of Sydney (Caringbah).
Hiện tại riêng ở Sydney đang có ít nhất 100 động mãi dâm hợp pháp và theo viện nghiên cứu Kirby Institute thuộc Đại học NSW thì mỗi tuần có khoảng 1000 gái mại dâm làm việc.
Sau lời kêu gọi trên, Bộ Y tế NSW vẫn cứng rắn, cho rằng theo luật hiện hành thì các động mãi dâm phải đóng cửa.
Không riêng tại Úc, trên toàn thế giới cũng vậy. Kỹ nghệ mãi dâm toàn cầu luôn dễ dàng vượt qua những cuộc khủng hoảng kinh tế nhưng hiện tại đang lao đao vì dịch Covid-19, bất kể các biện pháp “tự cách ly” mà nghề này tự nguyện đưa ra như: Cấm hôn, yêu cầu khách rửa tay trước khi tiếp xúc, đeo khẩu trang, thậm chí mặc đồ bảo hộ, đo thân nhiệt của khách…
Thông thường, bênh cạnh nghề mãi dâm, các ngành như cờ bạc, rượu bia, ma túy đều thường dễ dàng vượt qua suy thoái kinh tế, bởi mọi người có xu hướng tìm đến những hoạt động này kể cả khi buồn hay vui. Thậm chí một số ngành kinh doanh “thói hư tật xấu” này còn ăn nên làm ra nền kinh tế đi xuống.
Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 khác hẳn, chưa từng có tiền lệ trong lịch sử, đang khiến những người hành nghề mại dâm và các nghề mãi dâm cũng như cờ bạc hay rượu bia bị ảnh hưởng nặng. Trước đây các lệnh cấm như không mấy tác dụng với những ngành hoạt động kín đáo hay bí mật như mại dâm. Tuy nhiên hiện tại trong khi cả gái mại dâm cũng sợ nhiễm bệnh thì khách hàng của họ vừa sợ, vừa hết tiền vì mất việc.