Phạm Hoài Nam dịch
Tổng Thống Donald Trump bị chỉ trích nặng nề khi ông tuyên bố Hoa Kỳ sẽ “chấm dứt mối quan hệ với Tổ Chức Y Tế Thế Giới”. Cụ thể là Hoa Kỳ sẽ cắt ngay số tiền tài trợ 450 triệu USD mỗi năm cho tổ chức này.
Vào tuần rồi, cơ quan truyền thông “Associated Press” của Mỹ tiết lộ tổ chức WHO đã nói dối với thế giới như thế nào về sự che giấu của chính quyền Trung Quốc khi đại dịch coronavirus mới bùng nổ. Sự che giấu và dối trá này đã làm trì hoãn phản ứng của các nước khác đối với vi khuẩn chết người này và cuối cùng đã gây cho hàng trăm ngàn người mất mạng không cần thiết.
Cơ quan AP đã tìm được hồ sơ bí mật về những buổi họp nội bộ của WHO vào tháng Giêng. Những hồ sơ này bao gồm những cuộc băng thâu lại những cuộc họp kín giữa các viên chức của WHO tìm cách che giấu những bí mật của Trung Quốc, cùng lúc đó WHO công khai khen gợi cách đối phó của Trung Quốc. Chính sự đồng lõa này đã làm cho thế giới không quan tâm đúng mức và thiếu chuẩn bị khi đại dịch xảy đến với họ.
Dẫu cho không có tin động trời này, Tổng Thống Trump vẫn có lý do chính đáng để cắt tiền đóng góp và rút khỏi WHO. Tổ chức này đã từng có những thành tích tệ hại khi đương đầu với những đại dịch trước đây. Từ SARS đến cúm H1N1 và Ebola. Sau khi dịch bệnh Ebola bùng nổ vào năm 2014, giám đốc Viện Sức Khỏe Thế Giới Harvard (the Harvard Global Health Institute), ông Ashish Jha, đã bày tỏ sự nghi ngờ đối với WHO bởi vì họ “thường khi không giúp gì được nhiều khi mà thế giới cần đến họ nhất.”
Trước hết hãy nhìn vào cách WHO tiêu tiền. Chỉ có 4% dành cho các thiết bị y tế. Gấp đôi số tiền đó dành cho di chuyển bằng máy bay và số tiền gấp 10 lần dành cho lương và bổng lộc. Cách tổ chức của WHO rất quan liêu, còn nhân viên làm việc thật nhàn hạ.
WHO chi hàng triệu đô cho những buổi họp, ở những khách sạn sang trọng nhất, di chuyển bằng máy bay business-class và làm lơ khi một viên chức cao nhất “đi những chuyến công tác giã tạo với các bạn gái,” theo sự điều tra của AP. Tại sao tiền thuế của người dân Hoa Kỳ phải chi một tổ chức thối nát như thế?
Đừng lẫn lộn WHO với Hội Chữ Thập (Red Cross), Bác Sĩ Không Biên Giới (Doctors Without Borders) hay những tổ chức từ thiện khác chuyên chăm sóc người bệnh tật. Vào hôm Chủ Nhật, Cố Vân An Ninh Quốc Gia, Robert O’Brien, đề nghị Hoa Kỳ nên chuyển số tiền hỗ trợ WHO cho các tổ chức nên trên.
Trong những tài liệu của AP tiết lộ cho thấy các viên chức của WHO đã họp kín, tìm cách giúp Trung Quốc che giấu vi khuẩn, đồng thời khen gợi sự minh bạch (transparency) của Trung Quốc.
Đến trễ nhất là ngày 2 tháng Giêng, Trung Quốc đã biết rõ sự nguy hiểm của vi khuẩn corona nhưng họ giấu thông tin này cho đến ngày 11 tháng Giêng. Tệ hơn nữa là họ giấu cho đến ngày 20 tháng Giêng khi vi khuẩn đã lây lan khắp thành phố Vũ Hán đến nỗi tất cả bệnh viện ở đây đã đầy bệnh nhân. Đến khi chính quyền Trung Quốc phong tỏa thành phố Vũ Hán thì đã có đến 5 triệu đã rời khỏi đây và mang con vi khuẩn độc hại này đi khắp thế giới.
“Rõ ràng là chúng ta có thể cứu rất nhiều người và tránh được nhiều tử vong nếu như Trung Quốc và WHO thông báo cho thế giới biết sớm hơn,” Giáo sư Ali Mokdad chia sẻ.
Trong các viên chức của WHO, không ai bênh vực Trung Quốc lộ liễu như Giám đốc của tổ chức này, Tedros Adhanom Ghebreyesus. Vào ngày 30 tháng Giêng khi vi khuẩn đã truyền nhiễm khắp thành phố Vũ Hán, ông vẫn ca ngợi Trung Quốc hết lời: “Tốc độ mà Trung Quốc phát hiệu sự bùng nổ, cô lập vi khuẩn, giải trình tự bộ gen, chia sẻ với WHO và thế giới quá ấn tượng, ngoài mọi từ ngữ có thể diễn tả” (The speed with which China detected the outbreak, isolated the virus, sequenced the genome and shared it with WHO and the world are very impressive and beyond words). Ông gọi đó làm “một tiêu chuẩn đối phó mới với sự bùng nổ của dịch bệnh” (new standard of outbreak response.)
Tiêu chuẩn đó là tiêu chuẩn của Cộng Sản – lấy dối trá làm đầu và thản nhiên để cho hàng trăm ngàn người chết. Cũng giống như Trung Quốc đã từng giấu SARS vào năm 2003.
Khi Trump đình hoãn tài trợ cho WHO vào tháng Tư, Tedros đã ngạo mạn lên lớp Trump: “Đừng dùng vi khuẩn này như một cơ hội này để chống lẫn nhau hay để lấy điểm chính trị.” Tedros cần nhìn mình vào gương: “Chính ông là người đã sử dụng dán bài chính trị, ngăn cấm không cho Đài Loai tham dự hai buổi họp khẩn cấp về coronavirus.”
Đài Loan là nơi có những ca nhiễm sớm nhất và cảnh báo WHO rằng coronavirus rất có thể là vi khuẩn lây lan nhanh chóng. Bất cứ sự nhượng bộ nào đối với Đài Loan đều làm cho Bắc Kinh nổi điên. Đó là nguồn gốc của mọi dối trá của Tedros.
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi nói rằng tổng thống không có quyền hiến pháp cho phép để cắt tài trợ cho WHO hay rời khỏi tổ chức này nếu không có sự chấp thuận của Quốc hội. Hãy để cho các luật sư bàn cãi về chuyện này. Nhưng Trump có cái nhìn rộng hơn. Tổ chức này không xứng đáng để Hoa Kỳ hỗ trợ. Họ đã đặt chính trị trước vấn đề sức khỏe, sinh mạng con người và dùng tiền thuế của người dân Hoa Kỳ một cách vô trách nhiệm cho cuộc sống trưởng giả của các nhân viên và những chuyến đi “du lịch” phung phí.
Bà Betsy McCaughey từng là phụ tá của thống đốc New York, là tác giả của cuốn sách sắp xuất bản “Đại dịch tiếp theo” (The Next Pandemic).
Nguồn: Why President Trump is entirely right to give up on WHO