Tin nước Úc sáng thứ Tư 10/6: Trung Quốc tiếp tục trả đũa Úc

Bộ Ngoại giao Úc tiếp tục tìm cách tiếp xúc tù nhân Châu Văn Khảm

RFA
2020-06-09

Hình minh họa. Ông Châu Văn Khảm (phải) tại một cuộc sinh hoạt ở Úc.

Ông Châu Văn Khảm (phải) tại một cuộc sinh hoạt ở Úc. FB Việt Tân

Bộ Ngoại giao & Thương Mại Úc tiếp tục tìm cách tiếp cận công dân Châu Văn Khảm, 70 tuổi,  hiện đang phải thụ án 12 năm tù tại Việt Nam; trong khi đó vẫn hỗ trợ lãnh sự cho gia đình ông này theo đúng qui định.

Người Phát Ngôn Bộ Ngoại giao & Thương Mại Úc trả lời Đài Á Châu Tự Do như vừa nêu sau khi vào ngày 8 tháng 6, RFA loan tin thân nhân và luật sư của ông Châu Văn Khảm bày tỏ quan ngại suốt cả tháng qua không nhận được điện thoại và không được thăm gặp ông này trong nhà tù ở Việt Nam.

Quan ngại vừa nêu được tờ The Guardian loan đi hôm ngày 6 tháng 6. Và cũng theo báo này thì các cuộc thăm gặp của  đại diện lãnh sự quán Úc với ông Khảm từ tháng 1 đến tháng 5 vừa qua đều bị huỷ, trong khi cuộc gặp theo lịch vào tháng 6 vẫn đang phải chờ duyệt.

Con trai ông Châu Văn Khảm cho biết hiện gia đình ông rất lo lắng về tình trạng sức khoẻ của ông vì ông này cao tuổi và đang mắc nhiều chứng bệnh gồm cao huyết áp, mỡ máu, sỏi thận, và cườm mắt.

Công dân Úc gốc Việt Châu Văn Khảm bị lực lượng chức năng Việt Nam bắt giữ vào tháng 1 năm 2019 cùng với hai ông Nguyễn Văn Viễn  và Trần Văn Quyền. Cả ba người bị đưa ra xử sơ thẩm vào ngày 11 tháng 11 năm ngoái với tội danh ‘khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân’. Ông Châu Văn Khảm bị tuyên 12 năm tù, ông Nguyễn Văn Viễn 11 năm  và ông Trần Văn Quyền 10 năm tù.

Đến ngày 2 tháng 3, Tòa phúc thẩm Thành phố Hồ Chí Minh y án sơ thẩm đối với ba người.

Ông Châu Văn Khảm là thành viên Đảng Việt Tân tại Úc. Đảng này có trụ sở chính ở Hoa Kỳ và bị chính phủ Hà Nội liệt vào danh sách các tổ chức khủng bố. Đảng Việt Tân bác bỏ cáo buộc này của Việt Nam.

Trung Quốc tiếp tục trả đũa Úc

Ngày 9.6.2020 Bộ Giáo dục Trung Quốc đã khuyến cáo các học sinh, sinh viên của Trung Quốc là cần “thận trọng khi chọn du học tại đi Úc hoặc tiếp tục trở lại Úc để học” với lý do “người châu Á bị kỳ thị và tấn công”. Tuyên bố này được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Bộ Văn hoá và Du lịch Trung Quốc khuyến cáo công dân không nên đến Úc với lý do tuơng tự.

Đáp lại, Tổng trưởng Giáo dục Dan Tehan bác bỏ nhận định rằng nước Úc là không an toàn cho sinh viên quốc tế. Ông tuyên bố trên đài ABC: “Úc là một điểm đến du học phổ biến bởi vì chúng ta là một xã hội đa văn hoá thành công, vốn hoan nghênh sinh viên quốc tế và cung cấp giáo dục đẳng cấp thế giới. Thành công của chúng ta trong việc làm phẳng đồ thì [coronavirus] có nghĩa là chúng tôi là một trong những quốc gia an toàn nhất trên thế giới cho sinh viên quốc tế cư trú vào lúc này.”

Các du học sinh mang lại hơn 30% tổng doanh thu hàng năm cho nhiều trường đại học của Úc. Các trường hiện đối mặt với việc cắt giảm nhân sự nghiêm trọng để bù đắp cho tình trạng mất thu nhập này.

Trên 200 nhân viên ABC sẽ bị mất việc

Two men and a woman wearing formal clothing sit in front of microphones in a wood panelled room.
David Anderson

Đài ABC sẽ cho hơn 200 nhân viên nghỉ việc sau khi bị chính phủ cắt tài trọ đến $84 triệu. Tuyên bố ngày 9.6.2020 Tổng giám đốc điều hành ABC Andrew Anderson cho biết Ban giám đốc đã thực hiện nhiều biện pháp để làm giảm chi tiêu $17 triệu nhưng vẫn chưa đủ, do đó buộc lòng phải cắt giảm nhân sự.

Ông Andrew Anderson không đề cập số lượng nhân viên bị cắt giảm mà chỉ kêu gọi họ tình nguyện xin nghỉ hưu sớm. ABC hiện có 4,650 nhân viên và theo một số tờ báo chí cho biết ABC có thể phải cắt giảm 250 việc làm trong các bộ phân tin tức, giải trí, các đài phát thanh, truyền hình khu vực.

Trong đợt cháy rừng lịch sử vừa qua, 81% người dân đánh giá ABC là cơ quan truyền thông đáng tin cậy và là nguồn cung cấp tin chính song vẫn không thể thuyết phục chính phủ tăng kinh phí. nguồn vốn cấp cho cơ quan này. ABC bị chính giới bảo thủ chê là thiên tả, hay phê phán đảng Tự Do và từ khi chính quyền liên đảng lên nắm quyền từ năm 2014, ngân sách dành cho tổ hợp truyền thông ABC bị cắt giảm tới $783 triệu.

2000 nhân viên bưu điện có nguy cơ thất nghiệp?

Australia Post has denied workers will lose their jobs.

Nếu Bưu điện Úc tiến hành “tái cấu trúc” hệ thống thư tín theo đó bưu điện chỉ phát thư hai ngày một lần thì cứ bố nhân viên bưu điệu sẽ có một người mất việc.

Trong khi Nghiệp đoàn công nhân ngành viễn thông, điện lực và ống nước (Communications, Electrical and Plumbing Union: CEPU) đưa ra cảnh cáo trên thì Bưu Điện Úc vẫn từ chối, phủ nhận kế hoạch thay đổi trên, cho dù cơ quan này đang ráo riết vận động nhân viên tự nguyện nghỉ hưu sớm.

Bí thư liên bang của CEPU, ông Shane Murphy, cho rằng Bưu Điện Úc đang “nấp sau lý do của bệnh dịch Covid19 để sa thải nhân viên trên toàn quốc”.

Tuy nhiên Bưu Điện Úc bác bỏ tố giác này, khẳng định Bưu Điện Úc sẽ tiếp tục phục vụ công chúng như xưa,

Lo ngại Trung Quốc, Úc trang bị hỏa tiễn chống hạm tầm xa

A LRASM at NAS Patuxent River 2015 Aug. 12, 2015.jpg

Bộ Ngoại giao Mỹ đã phê duyệt việc bán 200 hỏa tiễn chống hạm tầm xa (Long Range Anti-Ship Missile: LRASM), cộng với thiết bị huấn luyện và hỗ trợ với chi phí ước tính US$900 triệu cho Úc. Các hỏa tiễn sẽ được gắn trên chiến đấu cơ F/A-18 Hornet của Không quân Úc.

Mỹ đã phát triển LRASM khi nhận ra rằng hỏa tiễn chống hạm của Nga và Trung Quốc có thể nhắm bắn các tàu Mỹ vượt xa tầm bắn của hỏa tiễn chống hạm Harpoon gắn trên tàu chiến Mỹ và phương Tây. Mẫu mới nhất của hỏa tiễn chống hạm P-800 Onyx của Nga, Onyx-M, được nói là có tầm bắn 800km. Đáng lo ngại và liên quan trực tiếp đến Úc là loại hỏa tiễn chống hạm CJ-10 của Trung Quốc, dựa trên thiết kế hỏa tiễn Nga, trang bị trên tàu khu trục Type 055 mới có tầm bắn trên lý thuyết là 1500km.

Theo báo cáo của Cục quan Hợp tác An ninh Quốc phòng thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ thì Úc muốn trang bị LRASM lên phi đội F-18, nâng cao khả năng nâng bảo vệ các tuyến đường hàng hải quan trọng.

Malcolm Davis, một nhà phân tích cao cấp tại Viện Chính sách chiến lược Úc, cho rằng cần có LRASM để thay thế các hỏa tiễn Harpoon do Mỹ sản xuất từ thời Chiến tranh Lạnh. Các LRASM gắn trên máy bay của Lockheed Martin, mang đầu đạn hơn 450kg, có tầm bắn ít nhất 320km, so với khoảng 112km của Harpoon. Hơn nữa, gắn trên máy bay có nghĩa là tầm bắn của LRASM có thể nói là không giới hạn.

Ông nói: “Tôi nghĩ rằng việc có được LRASM cho các tàu chiến lớp Hobart và Hunter sẽ là một bước hợp lý để thay thế hỏa tiễn Harpoon lỗi thời, chậm và tầm bắn ngắn. Việc mua lại LRASM cho các chiến đấu cơ F/A-18F sẽ tăng cường đáng kể khả năng của chúng ta trong chiến tranh trên mặt biển.

Hỏa tiễn LRASM có khả năng tàng hình, được thiết kế dựa trên hỏa tiễn hành trình phóng từ trên không JASSM-ER, đã trang bị cho các chiến đấu cơ Super Hornets F/A-18E/F của Hải quân Mỹ. Một biến thể, được thiết kế để bắn từ các ống phóng thẳng đứng trên tàu mặt nước, đang được phát triển.

Úc đã đặt hàng 15 máy bay thám thính cơ hàng hải Boeing P-8A Poseidon, cùng với máy bay không người lái tuần tra tầm xa MQ-4C Triton.

Năm 2018 chính phủ Turnbull đã đầu tư $6. 9 tỷ để mua 6 máy bay tuần thám cơ MQ-4C của Mỹ để phục vụ việc tuần tra hàng hải tại Biển Đông. Tuần thám cơ này có thể bay trong vòng 24 giờ, được trang bị nhiều cảm biến và camera giám sát được cả khu vực rộng lớn hơn 2,000 hải lý, tức khoảng 3,700km. Máy bay này ẽ được sử dụng cùng với thám thính cơ P-8A Poseidon cho các hoạt động tầm xa, thu thập thông tin tình báo, phát hiện tàu ngầm, từ đó tăng cường năng lực của hải quân Úc nói chung.

Đây là sản phẩm của hãng Northrop Grumman và theo dự kiến, chiếc máy bay Triton đầu tiên sẽ được đưa vào hoạt động vào giữa năm 2023, trong khi 5 chiếc còn lại sẽ hoàn tất vào năm 2025. Úc sẽ trả $1.4 tỷ cho chiếc đầu tiên và giá sẽ giảm dần với tổng chi phí là $6.9 tỷ.

Related posts