COVID-19 khởi động quá trình tan rã đảng CSTQ

  • Trịnh Trung Nguyên

Tại Trung Quốc Đại Lục, đợt bùng phát dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán thứ hai ở Bắc Kinh đang khiến nhiều người Trung Quốc hoảng sợ, hiện đang phải phong tỏa gần nửa thành phố Bắc Kinh. Nguồn gốc virus này từ đâu? Phải chăng từ một đại biểu nhiễm không triệu chứng đến dự “lưỡng hội” hồi tháng Năm? Phải chăng thần ôn dịch có mắt đến để làm tan rã ĐCSTQ?… Dưới đây là bài viết của tác giả Trịnh Trung Nguyên đề cập các vấn đề này.

Cảnh “lưỡng hội” của ĐCSTQ năm 2020 (Nguồn: Artyom Ivanov / AFP/ Getty Images). 

Tại Trung Quốc Đại Lục, làn sóng dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán mới nhất đã nổ ra ở Bắc Kinh, số trường hợp nhiễm virus được cơ quan chức năng xác nhận vượt mức 100, dù có lẽ chưa thể phản ánh đầy đủ, nhưng quan trọng hơn là vấn đề ý nghĩa chính trị. Trong vòng hai ngày kể từ ngày thông báo trường hợp đầu tiên, qua cảnh báo của ông Bí thư Thành ủy Bắc Kinh Thái Cơ (Cai Qi) về “một giai đoạn bất thường” cho thấy đằng sau có thể là chỉ dẫn căng thẳng của ông Tập Cận Bình – lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Đợt dịch bệnh này vẫn chưa rõ ràng về nguồn gốc của virus, ban đầu là ồn ào liên quan đến cá hồi nhập khẩu nhưng rồi bị cộng đồng mạng châm biếm rằng giá họa cho một loài không có phổi; ngoài ra còn có chuyên gia là quan chức đổ vạ cho châu Âu gây ra, nhưng quan điểm này cũng bị nhiều nghi ngờ; ngay cả Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lâu nay bị lên án thân ĐCSTQ thì dường như lần này cũng không sẵn lòng hỗ trợ Bắc Kinh, còn nêu ý kiến hy vọng Bắc Kinh chia sẻ thông tin trình tự gen, cho thấy Bắc Kinh đã không làm tròn bổn phận.

Việc nguồn gốc bùng phát dịch bệnh lần này ở ngay thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc là vấn đề giới chức ĐCSTQ vẫn chưa phủ nhận; các trường hợp được xác nhận (đặc biệt là những trường hợp đầu tiên) không có lịch sử ra khỏi Bắc Kinh, cũng không có lịch sử tiếp xúc với người bên ngoài vào hoặc với người của vùng tâm điểm Hồ Bắc. Cuối cùng thì virus đến từ đâu? Một số cư dân mạng mạnh dạn tuyên bố một thực tế có thể xảy ra: khả năng cao tình trạng bùng phát làn sóng dịch bệnh này ở Bắc Kinh là do đại biểu của “lưỡng hội” mang đến. Trước khi “lưỡng hội” bế mạc vào cuối tháng Năm đã có phát hiện trường hợp nhiễm virus, nhưng vì không thể khiến lãnh đạo tối cao phải chịu trách nhiệm (vì ông ta khăng khăng phải mở “lưỡng hội”) nên tình hình đã liên tục bị giấu trong hơn 10 ngày, đến giờ cuối cùng đã không thể giấu được nữa vì nếu không Bắc Kinh sẽ trở thành Vũ Hán thứ hai, cho nên mới cho công bố một phần dữ liệu. Tại sao 40 mẫu dương tính được thu thập mà chỉ công bố cái thớt làm cá hồi? Thật đáng lo ngại!

Theo một thông tin của truyền thông Đại Lục “Kinh tế Tài chính số 1” (Yicai), cơ quan chức năng cho biết hai người được xác nhận nhiễm virus làm việc ở chợ nông sản Tân Phát Địa đã phát hiện có triệu chứng lâm sàng vào ngày 4/6 nhưng cả hai đều không tìm cách điều trị y tế, cho đến ngày 12/6 khi cơ quan chức năng tổ chức tìm nguồn dịch bệnh thì mới phát hiện.

Ngoài ra, cơ quan phòng chống dịch bệnh thành phố Bắc Kinh đã yêu cầu những người tiếp xúc gần gũi với chợ nông sản Tân Phát Địa kể từ ngày 30/5 phải chủ động đến kiểm tra virus. Nhưng thực tế có người nhiễm virus là người đã đến thăm chợ nông sản Tân Phát Địa vào ngày 28/5.

Do đó căn cứ vào thời gian ủ bệnh ít nhất 2 tuần virus để suy đoán, rất có khả năng làn sóng dịch bệnh này ở Bắc Kinh đã xuất hiện trước khi kết thúc “lưỡng hội” vào cuối tháng Năm.

Liên quan đến “lưỡng hội” của ĐCSTQ kết thúc vào ngày 28/5, trước đây tác giả bài này đã đề cập rằng hội nghị này vốn là cơ hội tuyệt vời để chính quyền ĐCSTQ chuyển hướng quan tâm của công luận. Khi đó, về sức ép bên ngoài thì Tập Cận Bình phải chịu áp lực rất lớn trước tình cảnh bị cộng đồng quốc tế truy cứu trách nhiệm về che giấu dịch bệnh, về sức ép bên trong là làn sóng tiếng nói chống đối trên mạng Internet, vì vậy mà kiên quyết cho mở “lưỡng hội” bất chấp hao công tốn của và nguy hiểm nhiễm dịch bệnh của hàng ngàn đại biểu, kết quả hội nghị đã gây náo động khi cho ra đời Luật An ninh Quốc gia tại Hồng Kông với mong muốn áp chế nhân quyền của Hồng Kông và hủy cam kết “một nước hai chế độ” đối với Hồng Kông.

Giờ đây dường như không chỉ hàng ngàn đại biểu đến Bắc Kinh dự họp đang nguy hiểm tính mạng vì có thể nhiễm dịch bệnh, mà tất cả giới chức hàng đầu của ĐCSTQ cũng đang gặp rủi ro vì “lưỡng hội”. Đặc biệt là 7 ủy viên thường vụ của Tập Cận Bình và Vương Kỳ Sơn không đeo khẩu trang khi tham dự hội nghị, nhưng khoảng 2000 ủy viên Chính hiệp và gần 3000 đại biểu Nhân đại đều đeo khẩu trang.

Việc giới lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ không mang khẩu trang có thể có dụng ý chính trị vì nhu cầu tạo hình ảnh với thế giới bên ngoài, nhưng cũng có thể là muốn cho thấy: tôi có thể lây nhiễm cho các người, nhưng các người không thể lây nhiễm cho tôi. Nhưng nếu có đại biểu của “lưỡng hội” đã nhiễm virus thì cách nghĩ của giới lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ đã thất sách.

Giới lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ không đeo khẩu trang trong “lưỡng hội” (Ảnh: Artyom Ivanov / TASS qua Getty Image)

Kể từ khi Trung Quốc bùng phát dịch viêm phổi Vũ Hán đến nay, giới chức Trung Quốc đã thừa nhận có số lượng lớn người nhiễm bệnh không có triệu chứng, cuối cùng sau đó cơ quan chức năng ĐCSTQ đã đưa nhóm người nhiễm bệnh này vào thống kê, nhưng không chính thức xem là trường hợp nhiễm virus được xác nhận, quan điểm này đã gây tranh cãi trong cộng đồng y tế quốc tế. Chuyên gia kiểm soát dịch bệnh Phùng Tử Kiến (Feng Zijian) của ĐCSTQ tuyên bố chung chung rằng “ở giai đoạn này khả năng truyền nhiễm của những người không có triệu chứng là rất thấp”, nhưng chuyên gia Trương Văn Hồng (Zhang Wenhong) ở Thượng Hải cho rằng “khi virus đã ở trong cơ thể hơn ba tuần thì có khả năng gây lây nhiễm cộng đồng”. Như vậy tại “lưỡng hội” toàn quốc ở Bắc Kinh vừa qua liệu có đại biểu nào bị nhiễm không triệu chứng và lặng lẽ truyền virus cho những người tham gia? Tất nhiên không dễ để giới chuyên gia ĐCSTQ bàn tán vấn đề này vì nhu cầu ổn định chính trị là cao hơn tất cả, vì ai dám xem xét vấn đề này chẳng khác gì chất vấn quyết định của ban lãnh đạo cao nhất ĐCSTQ trong tổ chức “lưỡng hội”.

Suy cho cùng nghiên cứu nguồn gốc của virus từ góc độ khoa học vẫn chưa có kết quả. Người Trung Quốc xưa nay ham thích bàn luận chuyện thiên nhân cảm ứng, thống nhất với nhau, dịch bệnh này có mắt. Thần ôn dịch nhìn thấy khắp thế gian, luôn chọn  đúng thời điểm và nhắm vào một số người và đám đông cụ thể. Giờ đây, danh xưng “virus Trung Cộng” đã được công nhận rộng rãi, người có cách diễn đạt này thường tin rằng virus viêm phổi Vũ Hán đến nhằm kết liễu vận mệnh của ĐCSTQ, virus dễ nhiễm vào những người tin theo ý thức hệ ĐCSTQ, những người sánh bước hoặc gần gũi với ĐCSTQ; trái lại virus sẽ không tấn công những người chống lại ĐCSTQ hoặc những người thức tỉnh mọi người tránh xa ĐCSTQ. Điều này có đúng không? Mọi người có thể dễ dàng quan sát để hiểu.

Nếu đúng như vậy thì lần này những quan chức cấp cao ở Trung Nam Hải có thể không may mắn như trước đây. Muốn phòng ngừa cũng không được, lần này giới quan chức hàng đầu ĐCSTQ sẽ có một số hoặc thậm chí cả bầy quan chức bị virus xử lý sẽ không phải chuyện quái lạ. Khi đó cả đội ngũ quân đội an ninh cũng sẽ bị nhiễm, cả cỗ máy duy trì ổn định hùng mạnh sẽ bị kết liễu. Còn những người Trung Quốc tốt bụng sẽ không thể bị virus nhiễm vào.

Điều này gợi liên tưởng lại ngày đầu tiên khai màn “lưỡng hội” (ngày 21/5), khi đó bầu trời bất ngờ tối sầm lại kèm theo sấm chớp cùng mưa lớn và mưa đá, dường như là điềm đại hung của ĐCSTQ. Quá trình tan rã của bộ máy quyền lực chính trị ĐCSTQ có lẽ bắt đầu từ dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán này.

Video cộng đồng mạng Twitter chia sẻ thời điểm Bắc Kinh lúc 3 giờ chiều ngày khai màn “lưỡng hội” bất ngờ bầu trời tối sầm, nổi giông tố, mưa đá.

Related posts