Lời mở đầu (Tamar Lê): Mỗi năm mang đến cho chúng tôi nhiều kỹ niệm đẹp và những người bạn quý như món quà đặc biệt của cuộc đời. Năm nay Quỳnh Hương và tôi rất may mắn được quen biết đôi tình nhân với tình yêu nồng cháy từ ‘thuở ban đầu lưu luyến ấy’ lúc cùng chung một mái trường, cho đến hôm nay, 28 June, 38th Anniversary, một quảng thời gian chan chứa tình yêu thương.
Cặp nhân tình lãng mạn này không ai khác hơn là anh Rạng Nguyen và chị Nhung Trương Kim của thành phố tình ái Melbourne.
Thôi ngây thơ ơi giả từ mi ở lại
Từ ngữ nào anh đã dạy em yêu.
Khi còn học chung ở một trường trung học ở Phan Thiết, ngôi trường được biết là tổ ấm của của các cô nữ sinh với tánh tình và nhan sắc tuyệt vời, anh học trò Rạng một hôm thấy tim mình đập mạnh, rồi hay mộng mơ về cô bé cùng trường khác lớp.
Em tan trường về mưa bay mờ mờ
Anh trao vội vàng chùm hoa mới nở
Ép vào cuối vở muôn thuở còn thương, còn thương.
Khi học xong tú tài 2 ban toán, thay vì theo ngành khoa học hay kỷ sư như các bạn mình, anh Rạng ghi danh đại học Vạn Hạnh về báo chí ,journalism, với hoài bảo là được đi đó đây trên quê hương. Trong lúc đó thì một số bạn của anh giả từ thành phố biển mặn đi vào quân đội, cuộc đời ngày đây mai đó, ở cái tuổi ‘lòng thì chưa hề yêu ai’.
Tuổi trời qua mau, gió biển mặn nuôi lớn khôn tôi
Nên năm hăm mốt tuổi, tôi đi vào quân đội
Mà lòng thì chưa hề yêu ai.
Nhưng anh Rạng thì khác, trong tâm hồn của mình đang in sâu hình bóng một người. Đây là hành lý tình cảm anh mang theo trong suốt cuộc đời mình. Như một số bạn bè khác, anh bắt đầu đời binh nghiệp tại quân trường sĩ quan Thủ Đức. Rồi sau đó anh được biệt phái qua đơn vị dù, lúc thì đi qua vùng đất lạnh, lúc thì bay bổng khi không gian là bầu trời với mái nhà thân yêu, lấp lánh muôn vì sao đêm. Tuy vậy, anh không làm sao quên giáng ngọc với ‘những lần em vang tiếng cười, và đôi mắt tình tứ yêu đương’.
Làm sao quên những lần em vang tiếng cười
Và tung tăng đón bao niềm vui đang tới
Làm sao quên những hẹn hò trong nắng mới
Và trong đêm sao sáng quanh trời.
Cuộc tình cũng như bảo tố với thân phận của đất nước nỗi trôi. Sau năm 75, anh bị tù ở một trại giam hẻo lánh ở Ninh Hòa. Cuộc đời đi vào một khung cửa hẹp, không biết ngày sau sẽ ra sao..Thôi thì chấp nhận số phận vậy, rồi nhìn ngày tháng ra đi khi ta còn ngồi lại trong khám tù. Lúc đó người yêu theo gia đình bỏ quê hương ra đi đến thành phố xa lạ: Melbourne, nhưng trái tim của nàng không chịu ngủ yên, tìm mọi cách liên lạc đều đều với chàng đang bị dam tù, cho đến ngày chàng được thả về và nối lại tình xưa, xây lâu đài tình ái với nàng ở Australia, như anh Rạng đã that thiết viết những lời tình tự cho ‘nàng’:
Anh hứa đưa em về nơi chân trời tím
Gom hết mây hai đứa xây lâu đài yêu
Xin không thiếu trăng vàng trên tóc em
khi ánh sao trời đầy mắt người yêu.
TAMAR LÊ
❤️💗💖❤️💗💖❤️💗💖❤️💗💖❤️💗💖
Đưa em về nơi chân trời tím – Rạng Nguyễn
Thật không có món quà nào quý hơn trong ngày kỷ niệm 38 năm ngày cưới của RạngNhung, cám ơn anh Tamar Le rất nhiều.
Gặp anh chị lần đầu, nói chuyện trao đổi với nhau năm ba câu, vậy mà anh đã nhớ ghi lại gần hết chuyện tình của hai đứa này, phục anh sát đất anh Thảo, người anh bạn mới quen ở lứa tuổi 72.
Tôi xin phép anh được bổ túc một số chi tiết mà tôi không nói rỏ khi chuyện trò với anh.
Ngôi trường mà chúng tôi cùng học là Trường Trung Học Công Lập Phan Bội Châu ở Phan Thiết. Chúng tôi quen nhau từ tuổi teen, lúc anh đệ Tứ em đệ Ngủ, rồi lên Đại Học vào SàiGòn kẻ trước người sau, để năm 1972, tôi và hầu hết các bạn trai cùng lứa tuồi, theo tiếng gọi núi sông lên đường nhập ngủ, khi Cộng quân ồ ạt tổng tấn công trên ba mặt trận Bình Long An Lộc ở miền Nam, Komtum Pleiku ở Cao Nguyên và mặt trận Quãng Trị Thừa Thiên ờ miền Trung.
Tôi tình nguyện xin về phục vụ Sư Đoàn Nhảy Dù sau khi tốt nghiệp khoá huấn luyện Sĩ Quan Thủ Đức.
Những năm sau đó anh tiền tuyến em hậu phương, gặp gở nhau vài lần qua những ngày phép ngắn ngủi, khi đơn vị Nhảy Dù chúng tôi trấn thủ các tỉnh điạ đầu giới tuyến, Quãng Trị, Huế, rồi Đà Nẳng.
Những thằng lính trẻ chúng tôi lúc đó suốt ngày nhìn về SàiGòn, nhớ người yêu, nghêu ngao Con đường nào em đi của Phạm Duy như bửu bối gấu đầu
…Hỡi người tình học trò
hỡi người tình năm xưa
Bóng người từng in dấu
trên đường mờ
Có thuộc vạn nẻo đường,
có ngại ngùng nên quên
Nhớ hoài con đường cũ không tên.
Hỡi người tình Văn Khoa,
bóng người trên hè phố
Lá đổ để đưa đường….
Tháng Tư năm 1975, tôi và hơn trăm ngàn đồng đội Sĩ Quan, Cán bộ Công Chức các cấp đã bị tù, dù không có tội, tại các trại tù khồng lồ trải dài từ Nam chí Bắc. Trong gần 6 năm từ tháng 6, 1975 tới tháng 2, 1981 khi được trả tự do, để chun vào lại trại tù lớn hơn, cùng với toàn thể đồng bào miền Nam Việt Nam. Tôi đã trải qua 5 trại tù, từ trại Kà Tum ở Tây Ninh, đến trại An Dưỡng, rồi Suối Máu ở Biên Hoà, sau đó tôi cùng một số anh em bị bắt về biệt giam mỗi người một phòng ở trại giam khám Chí Hoà SàiGòn, vì tội lãnh đạo tồ chức xách động các tù nhân khác phá trại, đứng lên chống lại Đảng và Nhà Nuớc Cách Mang, để rồi sau 11 tháng ở thui thủi một mình, cơm bưng nước rót ngày hai bửa trong phòng kín, ngày ngày bị trùm đầu bịt mặt dẫn đến phòng điều tra, bọn tôi bị đưa ra trại Trừng Giới A20 Xuân Phước, Tuy Hoà, nơi chúng tôi cùng ở chung với các tù nhân Lương tâm, các tù nhân chính tri mà người nào cũng bị kết án ít nhất 20 năm đến chung thân khổ sai, ở đây cũng chính là nơi tôi được trả tự do tháng 2, 1981.
Tại trại Suối Máu, năm 1977, tôi thật bất ngờ khi thấy nàng, sau hai năm bặt tin, cùng cô em gái theo mẹ vào thăm nuôi. Chúng tôi chỉ biết nhìn nhau, nói chuyện với nhau bằng ánh mắt nhiều hơn bằng lời, trong khi mẹ tôi dở bày đủ món hối thúc tôi ăn để bù lại những tháng ngày đói khát thiếu thốn.
Ba mươi phút ngắn ngủi trôi qua, nàng chưa muốn ra về dù bị thúc dục bởi các gã cán bộ răng hô mả tấu. Từ lần thăm này, tôi có cái tên mới là Bảy Nhỏ, tên cúng cơm ở nhà, do ông anh họ của nàng ở cùng trại phổ biến.
Bạn tù lúc đó ai cũng nhìn tôi hâm mộ, cũng như ganh tị, vì được “bồ” vào thăm, trong khi rất nhiều anh, vợ ở nhà bỏ đi lấy chồng khác, vì đa số gặp nhiều khó khăn, không đủ phương tiện nuôi chồng nuôi con, đành cất bước sang ngang để mong có được miếng cơm manh áo qua ngày (đoạn trường ai có qua cầu mới hay..)😥😭😥
Năm sau 1978, mẹ vào thăm, cho biết “con Nhung” nó đã vượt biên, tôi như hụt hẩng, khóc thầm cho chuyện tình thật đẹp của chúng tôi, làm sao có thể gặp lại khi tôi còn trong tù không biết ngày về, còn nàng thì ở mãi bên kia bờ đại dương!!!
Hy vọng lại đến khi lá thư chui được cuốn gọn thật nhỏ, dấu bao nhiều lớp nylon, nhận sâu cuống đáy của hộp mắm ruốc mà mẹ tôi dặn đi dặn lại nhiều lần “thơ cuả con Nhung trong đó”, khi tên “cán ngố” lơ đãng nhìn chổ khác. Những cánh thơ chui sau đó cứ theo mẹ vào trại cho thằng con trai ngấu ngiến từng chử, như để có thêm nghị lực sống qua ngày. Bạn bè trong trại, những nhân chứng cuả mối tình trong đẹp, ai nấy đều mừng cho tôi, dù có nhiều ánh mắt ganh tị.
Chuyện gì đến cũng đến, như một phép mầu Chúa ban cho đứa con của ngài, nàng vẫn chờ tôi nơi xứ Úc, còn tôi tìm đường vượt thoát sau khi được thả vào tháng 2, 1981.
Hai tháng sau, Tôi bị bắt lại vì tội vượt biên, khi đang ngồi nhậu với Ba nàng! chỉ vì gia đình của một tên công an bị chúng tôi mua chuộc báo tin cho cấp trên.
Ngày 4 tháng 7 (America July 4) 1981, một tuần sau khi mẹ tôi lo lót đưa ra khỏi tù, tôi đã thoát được và đến đảo Mã Lại, để sau đó đặt chân đến phi trường Melbourne vào buổi sáng Remembrance Day 11/11/1981.
Chúng tôi tồ chức đám cưới 6 tháng sau đó, chàng rể 31 tuổi trong bộ vest 3 mãnh mới toanh $90 cắc củm để dành, cô dâu với wedding dress do bạn may tặng, và nhà hàng SàiGòn ở Camberwell do chị bạn cùng quê làm chủ, miễn hết tất cả, chỉ charged chúng tôi tiền đi chợ, vì biết tôi và Nhung mới đến Úc, còn nghèo, rất nghèo không có tiền❤️💗💖
X