Hơn 600 nghị sĩ thế giới yêu cầu Bắc Kinh ‘lập tức ngừng’ bức hại Pháp Luân Công

  • Xuân Thành

Hơn 600 nhà lập pháp đương nhiệm và về hưu từ 30 quốc gia trên khắp thế giới đã cùng ký tên vào một tuyên bố chung kêu gọi chế độ Trung Quốc phải chấm dứt thù địch Pháp Luân Công. Tuyên bố nhấn mạnh rằng chiến dịch bức hại đã kéo dài 21 năm này là một trong những chiến dịch “khắc nghiệt” nhất chống lại một nhóm đức tin trong lịch sử hiện đại.

Vào tháng 7/1999, Giang Trạch Dân bắt đầu chiến dịch đàn áp toàn diện đối với Pháp Luân Công, đã bắt và kết án số lượng lớn học viên Pháp Luân Công (Nguồn: Minghui.org)

Các nhà lập pháp “kêu gọi chính phủ Trung Quốc phải tôn trọng các chuẩn mực quốc tế… và lập tức ngừng bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc, và thả tự do vô điều kiện cho tất cả các học viên Pháp Luân Công và các tù nhân lương tâm khác đã bị bắt giữ”. Tuyên bố chung này có chữ ký của 606 nhà lập pháp từ các quốc gia tại Bắc Mỹ, châu Âu, châu Á – Thái Bình Dương, Mỹ Latinh và Trung Đông.

Bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc đã đang là một trong những chiến dịch khắc nghiệt nhất chống lại một nhóm đức tin trong thời hiện đại”, tuyên bố chung nhấn mạnh.

Tuyên bố lưu ý rằng Pháp Luân Công, cũng được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là môn tu luyện thiền định dựa trên nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn. Pháp Luân Công từng có thời điểm được các nhà chức trách tại Trung Quốc ca ngợi vì người tập môn này thực hành tiêu chuẩn đạo đức cao, đồng thời cải thiện được sức khỏe.

Tuy nhiên, sự phổ biến nhanh chóng của Pháp Luân Công – với khảo sát của chính phủ Trung Quốc cho thấy khoảng từ 70 triệu đến 100 triệu người đang tập luyện môn này vào năm 1999 – đã vượt quá những gì mà lãnh đạo Trung Quốc khi đó là ông Giang Trạch Dân có thể chịu đựng. Ông Giang trước đó đã thăng tiến quyền lực mạnh mẽ sau khi lãnh đạo cuộc đàn áp đẫm máu những nhà hoạt động dân chủ tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989.

Ngày 20 tháng 7 năm 2020, đánh dấu 21 năm từ khi chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc khởi động một chiến dịch toàn hệ thống và tàn bạo nhằm “trừ tiệt” Pháp Luân Công. Từ tháng 7/1999, hàng triệu học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc đã bị bắt giữ tùy tiện và bị tống giam mà không qua thủ tục truy tố phù hợp, trong đó nhiều người đã bị tra tấn, thậm chí đã bị giết hại”, tuyên bố chung của các nhà lập pháp viết.

Ông Peter Kent, thành viên của Nghị viện Canada nói rằng cộng đồng quốc tế nên “lên tiếng mạnh mẽ và công khai hơn nữa” trong việc chỉ trích chế độ Trung Quốc vì họ bức hại nhân quyền.

Nghị sĩ Quốc hội Canada Peter Kent. (Ảnh: Evan Ning/Epoch Times)

Chúng ta phải tiếp tục làm việc và hy vọng rằng Trung Quốc một ngày nào đó sẽ tôn trọng luật pháp, tự do ngôn luận, tự do tụ họp và tự do tôn giáo; một ngày mà các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn có thể được hô lớn tại quảng trường Thiên An Môn”, ông Kent nói trong tuyên bố chung. Ông Kent hiện đang làm đồng chủ tịch của nhóm Những người bạn Nghị sĩ của Pháp Luân Công là một trong 63 nhà lập pháp đương nhiệm và về hưu Canada đã ký vào tuyên bố chung.

Ông George Christensen, một trong 24 thành viên Nghị viện cấp bang và liên bang tại Úc ký tên vào tuyên bố chung, cho hay: “Bức hại các học viên Pháp Luân Công, những người đã đang phải chịu đựng áp bức, tra tấn và ngược đãi, là một trong những chiến dịch gây sốc nhất do Đảng Cộng sản Trung Quốc thực hiện”.

Tôi sẽ luôn luôn đồng cảm và ủng hộ những người thực hành môn tu luyện tinh thần ôn hòa này”, ông  Christensen khẳng định.

Ông Tommy Sheppard, một trong 29 nghị sĩ đương nhiệm và về hưu tại Anh Quốc ký tên vào tuyên bố chung, nhấn mạnh rằng các học viên Pháp Luân Công đã phải chịu đựng “bức hại tồi tệ” tại Trung Quốc. Ông nói thêm rằng Bắc Kinh nên phải chịu trách nhiệm về hành vi của họ.

Nhà lập pháp Thụy Điển Ann-Sofie Alm, một trong 26 nghị sĩ đương nhiệm và về hưu tại Thụy Điển đã ghi danh vào tuyên bố chung, nói rằng “thế giới tự do” đang dần dần hiểu được sự tàn ác của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Nhà lập pháp Thụy Điển Ann-Sofie Alm. (Ảnh: Ella Kalogritsa/EpochTimes)

Tôi muốn dấy lên nhận thức về việc nhiều học viên Pháp Luân Công đã bị giam giữ trong các trại ‘cải tạo lao động’, nhà tù và các cơ sở giam giữ khác là các tù nhân lương tâm. Đã có những báo cáo về tra tấn và thậm chí thu hoạch nội tạng”, Nghị sĩ Alm nói.

Đây là lý do tại sao tuyên bố chung này là rất quan trọng. Đảng Cộng sản Trung Quốc cần biết những gì thế giới tự do muốn… Cần phải chấm dứt bức hại ngay bây giờ”, bà Alm khẳng định.

Tiến sĩ H. Guspardi Gaus, thành viên Hạ viện Indonesia cũng ký tên vào tuyên bố chung này, đã gọi việc bức hại Pháp Luân Công là “vô nhân tính” và “rất dã man”. Ông yêu cầu phải có tiến trình pháp lý để chấm dứt hành vi bức hại này.

Nhà lập pháp Đài Loan Wang Ting-Yu đã ký tên vào tuyên bố chung, nói rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đang sử dụng các kỹ thuật mà họ rút kinh nghiệm được từ bức hại Pháp Luân Công để áp dụng trong việc bức hại các nhóm khác.

Nhà lập pháp Wang Ting-Yu nói: “Do đó, giải quyết được vấn đề bức hại Pháp Luân Công là nền tảng cơ bản để giải quyết tất cả các vấn đề [đàn áp] này. Chúng ta sẽ để cho Đảng Cộng sản Trung Quốc biết được rằng nếu họ bức hại Pháp Luân Công, thì họ sẽ không có nơi nào trên thế giới để đi, không có nơi nào để lẩn trốn”.

Thu hoạch nội tạng và các hình thức bức hại khác

Các học viên Pháp Luân Công diễn lại cảnh chế độ Đảng Cộng sản Trung Quốc thu hoạch nội tạng. (Ảnh: Xu Touhui/Epoch Times)

Tuyên bố chung của hơn 600 nhà lập pháp thế giới khái quát một số báo cáo từ các chính phủ, Liên Hiệp Quốc và các tổ chức nhân quyền, trong đó đã chứng minh bằng tài liệu chiến dịch bức hại Pháp Luân Công của chế độ Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Tuyên bố chung lưu ý rằng năm ngoái, một tòa án nhân dân độc lập tại London, Anh Quốc đã kết luận rằng Trung Quốc đã đang thu hoạch nội tạng của các học viên Pháp Luân Công trong nhiều năm “với quy mô đáng kể”.

Tòa án Trung Quốc do Ngài Geoffrey Nice QC làm chủ tọa. Ngài Geoffrey Nice QC trước đây tại Tòa Hình sự Quốc tế đã lãnh đạo tiến trình truy tố cựu Tổng thống Nam Tư Slobodan Milosevic phạm tội ác chiến tranh.

Tuyên bố chung cũng lưu ý rằng Nghị viện châu Âu năm 2013 đã thông qua nghị quyết bày tỏ “quan ngại sâu sắc về các báo cáo đáng tin cậy về nạn thu hoạch nội tạng có hệ thống do nhà nước hậu thuẫn” mà chế độ Bắc Kinh đã tiến hành đối với số lượng lớn học viên Pháp Luân Công. Tuyên bố cũng nhắc đến Quốc hội Mỹ đã thông qua một nghị quyết tương tự vào năm 2016.

Tuyên bố cũng chỉ ra những phát hiện của một báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về tra tấn. Báo cáo công bố rằng 2/3 nạn nhân của hành vi tra tấn mà chế độ Trung Quốc bị cáo buộc tiến hành là các học viên Pháp Luân Công.

Tuyên bố chung dẫn thêm một báo cáo khác của tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc vẫn tiếp tục “phải chịu đựng bức hại, bắt giữ tùy tiện, xét xử bất công, tra tấn và các hành vi ngược đãi khác”.

Ngoài tuyên bố chung của hơn 600 nghị sĩ thế giới, khoảng 30 nhà lập pháp Mỹ cũng đã phát đi một tuyên bố của riêng họ bày tỏ ủng hộ Pháp Luân Công và lên án Trung Quốc bức hại môn tu luyện này. Hàng chục nghị sĩ Đức cũng phát đi một tuyên bố tương tự.

Xuân Thành (Theo The Epoch Times)

Related posts