Tin thế giới chiều thứ Hai: Châu Mỹ Latinh dẫn đầu thế giới về số ca nhiễm virus corona Vũ Hán

Châu Mỹ Latinh dẫn đầu thế giới về số ca nhiễm virus corona Vũ Hán

Reuters hôm Chủ Nhật (26/7) cho biết số ca nhiễm virus viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) tại Mỹ Latinh lần đầu đã vượt qua tổng số ca nhiễm của cả Mỹ và Canada gộp lại. Brazil, Mexico, Peru, Colombia và Argentina là các nước đang gia tăng các ca nhiễm mới.

Sau khi số ca nhiễm COVID-19 tăng lên nhanh chóng thời gian gần đây, Mỹ Latinh đã trở thành khu vực bị ảnh hưởng nhất bởi đại dịch virus corona toàn cầu, chiếm khoảng 26,83% tổng số ca COVID-19 trên toàn thế giới.

Một nghĩa trang dành cho những nạn nhân của coronavirus ở Brazil (AP)

Châu Mỹ Latinh hiện có tổng cộng 4.327.160 ca COVID-19, đã vượt 4.308.495 ca của Mỹ và Canada, Reuters tổng hợp số liệu theo dữ liệu chính phủ các nước công bố công khai.

Xét riêng ở bình diện quốc gia đơn lẻ, Mỹ vẫn là nước có số ca nhiễm và tử vong cao nhất do virus corona. Toàn nước Mỹ đến nay có hơn 4,2 triệu ca và khoảng 146.000 người tử vong. Sau Mỹ là Brazil với 2,4 triệu ca nhiễm và gần 87.000 ca tử vong.

Tại Châu Mỹ Latinh, ngoài Brazil thì các nước như Mexico, Peru và Chile cũng nằm trong top 10 nước có số ca COVID-19 hàng đầu thế giới.

Theo kiểm đếm của Reuters, số ca được xác nhận đã nhiễm virus corona trên toàn cầu hiện đã vượt 16,1 triệu người.

Các chuyên gia y tế đã nói rằng dữ liệu chính thức gần như chắc chắn thấp hơn số ca nhiễm và tử vong trên thực tế, đặc biệt là tại các nước mà khả năng xét nghiệm giới hạn.

Cũng có ý kiến cho rằng một số chính phủ không công bố số liệu thật. Số liệu mà những chính quyền như Trung Quốc, Bắc Hàn hay Iran đưa ra được xem là không đáng tin cậy.

“Cha đẻ” của đập Tam Hiệp qua đời

Kỹ sư thiết kế đập Tam Hiệp tại Trung Quốc được gọi là “Cha đẻ của Đập Tam Hiệp”, Viện sĩ Viện Công trình Trung Quốc Trịnh Thủ Nhân (Zheng Shouren) đã qua đời vì bệnh hôm 24/7, công trình Tam Hiệp ông để lại đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi. 

Đập Tam Hiệp (Ảnh: bleakstar / Shutterstock)

Tổng hợp thông tin từ truyền thông Trung Quốc Đại Lục, ông Trịnh Thủ Nhân đã qua đời tại Vũ Hán vì bệnh, truyền thông Đại Lục đưa tin nhưng không nói rõ bệnh tình cụ thể của ông. Ông Trịnh Thủ Nhân sinh tháng 1/1940 tại tỉnh An Huy, năm 1994 bắt đầu phụ trách thiết kế công trình Tam Hiệp. Trong thời gian từ năm 1994 – 2017, ông Trịnh Thủ Nhân làm Tổng Kỹ sư Ủy ban Thủy lợi Trường Giang, kiêm Cục trưởng Cục đại diện thiết kế công trình Tam Hiệp. 

Khi ông Trịnh Thủ Nhân qua đời, đang lúc thảm họa lũ lụt đang tràn lan khắp đông nam Trung Quốc. Ủy ban Thủy lợi sông Trường Giang thông báo lúc 14h ngày 26/7, lượng nước đổ vào hồ chứa đập Tam Hiệp lên tới 50.000 m3/s, căn cứ theo “Quy định biên hiệu nước lũ trên các sông chính của Trung Quốc” thì đợt lũ số 3 đã xuất hiện trên thượng nguồn sông Trường Giang.

Lâu nay, tính an toàn của đập Tam Hiệp mà ông Trịnh Thủ Nhân để lại vẫn luôn có nhiều tranh luận từ ngoại giới. Trước một tuần ông Trịnh Thủ Nhân qua đời, truyền thông nhà nước ĐCSTQ thừa nhận một cách hiếm thấy rằng, đập Tam Hiệp xảy ra dịch chuyển, rò rỉ và biến dạng. Thông tin không nói cụ thể các số liệu, các hạng mục, chỉ nói chung chung “trong phạm vi bình thường”, đồng thời nhấn mạnh “các chỉ số hạng mục kiến trúc chặn nước của đập ổn định”. 

Ngày 23/7, trên mạng lan truyền một đoạn video mô phỏng đập Tam Hiệp vỡ. Theo video này, dựa vào phân tích số liệu, nếu đập Tam Hiệp vỡ thì nước lũ cao gần 100m với tốc độ hơn 100km/h, chỉ trong 30 phút sẽ phá hủy đập Cát Châu và đến khu vực Nghi Xương với tốc độ 70km/h, trong 5 tiếng đồng hồ mực nước ở Nghi Xương sẽ lên đến 10m. 

Sau đó, lũ sẽ tiếp tục nhấn chìm các thành thị trên đường nó chảy qua với tốc độ 60km/h, mực nước cao khoảng 15 – 20m. Khi lũ đến khu vực bình nguyên rộng rãi, nước lũ sẽ mở rộng phạm vi tiếp tục lan ra theo hình quạt, diện tích bị ảnh hưởng sẽ tăng nhanh. 

Video liên quan đã thu hút được nhiều sự chú ý, một nhân viên ở tuyến đầu phòng chống lũ tỉnh An Huy sau khi xem xong video này đã nói Đài Phát thanh Hy Vọng (SOH) rằng, video này có thể là do cơ quan bán chính thức mô phỏng, người bình thường không thể làm ra được video chuyên nghiệp như thế này được. 

Đập Tam Hiệp là do ông Giang Trạch Dân và Lý Bằng thúc đẩy xây dựng vào năm 1994, các học giả chuyên gia như chuyên gia thủy lợi nổi tiếng Hoàng Vạn Lý từng mạnh mẽ phản đối xây dựng đập. Khi đó, ông Hoàng Vạn Lý đã 3 lần viết thư cho lãnh đạo ĐCSTQ khi đó là ông Giang Trạch Dân, chỉ ra công trình Tam Hiệp này là họa nước hại dân, và dự ngôn nếu xây đập Tam Hiệp, cuối cùng sẽ bị bị nổ tung. 

Trường giang xuất hiện “lũ số 3”, lưu lượng nước lên đến 60.000m3/s

Trường Giang Trung Quốc từ tháng Sáu tới nay liên tiếp xuất hiện mưa lớn, và xuất hiện lũ số 1, số 2 trong năm khiến đập Tam Hiệp không ngừng xả lũ, dẫn đến khu vực hạ lưu bị thảm họa liên tục; hôm 26/7, chính quyền Trung Quốc xác nhận, thượng lưu Trường Giang đã hình thành lũ số 3 của năm 2020, dự kiến lưu lượng nước đổ về hồ chứa Tam Hiệp sẽ lên đến 60.000 mét khối mỗi giây. 

Đập Tam Hiệp
Hình ảnh đập Tam Hiệp Xả lũ (Ảnh cắt từ video Youtube).

Hình thành lũ số 3 của năm 2020 trên sông Trường Giang 

Theo Tân Hoa Xã đưa tin, do ảnh hưởng của mưa lớn, thượng lưu Trường Giang như sông Dân, sông Gia Lăng, khu vực giữa đập Hướng Gia đến Thốn Than, thậm chí là khu vực Tam Hiệp đều xuất hiện lượng nước tăng mạnh, lưu lượng nước chảy vào đập Tam Hiệp tăng nhanh, đến 2 giờ chiều ngày 26/7, tốc độ nước chảy đã lên  đến 50.000 mét khối mỗi giây. Theo quy định đánh mã số lũ trên các sông chính ở Trung Quốc, trận lũ lần này đã đạt đến tiêu chuẩn đánh số.

Hôm 26/7, Cục Thủy văn – Ủy Ban Thủy lợi Trường Giang thuộc Bộ Thủy lợi Trung Quốc chính thức tuyên bố, trên thượng lưu Trường Giang đã quan sát được sự hình thành “lũ số 3 của năm 2020”, dự tính từ tối ngày 27/7, lưu lượng nước chảy vào đập Tam Hiệp sẽ đạt 60.000 mét khối mỗi giây.

Ngoài ra, Cục Thủy văn thuộc Ủy ban Thủy lợi Trường Giang cũng phát cảnh báo màu vàng đối với thượng lưu Trường Giang đoạn Thốn Than, và khu vực đập Tam Hiệp, đồng thời phát cảnh báo màu cam đối với trung và hạ lưu Trường Giang như đoạn từ Thành Lăng Cơ đến trở xuống dưới, khu vực hồ Động Đình, khu vực hồ Bà Dương, sông Thủy Dương; cảnh báo màu vàng với đoạn Thạch Cổ trên sông Kim Sa, sông Chu; cảnh báo màu xanh lam đoạn sông Kinh (thuộc dòng chảy chính của Trường Giang).

Hãng Thông tấn Trung ương Đài Loan đưa tin, lưu vực Trường Giang do ảnh hưởng của mưa lớn liên tiếp, lúc 1:30 sáng ngày 26/7 xuất hiện lở núi, đất đá rơi xuống phá hủy nhà xưởng của xưởng sửa chữa ô tô Đường Đại (thuộc thôn Bắc Giang, trấn Quyết Khê, khu Thục Châu, thành phố Nghi Tân, tỉnh Tứ Xuyên), ít nhất 2 người tử vong.

Thôn Lục Tỉnh thuộc hương Thổ Địa khu Vũ Long thành phố Trùng Khánh, tối ngày 25/7 cũng có thông tin xảy ra sạt lở núi. Thông tin cho biết, sườn núi bị sụp đổ gây tắc sông Thương, tạo thành hồ ứ đọng nước lên đến 420.000 mét khối nước, và xuất hiện hiện tượng rò rỉ, có nguy cơ vỡ.

Huyện Kiến Thủy tỉnh Hồ Bắc, thuộc khu vực hồ chứa Tam Hiệp, sáng ngày 26/7 cũng xuất hiện ứ đọng nước nghiêm trọng do mưa lớn, chính quyền huyện đã khởi động phòng chống lũ và ứng cứu khẩn cấp cấp 1.

Đập Tam Hiệp còn có thể gắng gượng được bao lâu?

Thực tế, từ lâu tính an toàn của đập Tam Hiệp vẫn luôn gây nhiều tranh cãi.

Gần đây, truyền thông Trung Quốc Đại Lục liên tiếp đăng tải lại bài viết có tựa đề “Đập Tam Hiệp đã làm hết sức, xin đừng tiếp tục chỉ trích nó nữa”;  sau tình hình lũ tại đập Tam hiệp, truyền thông nhà nước Trung Quốc ngày 18/7 đã thừa nhận một cách hiếm thấy rằng đập Tam Hiệp phát sinh “dịch chuyển, rò rỉ, biến dạng”, nhưng không tiết lộ số liệu chi tiết về các hạng mục.

Truyền thông Đại Lục đăng bài viết “Đập Tam Hiệp đã làm hết sức, xin đừng tiếp tục chỉ trích nó nữa” (Ảnh từ internet).

Tiếp đó, ngày 23/7, trên mạng lan truyền một đoạn video mô phỏng đập Tam Hiệp vỡ. Theo video này, dựa vào phân tích số liệu, nếu đập Tam Hiệp vỡ thì nước lũ cao gần 100m với tốc độ hơn 100km/h, chỉ trong 30 phút sẽ phá hủy đập Cát Châu và đến khu vực Nghi Xương với tốc độ 70km/h, trong 5 tiếng đồng hồ mực nước ở Nghi Xương sẽ lên đến 10m.

Video liên quan đã thu hút được nhiều sự chú ý, một nhân viên ở tuyến đầu phòng chống lũ tỉnh An Huy sau khi xem xong video này đã nói Đài Phát thanh Hy Vọng (SOH) rằng, video này có thể là do cơ quan bán chính thức mô phỏng, người bình thường không thể làm ra được video chuyên nghiệp như thế này được. Nhưng vị này cho biết không rõ nguyên nhân vì sao lại để video này chia sẻ trên mạng.

Hiện tại tình hình phòng chống lũ tại Trung Quốc đang gay go, thượng lưu Tam Hiệp một khi xuất hiện siêu lũ thì sẽ xảy ra chuyện gì, cũng là điều khiến dư luận lo lắng.

Related posts