- Y Bình
Trong tình hình Hồng Kông đang bị đe dọa bởi làn sóng thức ba của dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán (COVID-19), cơ quan chức năng ở Thâm Quyến và Chu Hải thuộc Đại Lục đã ngừng thực hiện chính sách liên thông với Hồng Kông trong hoạt động cách ly y tế.
Những nguồn tin từ Hồng Kông cho biết, dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán tiếp tục bùng phát căng thẳng ở Hồng Kông. Hôm 26/7, tại đây đã xác nhận thêm 133 trường hợp mới, trong đó có 126 trường hợp bị nhiễm tại địa phương, 7 trường hợp từ bên ngoài vào, đã thêm 2 người thiệt mạng nâng tổng số người thiệt mạng lên 18 người. Trước thực trạng Hồng Kông phát hiện hơn 100 trường hợp bị nhiễm virus chỉ trong 4 ngày liên tiếp của làn sóng dịch bệnh thứ ba, văn phòng cảng của chính quyền Thâm Quyến và văn phòng cảng thành phố Chu Hải lần lượt đưa ra thông báo cho biết triển khai công tác thống nhất với phòng chống và kiểm soát dịch bệnh ở tỉnh Quảng Đông, tạm ngừng chính sách thừa nhận cách ly y tế tại Hồng Kông đối với viêm phổi Vũ Hán. Một số chuyên gia và cư dân mạng chỉ trích Chính phủ Hồng Kông về phòng chống dịch bệnh không hiệu quả.
Địa phương Đại Lục ngừng công nhận cách ly kiểm dịch đối với Hồng Kông
Nguồn tin từ truyền thông Đại Lục cho biết, cơ quan chức năng hai địa phương nêu trên của Đại Lục đã tuyên bố rằng những người sau khi hoàn thành việc kiểm dịch bắt buộc 14 ngày tại Hồng Kông thì trong vòng 24 giờ sau khi vào Thâm Quyến vẫn phải tiếp tục được cách ly theo dõi y tế trong 14 ngày. Thông báo cũng kêu gọi những người Hồng Kông chuẩn bị đến Thâm Quyến phải có bố trí trước.
Dịch bệnh cần được kiểm soát chặt chẽ hơn
Trong một thông điệp trên mạng xã hội, Đặc khu Trưởng Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) của Hồng Kông cho biết, nếu không phải trường hợp bất khả kháng thì không dùng đến các biện pháp cực đoan kiểu như giới nghiêm buộc mọi người ở nhà… Tuy nhiên, Hồng Kông vẫn tăng cường biện pháp kiểm soát đối với những khu vực kinh doanh và hạn chế cho công dân ra bên ngoài…
Hôm 26/6, Tổng Thư ký Hành chính Trương Kiến Tôn (Matthew Cheung) cũng công bố rằng đợt dịch thứ ba hiện nay là nghiêm trọng và lây lan nhanh, đây là đợt nghiêm trọng nhất trong sáu tháng, tình hình sẽ rất nguy hiểm trong hai tuần tới, vì vậy khuyến khích mọi người ở nhà càng nhiều càng tốt và giảm tiếp xúc xã hội. Ông cũng nói rằng nếu dịch bệnh ở Hồng Kông trở nên tồi tệ hơn thì chính quyền sẽ không ngần ngại thực hiện các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt hơn, nhưng ở giai đoạn này tạm chưa dùng biện pháp cực đoan như buộc mọi người ở nhà.
Ngoài ra, nhà chức trách cũng đang cố gắng hết sức để nhanh chóng tăng số lượng trung tâm kiểm dịch. Ngoài 800 đơn vị kiểm dịch được xây dựng trên khu đất của chính phủ ở Vịnh Penny (Penny’s Bay) được đưa vào sử dụng vào ngày 18/7, chính phủ cũng đã xây dựng một cơ sở kiểm dịch khác ở Vịnh Penny là một quỹ đất vốn dành cho phát triển du lịch, dự kiến vào trước cuối tháng Chín sẽ cung cấp thêm 700 cơ sở, để trước cuối năm nay có thể cung cấp tổng cộng 3.500 đơn vị trung tâm kiểm dịch tại Vịnh Penny.
Phản hồi của chuyên gia
Khi được hỏi tình hình dịch bệnh ở Hồng Kông cũng như nhu cầu có cần viện trợ y tế từ Đại Lục hay không, bà Dữu Huệ Linh (Yu Huiling) – Giám đốc Hành chính của Cục Quản lý Bệnh viện Hồng Kông đã không trả lời thẳng vào vấn đề. Bà nói rằng vấn đề chính ở Hồng Kông là thiếu giường bệnh, cơ quan chức năng đã giảm các dịch vụ không cần thiết và không khẩn cấp để giải quyết vấn đề nhân lực. Bà cũng cho biết nếu cần sẽ thêm giường trong các trung tâm điều trị cộng đồng và sẽ giảm các dịch vụ không khẩn cấp khác để giải quyết vấn đề nhân lực. Đối với nhân viên Đại Lục thì bà chưa có thông tin liên quan.
Liên quan đến công tác kiểm soát dịch bệnh, giáo sư Hứa Thụ Xương (David Hui) của Khoa Hệ hô hấp tại Đại học Trung văn Hồng Kông (CUHK), cũng là chuyên gia cố vấn của Chính phủ Hồng Kông, đã phê phán cơ quan chức năng về việc sắp xếp kiểm dịch quá lỏng lẻo đối với những người đi biển. Ông ví dụ nếu người liên quan bị nhiễm bệnh, khi người đó nhập cảnh và đi taxi thì sẽ lây sang tài xế và virus sẽ có cơ hội xâm nhập cộng đồng thông qua nhà hàng. Ông đề nghị chính quyền buộc mọi người bên ngoài khi đến Hồng Kông thì phải vào cơ sở kiểm dịch để kiểm tra, lấy các mẫu để thử nghiệm. Ông cũng đề cập rằng đã có hiện tượng cảm nhiễm nhóm ở nhiều khu thương mại tại Hồng Kông, có thể do tại những khu vực đó lưu thông không khí kém, mọi người sẽ tiếp xúc với khi mua sắm và virus dễ nhiễm cho nhau. Ông đề nghị trong giai đoạn này mọi người nên giảm tần suất đi mua sắm.
Y Bình