Phạm Đức Đồng Hùng
Trung Cộng đã đang tiến hành cuộc chiến chống lại cả nhân loại và.. Trời.
Chống con người thì gần nhất là việc quyết “thanh tẩy” cho bằng được dân tộc Duy Ngô Nhĩ hay việc cướp trọn Biển Đông, hậu quả của trò ăn cướp này thì chúng ta còn phải chờ xem.
Còn chống lại Trời thì phải kể đến hàng loạt các công trình đại thủy điện trên các con sông lớn, từ Mekong đến Hoàng Hà, Dương Tử. Mục tiêu gọi là để “trị thuỷ”, vừa tạo ra điện năng, vừa chứa nước lũ để điều tiết nạn lụt lội hàng năm, diễn tả đó như là trận đấu với Long vương, trong đó Đảng cộng sản Trung Quốc đã ra tay “đánh vảy, chặt vuốt và bẻ răng của con rồng độc ác hằng gây lũ lụt”.
Hậu quả của hành động chống trời này hiện đang thể hiện tại Tam Hiệp sau những tuần lễ mưa như trút nước. Đây là đập thủy điện lớn nhất thế giới, được thiết kế để kiểm soát lũ lụt nhưng bây giờ đang chứng tỏ nó đang làm tăng nguy cơ lũ lụt khiến vùng trên đập và dưới đập đều lâm khổ nạn. Không xả nước, vùng thượng sẽ bị ngập, còn có nguy cơ vỡ đập, vừa tốn tiền vừa tổn thất nhân mạng lớn. Xả nước thì vùng hạ bị ngập. Hiện tại tin xấu dồn dập đưa về Ô giang, Mân giang, Đà giang, những chi lưu của Dương tử, đều đạt “đỉnh lũ lịch sử” và do đó lượng nước đổ vào hồ chứa Tam Hiệp tăng gấp đôi.
Việc này dẫn đến ý tưởng về “vũ khí thời tiết”. Để bảo vệ Tam Hiệp, Trung Cộng đã điều động đến đây một lực lượng mạnh gồm 4600 quân đủ cả không, thủy bộ cùng những dàn hỏa tiễn tối tân. Nhưng vì dùng phi đạn tấn công hay cho biệt kích đổ bộ đánh sập Tam Hiệp, đối thủ chỉ cần gây ra các tác động trên khí quyển để trời liên tiếp trút nước như và hơn hiện tại, họ sẽ khiến Trung Cộng lâm vào thế bị động: không nói là 4600, nhân lên 1,000 lần với 4.6 triệu quân, họ cũng không thể chống lại hàng tỷ tấn nước ập xuống từ trời.
Nhưng có thể chế tạo một thứ vũ khí như thế hay không?
Đánh nhau bằng Trời
Thực ra ý tưởng này chẳng có gì mới. Nhiều nhà khoa học quân sự và dân sự ở Mỹ từng tin vào điều này, cho rằng trong tương lai không xa lắm họ có thể tạo ra những cơn biến động thời tiết xấu trên lãnh thổ đối phương.
Họ nghĩ đến một viển cảnh chiến tranh: đưa không quân vào một nước Nam Mỹ để dẹp một băng đảng ma túy và băng đảng này sử dụng chiến đấu cơ của Nga và Trung Quốc để chống lại. Lập tức, Mỹ sẽ tạo nên bão tố và sấm sét để các máy bay này không thể xuất kích, trong khi đó thì máy bay Mỹ — lúc này đã tối tân đến độ có thể hoạt động trong mọi thời tiết sẽ có thể tung hoành như chỗ không người.
Với đối phương Mỹ có thể tạo mưa tuyết, gây bão, gây mưa đột ngột để gây khó khăn trong việc tiếp liệu, làm binh sĩ mệt mỏi, không thể hoạt động, khó quan sát, cảnh giới. Khi cần thì Mỹ cũng có thể làm tan sương mù và dọn sạch các đám mây để quan sát nhất cử nhất động của đối phương.
Ngược lại, với mình hay với quân đồng minh, Mỹ lại ngăn ngừa những điều kiện thời tiết xấu trên để giữ vững tinh thần và sức khoẻ của binh sĩ, dễ cảnh giới và quan sát. Đồng thời, Mỹ có thể tạo bão tố, mưa lớn, gây lụt lội khắp nơi để buộc đối phương phải ló mặt tại chiến trường mà mình đã chọn.
Trên nguyên tắc thì để tạo nên dông bão thì phải sử dụng các phương tiện kỹ thuật tác động vào điều kiện vật lý của khí quyển của Trái Đất để dẫn đến những biến động theo ý muốn. Trong vòng nửa thế kỷ qua Mỹ đã tiến hành những thí nghiệm về vũ khí khí tượng, sử dụng hoá chất hay tia laser để làm thay đổi thời tiết với mục tiêu tạo mưa tạo gió và tạo sương mù v.v… và các thí nghiệm này đã được tiếb hành ở Bắc Mỹ trong những năm 80 và đầu thập niên 90.
Để làm như vậy thì phải tác động vào tầng điện ly trên đầu lãnh thổ kẻ thù để gây ảnh hưởng đến mùa màng cũng như làm ảnh hưởng đến sức khoẻ. Tầng điện ly còn gọi là tầng ozone nằm trên thượng tầng khí quyển. Nó có tác dụng bảo vệ trái đất trong việc hấp thụ các bức xạ, các sóng vô tuyến có hại cho sức khỏe con người như tia X, tia tử ngoại v.v… Đồng thời, tầng điện ly còn phản chiếu các làn sóng vô tuyến điện để giúp đỡ việc liên lạc trên mặt đất. Bằng khả năng tạo các tầng điện ly nhỏ theo ý muốn, một nước có thể tạo thuận lợi cho mình trong việc liên lạc cũng như gây rối loạn trong việc liên lạc trong hàng ngũ đối phương.
Truyền thông từng nói đến Dự án 2025 mà Bộ Quốc phòng đặt ra từ năm 2005, theo đó thì tới năm 2025 thì quân đội Mỹ sẽ “hoàn toàn làm chủ thời tiết”.
Dự án nêu rõ “phương hướng và nhiệm vụ” như sau: Thời tiết ảnh hưởng và tác động đến mọi hoạt động của chúng ta, do đó người cầm quân cần phải làm chủ thời tiết để làm chủ chiến trường. Chương trình thí nghiệm này nhắm tới các phương pháp tạo nên giông bão, khiến nước của các dòng sông bốc hơi và gây mưa và lụt lội ở các mục tiêu của đối phương.
Năm 2005 Bộ quốc phòng Mỹ đã thiết lập một “rừng” ăngten với mỗi ăng ten có đường kính tới 24 mét để phóng bức xạ cao tần tác động vào khí quyển. Chương trình nghiên cứu này mang tên HAARP (High Freguency Active Auroral Resarch Program) đặt tại vùng Gakona, tiểu bang Alaska,
Với “rừng ăngten” này, các chuyên gia kỹ thuật Mỹ dùng sóng vô tuyến tần số cao quét lên khí quyển, tạo ra môi trường plasma và gây nên sóng thần cường độ cao.
Chương trình có mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động của vệ tinh và liên lạc tàu ngầm. Tuy nhiên, việc xây dựng một cỗ máy như vậy đặt ra nhiều thách thức về mặt kỹ thuật và nguồn năng lượng khổng lồ mà nó tiêu thụ khiến chi phí tăng vọt. Sức mạnh của một chùm năng lượng phát ra tương đương vài trăm megawatt – đủ cho hàng nghìn gia đình Mỹ sử dụng.
Các thiết bị lớn nhất có thể bắn ra sóng năng lượng tần số cực thấp trên một diện tích rất lớn. Do chúng có khả năng xuyên qua nước, vỏ Trái đất và hộp sọ của người nên một số nhà quan sát lo sợ rằng kỹ thuật này có thể bị lợi dụng để kích hoạt các trận bão, động đất và thậm chí điều khiển não bộ. HAARP có khả năng chiếu xuyên qua các hầm ngầm sâu dưới lòng đất để phá hoại các thiết bị điện tử.
Cho đến lúc đó chí mới có 10 hệ thống radar sử dụng kỹ thuật này này được chế tạo, chủ yếu bời Mỹ, Ngay và Liên Âu. Chúng được đặt tại các khu vực ven biển chiến lược như Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Bắc Cực. Nga có hệ thống nghiên cứu thời tiết mang tên Sura, nhưng công suất nhỏ hơn HAARP rất nhiều lần.
Theo nhiều nhà khoa học thì đây là một “hệ thống phát sóng vô tuyến cực mạnh có thể tập trung các tia sóng và chọc thủng tầng điện ly”. Cũng theo các khoa học gia này thì các làn sóng điện từ có tần số thấp bị dội về trái đất ở cường độ cao sẽ gây những tác hại rất lớn đến não bộ con người và trường điện từ của trái đất.
Năm 2015, Alan Robock, một nhà khí tượng học tại Đại học Rutgers, New Jersey từng cảnh báo rằng chính phủ nhiều nước có thể sử dụng thứ kỹ thuật mới như một “siêu vũ khí”, hiện người ta vẫn chưa tìm ra những giới hạn của nó.
Tuy nhiên, hầu hết các nhà khoa học đã bác bỏ mối lo ngại của Robock và cho biết, đến nay, kỹ thuật này mới chỉ được sử dụng để nghiên cứu thời tiết trong vũ trụ và hỗ trợ một số chiến dịch quân sự nhất định. Họ còn chỉ ra rằng, dù mạnh đến đâu thì những cỗ máy này hiện nay cũng không có đủ năng lượng để can thiệp vào thời tiết ở quy mô lớn tới mức có thể gây ra các thảm họa thiên nhiên.
Tuy nhiên nhiều tổ chức môi sinh quốc tế đã cảnh cáo rằng đó là một ý đồ nguy hiểm vì có thể làm xáo trộn các hệ sinh thái, cơ cấu nông nghiệp của những khu vực rộng lớn.
Những trận võ mồm
Tháng Bảy năm 2018 thế giới chứng kiến trận đấu võ mồm trong đó Iran tố cáo Do Thái cướp… mây của mình.
Lúc đó Chuẩn tướng Gholamreza Jalali – Tư lệnh lực lượng Dân vệ Iran – đã cáo buộc Do Thái đã “can thiệp vào thời tiết tại Iran bằng cách ă cắp” các đám mây đang bay về hướng nước này. Ông tướng này tố cáo: “Do Thái, cùng với một quốc gia khác trong khu vực, đang tác động vào các đám mây tạo mưa bay về phía Iran, vắt kiệt nước của chúng. Chúng ta đang phải đối mặt với kẻ trộm mưa và tuyết. Quốc gia này (tức Israel) không có quyền đánh cắp các đám mây”,
Vị tướng này viện dẫn rằng trong 4 năm qua, tuyết đã phủ đầy tất cả các đỉnh núi trong khu vực, từ Afghanistan cho tới Địa Trung Hải trừ Iran.
Trước tố cáo này, ông Vladimir Semenov – Phó Giám đốc Viện Vật lý Khí quyển A.M. Obukhov, trực thuộc Học viện Khoa học Nga (RAS) – tán đồng tình rằng cáo buộc này có cơ sơ khoa học. Ông nói: “Để phân tán các đám mây thông thường và mây dông, người ta có thể sử dụng máy bay trang bị súng phun hóa chất đặc biệt. Nga đã áp dụng phương pháp này khi chuẩn bị cho lễ duyệt binh và màn trình diễn trên không của máy bay, đặc biệt là trong dịp kỷ niệm Ngày chiến thắng 9,5 hoặc Ngày Quốc khánh 12.”.
Ông Semenov cho biết các hóa chất có thể gây tác dụng này như đá khô (CO2 rắng), Nitrogen ở thể tơ lỏng hay iodide Bạc, có thể làm nhiệt độ giảm đột ngột khiến hơi nước ngưng tụ, biến thành mưa, trước khi bay đến nơi nào. Việc này thường được tiến hành cách khu vực cần được tác động thời tiết khoảng 50-100km và tùy vào hướng gió, vì thế những vùng đón hướng gió có thể nhận được mưa nhiều hơn. Điều đó đồng nghĩa với việc ở những khu vực khác, mưa sẽ trở nên khan hiếm.
Tuy nhiên, vị chuyên gia nghi ngờ lời tố cáo này vì Do Thái quá xa Iran, cách tới hơn 1,000 km nên khó mà tác động thời tiết Iran,
Tuy nhiên các chuyên gia khác cho rằng Do Thái có thể hành động với sự hỗ trợ của Mỹ, nắm trong tay một loạt các căn cứ quân sự tại Trung Đông, bao gồm các căn cứ tại vùng cận Iran như ở UAE, Qatar, Saudi Arabia, Kuwait. Nếu có, rất có thể chiến dịch trên được thực hiện ở lãnh thổ Saudi Arabia.
Trước đó không lâu, vào đầu tháng Sáu, truyền thông lại bàn tán về hệ thống radar cực mạnh của Trung Quốc ở Biển Đông: đây có phải là vũ khí thời tiết trá hình?
Lúc đó tờ South China Morning Post phát hành ở Hồng Kông (2.6.2018 – “Could this new Chinese radar system really be used to play God with the weather?”) cho rằng hệ thống hệ thống này sử dụng chùm năng lượng để tác động các hạt tích điện trong khí quyển tầng cao, có nhiều ứng dụng trong cả quân sự-dân sự, thách thức ưu thế của Mỹ trong cả 2 lĩnh vực này.
Trong khi chương trình của Mỹ luôn luôn đối mặt với một tương lai bất định do ngân sách bị cắt thì Trung Quốc đã sẵn sàng đẩy nhanh công trình của họ trong lĩnh vực này. Theo tờ SCMP thì vào lúc đó Trung Cộng đã sẵn sàng xây dựng một hệ thống radar cực mạnh ở thành phố Tam Á, đảo Hải Nam, có tầm hoạt động đến tận Singapore, cách đó 2,000km.
Đây sẽ là hệ thống radar mạnh nhất ở Biển Đông. Dù có được sử dụng để tạo ra các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt hay không thì nó vẫn sẽ có nhiều ứng dụng trong quân sự, như nâng cao năng lực tác chiến tàu ngầm của Trung Quốc và làm gián đoạn mạng lưới thông tin liên lạc của các quốc gia khác bằng cách tạo ra một “hố đen” trong bầu khí quyển.
Trạm radar của Trung Quốc hoạt động theo cơ chế phát ra các xung năng lượng điện từ cực mạnh để khuấy động tầng điện ly. Bằng cách phân tích sóng radio dội ngược lại, các nhà nghiên cứu có thể đo chính xác sự nhiễu động ở tầng điện ly gây ra bởi các tác động vũ trụ. Hệ thống radar của Trung Quốc ở Tam Á sẽ là hệ thống tương tự đầu tiên như vậy xuất hiện ở Biển Đông.
Trước đó, theo một số báo cáo của các nhà khoa học Trung Quốc, có một thiết bị tương tự đã được Trung Quốc xây dựng tại Khúc Tĩnh, tỉnh Vân Nam từ năm 2012. Nó được sử dụng để nghiên cứu tầng điện ly và giám sát, phát hiện các mục tiêu cực nhỏ như vệ tinh nano và mảnh vỡ từ các thiết bị không gian dùng trong cả hai lĩnh vực quân sự, dân sự.
Tam Á là căn cứ hải quân chủ lực của Trung Quốc và tại đây Bắc Kinh đã bố trí một hạm đội tàu ngầm hạt nhân. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn lo ngại rằng nguồn cung ứng năng lượng của đảo Hải Nam có thể sẽ không đủ cho hệ thống radar mới, do nơi đây thiếu các nhà máy phát điện lớn.
Các chuyên gia vật lý Trung Quốc lo ngại rằng khu vực này lại có mật độ lưu thông hàng không khá cao, do đó chùm năng lượng của hệ thống radar trên mặt đất có thể chiếu trúng vào các máy bay: chùm tia này vẫn cưa đủ mạnh để xuyên thủng các lớp bảo vệ của máy bay và đốt cháy con chip bên trong (để làm được điều đó, hệ thống radar cần có nhiều năng lượng hơn mức mà Trung Quốc có thể cung cấp hiện nay) nhưng điều này có thể gây ảnh hưởng tới đường dây liên lạc giữa máy bay với trạm kiểm soát không lưu, do đó có thể dẫn đến tình trạng bay lạc, đâm vào nhau, gây tai nạn.
Tuy nhiên, một số chuyên gia khác cho rằng trạm radar này có thêm một radar riêng để cảnh báo các máy bay bay ngang qua hoặc sẽ có cơ chế để dừng tất cả các hoạt động nếu có máy bay bay vô tình bay vào phạm vi hoạt động của mình.
Chuyện đánh nhau bằng Trời này chưa biết sẽ tới đây, tuy nhiên chắc chắc kẻ hại Trời sẽ bị Trời hại, y như Trung Quốc hiện đang bị quả báo!