Bộ Ngoại giao Mỹ đang lên kế hoạch giảm đáng kể số lượng các nhà ngoại giao Trung Quốc tại Mỹ để sao cho tương xứng với số lượng các nhà ngoại giao Mỹ ở Trung Quốc. Thông báo dự kiến sẽ được đưa ra trong những ngày tới, theo tờ The Washington Times.
Quyết định này nhằm tìm cách giảm bớt gánh nặng đối với cơ quan phản gián của FBI, vốn hiện có khoảng 2.000 đặc vụ chuyên truy bắt các điệp viên Trung Quốc và các trợ lý của họ.
Theo dữ liệu được Giám đốc FBI Christopher Wray hé lộ gần đây, có ít nhất 5.000 vụ gián điệp mở ở Mỹ, và một nửa trong số đó có liên quan đến Trung Quốc.
Quyết định này được đưa ra đúng vào thời điểm căng thẳng ngoại giao gia tăng giữa hai cường quốc liên quan tới việc đóng cửa Lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston và đòn đáp trả của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) khi đóng cửa Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành Đô.
Điều cần nhấn mạnh là sự tương phản giữa hai quyết định: việc đóng cửa Lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston là phản ứng trước hoạt động gián điệp của Trung Quốc trên đất Mỹ, trong khi việc đóng cửa Lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô chỉ đơn thuần là một đòn đáp trả của ĐCSTQ, the BL nhận định.
Hiện không có sẵn số liệu công khai về tổng số nhà ngoại giao Trung Quốc tại Mỹ, nhưng chỉ riêng Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington đã có đến 245 tùy viên ngoại giao; trong khi ước tính các nhà ngoại giao Mỹ ở Trung Quốc chỉ có tổng số 200 trong số các lãnh sự quán ở Bắc Kinh, Quảng Châu, Thượng Hải, Thẩm Dương và Vũ Hán.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói trong bài phát biểu tại California rằng, điều Mỹ tìm kiếm từ các biện pháp này là sự có đi có lại và công bằng trong mối quan hệ của họ với Bắc Kinh trong các lĩnh vực.
Ví dụ, các nhà ngoại giao Trung Quốc tại Mỹ có quyền tiếp cận tất cả các khía cạnh của một xã hội tự do – trên thực tế họ có thể tiếp cận tất cả các lĩnh vực với rất ít hạn chế.
“Nhưng tại Trung Quốc, các quan chức của cơ quan lãnh sự Hoa Kỳ không có quyền truy cập trực tiếp vào bất cứ nơi nào trong chính quyền địa phương, các cơ sở giáo dục, nhà thờ, các tổ chức xã hội hoặc lao động, các cơ quan thông tấn hoặc tuyên truyền”, ông John Tkacik, cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết. Các cuộc họp với các doanh nghiệp Trung Quốc cũng phải chịu quyền phủ quyết của Văn phòng Ngoại giao cấp tỉnh.
Đáp trả tình trạng đối xử bất công như vậy, kể từ tháng 10 năm ngoái, các nhà ngoại giao Trung Quốc phải thông báo cho Bộ Ngoại giao Mỹ về các cuộc họp của họ với các quan chức chính phủ, mặc dù điều này không ám chỉ bất kỳ hạn chế thực sự nào.
“Mục tiêu của chúng tôi là thuyết phục chính quyền Trung Quốc cho phép các nhà ngoại giao của chúng tôi ở đại lục tiếp cận các nhà lãnh đạo tỉnh và địa phương, các trường đại học Trung Quốc, các viện nghiên cứu và cơ sở giáo dục khác một cách tự do, tương tự cách các nhà ngoại giao Trung Quốc có thể làm ở đây”, ông Tkacik nói.
Theo một bài báo trên trang Axios phỏng vấn một cựu sĩ quan tình báo Mỹ, các lãnh sự quán Trung Quốc ở New York và đặc biệt là San Francisco là trung tâm gián điệp chính của ĐCSTQ nhằm trộm cắp tài sản trí tuệ. San Francisco là nơi đóng trụ sở của các tập đoàn lớn bên trong Thung lũng Silicon như Google, Facebook, Twitter cùng các hãng khác.
Tuy nhiên, ĐCSTQ không chỉ sử dụng các lãnh sự quán của mình như trung tâm gián điệp nhằm trộm cắp tài sản trí tuệ, mà cũng để bức hại những người bất đồng chính kiến Trung Quốc sống ở Mỹ, một hành vi mà FBI đang cố gắng nhổ tận gốc thông qua Chiến dịch “Săn Cáo”, theo tuyên bố của Giám đốc FBI Wray tại Viện Hudson.
Cách tiếp cận của thế giới phương Tây đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc trong ba thập kỷ qua đã phản tác dụng. Với quan niệm cho rằng bằng cách để ĐCSTQ tiếp cận thị trường tự do, đưa doanh nghiệp đến Trung Quốc, cho họ nhìn thấy thế giới dân chủ là như thế nào và thậm chí để Trung Quốc giữ chức chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, thì ĐCSTQ rốt cục cũng sẽ thay đổi nó thành một con quái vật hung hãn hơn đang ăn mòn cả thế giới, cho đến khi Tổng thống Trump nhận ra điều này và có động thái ngăn chặn.