Trung Hòa
50 năm trước ĐCSTQ phát động Đại cách mạng văn hóa phá hủy toàn bộ văn hóa truyền thống, còn ở Đài Loan, Tưởng Giới Thạch lại triển khai Phong trào Phục hưng Văn hóa Trung Hoa.
50 năm trước ĐCSTQ phát động Đại cách mạng văn hóa phá hủy toàn bộ văn hóa truyền thống, còn ở Đài Loan, Tưởng Giới Thạch lại triển khai Phong trào Phục hưng Văn hóa Trung Hoa.
50 năm trước ở lục địa Trung Quốc nổ ra Đại cách mạng Văn hóa, nền văn hóa truyền thống 5000 năm của Trung Quốc bị phá hoại có tính hủy diệt. Nhưng gần như đồng thời, Đài Loan dưới sự nắm quyền của Tưởng Giới Thạch đã triển khai một phong trào phục hưng văn hóa Trung Hoa quy mô to lớn, có ảnh hưởng sâu rộng cho đến ngày nay.
Năm 1966, Mao Trạch Đông cầm đầu ĐCSTQ phát động Đại cách mạng Văn hóa, những nhân sĩ trí thức Quốc Dân Đảng ở bờ bên kia eo biển cảm thấy vô cùng đau lòng lo lắng Đại cách mạng Văn hóa ở Đại Lục phá hoại văn hóa truyền thống Trung Hoa.Năm 1966, Mao Trạch Đông cầm đầu ĐCSTQ phát động Đại cách mạng Văn hóa, sự kiện này đã khiến những nhân sĩ trí thức Quốc Dân Đảng ở bờ bên kia eo biển cảm thấy vô cùng đau lòng lo lắng.
Vào ngày kỷ niệm Cách mạng Tân Hợi, Tưởng Giới Thạch đăng bức thư “Thông cáo đồng bào toàn quốc”. Tháng 11 năm 1966, 1500 nhân sĩ gồm Tôn Khoa, Vương Vân Ngũ, Trần Lập Phu, Trần Khải Thiên, Khổng Đức Thành, Trương Tri Bản và những người khác đã liên danh viết thư gửi cho Hành chính viện (tức Chính phủ), kiến nghị phát động “Phong trào Phục hưng Văn hóa Trung Hoa”, yêu cầu quy định ngày sinh nhật của Quốc Phụ Tôn Trung Sơn ngày 12 tháng 11 là ngày “Lễ phục hưng Văn hóa Trung Hoa”. Việc này đã được Tưởng Giới Thạch khen ngợi chấp thuận.
Ngày 28 tháng 7 năm 1967, các giới Đài Loan tổ chức Ủy ban Thúc đẩy Phong trào Phục hưng Văn hóa Trung Hoa (sau đổi tên thành Tổng hội Phong trào Phục hưng Văn hóa Trung Hoa), cử hành đại hội. Tổng thống Tưởng Trung Chính đảm nhiệm chức Hội trưởng, Phong trào được thúc đẩy ở Đài Loan và ở hải ngoại.
Mục đích cuối cùng của phong trào này là dùng luân lý đạo đức để thay đổi và hoàn thiện xã hội. Hành vi, biểu hiện cụ thể nhất của nó chính là Trung, Hiếu, Nhân, Ái, Tín, Nghĩa, Hòa, Bình. Nền tảng triết học quan trọng nhất của nó chính là chữ Nhân (nhân đức).Mục đích cuối cùng của phong trào này là dùng luân lý đạo đức để thay đổi và hoàn thiện xã hội. Hành vi, biểu hiện cụ thể nhất của nó chính là Trung, Hiếu, Nhân, Ái, Tín, Nghĩa, Hòa, Bình.
Dưới sự dẫn dắt của Tưởng Giới Thạch, Ủy ban Thúc đẩy đã xây dựng rất nhiều cơ cấu chuyên môn và các tiểu ban, như Ủy ban thúc đẩy xuất bản học thuật phụ trách chỉnh lý xuất bản điển tịch tư tưởng cổ đại, phổ cập tinh hoa học thuật cho thế hệ trẻ, đã xuất bản được số lượng lớn thư mục thư tịch cổ như Chú thích, diễn dịch Chu dịch; Chú thích diễn dịch Lão Tử; Chú thích diễn dịch Kinh Thi; Chú thích diễn dịch Mạnh Tử; Sử ký bạch thoại; Tư trị thông giám bạch thoại, và những thư tịch khác.
Ăn mặc sinh hoạt
Ủy ban Thúc đẩy đề xuất văn hóa là biểu hiện của cuộc sống, tu dưỡng, hiểu rõ luân lý, tuyên dương đạo đức cần phải bắt đầu làm từ việc hướng dẫn cuộc sống của quốc dân, khiến quốc dân hiểu được đạo lý đối nhân xử thế, đạo lý làm người, làm việc, đối đãi với người và vật. Cần đưa hàm nghĩa chân chính của luân lý đạo đức thấm nhuần vào trong hành vi đời sống thường nhật của quốc dân. Đặt ra các quy phạm và chuẩn mực tương ứng để mọi người có được căn cứ thích đáng và tiêu chuẩn điều chỉnh các mối quan hệ giữa người với người, thì mới không dẫn đến vượt ra ngoài phép tắc.
Ủy ban Thúc đẩy còn ban hành Những điều cần biết trong cuộc sống quốc dân, đặt ra 99 quy tắc cụ thể về các phương diện như trang phục, ăn uống, sinh hoạt, đi lại, vui chơi… làm chuẩn mực cho cuộc sống của quốc dân. Ủy ban hướng dẫn cuộc sống quốc dân phụ trách công tác hoằng dương luân lý đạo đức, phát động “Phong trào thanh niên thực hiện phục hưng văn hóa Trung Hoa“, đặt ra “Những điều cần biết trong cuộc sống quốc dân”, đề ra nhiều yêu cầu cơ bản trong cuộc sống về ăn mặc, sinh hoạt, đi lại của người dân, nhằm hoằng dương nền văn minh “Lễ nghĩa chi bang”. Bộ quy phạm “Hình mẫu về lễ nghi của quốc dân” được biên soạn và chính thức công bố vào năm 1970, đưa mục tiêu bồi dưỡng thanh niên phát triển thành lý tưởng cuộc sống của xã hội.Ủy ban Thúc đẩy đặt ra 99 quy tắc cụ thể về các phương diện như trang phục, ăn uống, sinh hoạt, đi lại, vui chơi… làm chuẩn mực cho cuộc sống của quốc dân.
Giáo dục
Tưởng Giới Thạch cực kỳ coi trọng giáo dục ngữ văn và lịch sử, trường học kiên trì coi “giáo dục dân tộc” và “giáo dục đạo đức” làm chính sách trọng yếu. Tưởng Giới Thạch chỉ ra rằng: “Ngữ văn là gốc rễ của văn hóa quốc gia, bất kể là học sinh học khoa học tự nhiên hay khoa học xã hội đều phải đặc biệt chú ý”. Văn hóa Trung Quốc tối thiểu chiếm một nửa giáo trình môn ngữ văn và lịch sử ở trường tiểu học và trung học. Trường học các cấp đều bắt buộc phải giảng dạy giáo trình “Cuộc sống và luân lý”, “Giáo trình cơ bản văn hóa Trung Quốc” v.v., coi trọng huấn luyện cổ văn và giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh. Tưởng Giới Thạch tặng châm ngôn cho các trường học hầu như đều là “Lễ Nghĩa Liêm Sỉ”, với mong muốn văn hóa truyền thống bén rễ đâm chồi nảy lộc.
Tưởng Giới Thạch còn thúc đẩy giáo dục thực hiện đảm bảo kinh phí và đảm bảo pháp luật. Bắt đầu từ năm 1969, để thúc đẩy phong trào phục hưng văn hóa, Đài Loan đã kéo dài phổ cập giáo dục bắt buộc từ 6 năm lên 9 năm, không những đã nâng cao tố chất toàn dân, mà còn giúp kinh tế cất cánh, và gieo những hạt giống văn hóa truyền thống cắm rễ trong xã hội.
Trong những năm thập niên 60 thế kỷ 20, dưới chính sách “Phong trào Phục hưng Văn hóa Trung Hoa”, từ giáo dục tiểu học đến thi đầu vào đại học cho đến thi công chức chính phủ, Đài Loan đã tăng cường học tập lượng lớn các khoa mục liên quan đến văn hóa Trung Hoa cổ điển. Nhất là học thuyết Nho gia lấy Khổng Tử làm chủ đạo được mọi người đặc biệt tôn sùng.
Để đối kháng với việc ĐCSTQ chống phá học thuyết của Khổng Tử, Tưởng Giới Thạch đã thành lập Học hội Khổng Tử ở Đài Loan, với sứ mệnh bảo vệ học thuyết của Khổng Tử, và cũng lấy việc phục hưng văn hóa truyền thống làm mục đích giáo dục, thành lập Đại học Văn hóa Trung Quốc để thúc đẩy nghiên cứu và phát triển văn hóa Trung Hoa.
Văn học nghệ thuật
ĐCSTQ phá hoại văn hóa truyền thống, ngược lại Đài Loan thành lập Quỹ Văn hóa Quốc gia, thiết lập cơ cấu trung tâm văn hóa từ trung ương đến các địa phương, liên hợp giới văn học nghệ thuật toàn quốc tiến hành tọa đàm văn nghệ, cử hành các hoạt động văn nghệ như triển lãm thư họa, diễn kịch, biểu diễn vũ đạo, diễn tấu âm nhạc, thi sáng tác các loại hình văn nghệ, cải tiến và hoằng dương nghệ thuật truyền thống, biên soạn in ấn lịch sử văn nghệ Trung Hoa, sửa chữa những phần bị văn nghệ truyền thống bị ĐCSTQ phá hoại.
Theo bản tin BBC, đương thời Đài Loan đưa tin số lượng lớn liên quan đến Cách mạng Văn hóa, thậm chí chính phủ tổ chức triển lãm, tổ chức các hoạt động giáo dục liên quan cho các cơ quan, trường học. Ví dụ như triển lãm Hồng vệ binh đấu tố các quan chức cao cấp của ĐCSTQ, các bức ảnh xác Hồng vệ binh bị chết nổi trên sông Châu Giang trong thời kỳ đấu tranh bạo lực, thuật về những câu chuyện di tích lịch sử cổ đại bị phá hủy, “những học giả theo phỉ” (tức theo ĐCSTQ) không chịu được đấu tố tự sát, Hồng vệ binh đánh, đập phá, cướp bóc…
Báo chí, truyền hình và đài phát thanh đều phụng mệnh làm các tiết mục lên án Cách mạng Văn hóa. Bản thân Tưởng Giới Thạch tham gia đại lễ tế Khổng Tử ở Khổng Miếu Đài Bắc. Các trường học tăng cường giáo dục học Luận Ngữ, Đường thi Tống từ.
Dưới sự nỗ lực của Tưởng Giới Thạch, văn hóa truyền thống Trung Quốc đã được bảo lưu gìn giữ ở Đài Loan, cũng khiến cho nền tảng văn hóa, nhân văn của Đài Loan đến nay đã trở thành một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn nhất đối với du khách Trung Quốc Đại Lục.
Có một bà mẹ trẻ ở Thượng Hải Trung Quốc dự định đưa con trai đến Đài Loan du lịch, khi dẫn con đến Văn phòng Du lịch Đài Loan ở Thượng Hải để làm thủ tục và lấy tài liệu giới thiệu danh lam thắng cảnh Đài Loan, cô nhẹ nhàng nói với con trai rằng: “Mẹ muốn dẫn con đi Đài Loan là để con tận mắt chứng kiến thế nào là lễ phép”.
Có du khách Trung Quốc Đại Lục sau khi đi du lịch Đài Loan trở về, hào hứng nói với bạn bè và người thân rằng: “Xã hội Đài Loan tin tưởng vào con người… bởi vì họ không trải qua thời kỳ đó (tức Cách mạng Văn hóa), hơn nữa họ đều có tín ngưỡng tôn giáo, tin vào thiện lương”.“Xã hội Đài Loan tin tưởng vào con người… bởi vì họ không trải qua thời kỳ đó (tức Cách mạng Văn hóa), hơn nữa họ đều có tín ngưỡng tôn giáo, tin vào thiện lương”. (Needpix)
Ngày 11 tháng 1 năm 1967, Tưởng Giới Thạch khi trả lời phỏng vấn các nhà báo châu Âu đã bình luận về Cách mạng Văn hóa rằng: “Ông ta (Mao Trạch Đông) vì để bảo vệ duy trì quyền lực, ngoài mục đích này ra thì chẳng có mục đích gì khác, đó là thủ đoạn cuối cùng của ông ta”.
Ngày đầu năm năm 1971, trong “Thư thông cáo đồng bào và quân dân toàn quốc”, Tưởng Giới Thạch bình luận về Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc Đại Lục rằng: “Biến đại lục Trung Quốc thành nhà thương điên phương Đông”.
Trung Hòa