Mở cửa sổ sẽ giúp ngăn chặn sự lây lan của COVID-19

Trần Anh  

image.png
Hệ thống thông gió có thể đưa sol khi quay ngược trở lại trong phòng kín.  

Các nhà thiết kế ngày này thường không hiểu rằng họ đã bị lừa khi không hiểu rõ về cách thông gió cho các tòa nhà một cách tự nhiên…

Ngày 6/7/2020, tạp chí Bệnh truyền nhiễm lâm sàng đã đăng tải một lá thư với chữ ký của hơn 200 nhà khoa học. Bức thư nhấn mạnh con đường lây nhiễm thứ 3 của virus Vũ Hán, bên cạnh việc tiếp xúc với bề mặt của vật thể và lây truyền qua giọt bắn (từ mũi và miệng của người bệnh).

Con đường lây truyền thứ 3 là qua những hạt không khí hoặc chất lỏng nhỏ li ti, còn gọi là aerosol. Các hạt này có thể tồn tại trong không khí trong một thời gian dài. Và nếu bám được vào những hạt nhỏ aerosol, virus có thể trôi nổi trong không khí và lây lan xa hơn.

Theo ý kiến của hơn 200 nhà khoa học, chúng ta chỉ cần mở cửa sổ là có thể đuổi gần hết các sol khí đó khỏi căn phòng. Cụ thể là như hình ở dưới đây:Hệ thống thông gió có thể đưa sol khi quay ngược trở lại trong phòng kín… (Tạp chí Bệnh truyền nhiễm lâm sàng)

Hệ thống thông gió có thể đưa sol khi quay ngược trở lại trong phòng kín… (Tạp chí Bệnh truyền nhiễm lâm sàng)

Số lượng virus trong phòng sẽ giảm xuống sau khi mở cửa sổ, từ đó có thể làm giảm được nguy cơ lây nhiễm.

Ba ngày sau khi lá thư của các nhà khoa học được lên báo, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã thừa nhận rằng: không thể loại trừ việc virus lây truyền qua khí dung (aerosol). WHO cũng đề cập đến việc ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy dịch bệnh lây lan ở những địa điểm kém thông thoáng. Ví dụ: nhà hàng, hộp đêm, và những địa điểm thờ cúng (nhà thờ hay tương tự).

Sự lây truyền của sol khí đã được phát hiện vào cuối tháng Một tại Quảng Châu, Trung Quốc. Tại đây, đã có 10 người nhiễm COVID-19 sau khi ăn trưa tại một nhà hàng 5 tầng nhưng không có cửa sổ. Đã có nghiên cứu cho rằng virus đã phát tán thông qua điều hòa nhiệt độ (nghiên cứu này vẫn đang chờ bình duyệt).

Góc nhìn kỹ sư và người làm kiến trúc

Trước thực trạng này, các kỹ sư điện máy (HVAC – heating, ventilating, and cooling – điện nóng, thông gió, và điện lạnh) đã đưa ra lời khuyên. Họ khuyến nghị các tòa nhà, nếu có chi phí, thì nên sử dụng các thiết bị đắt tiền nhưng hiệu quả để kiểm soát không khí. Các thiết bị này, ngoài lọc khí, còn có bộ lọc tia cực tím có thể hạn chế sự lây lan của virus.

Về phía các kiến trúc sư, sau khi xem xét tác động của COVID-19 đối với các tòa nhà, họ thường bông đùa về virus Vũ Hán như một “sự kết thúc của các tòa nhà cao tầng”. Họ cũng nói vui về chi phí tiêu hao năng lượng nếu chuyển sang làm việc tại nhà (nhà kín mà phải mua các máy lọc khí đắt xắt ra miếng).

Tuy nhiên, rất ít trong số các nhóm trên đề cập đến tầm quan trọng của việc mở cửa sổ. Đây là một biện pháp đơn giản nhưng đem lại nhiều ích lợi: điều hòa nhiệt độ, điều hòa không khí, tạo cảm xúc thoải mái và giảm stress (Căng thẳng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của chúng ta trong đại dịch).

Các nhà thiết kế ngày này thường không hiểu rằng họ đã bị lừa khi không hiểu rõ về cách thông gió cho các tòa nhà một cách tự nhiên.

Có ba chiếc chìa khóa cho thiết kế hiện đại nhanh chóng và giá rẻ. Thứ nhất là sự đóng góp của kiến trúc đối với nghệ thuật điêu khắc – mà quên đi sự giản tiện. Thứ hai là những quy định của tòa nhà – mà không phải thứ kiến trúc đó thực sự cần. Và cuối cùng là những giới hạn đặt lên nhà thiết kế – những mô hình quá đỗi phổ biến nhưng khuyết điểm, khiến họ rời xa những kiến trúc thông gió tự nhiên.

Những xung đột lợi ích

Ngày này, những quy định về tòa nhà thường bị ảnh hưởng quá mức bởi các kỹ sư HVAC. Nó tác động không nhỏ đến quy chuẩn xây dựng và thông gió tự nhiên. Kết quả là máy móc xuất hiện ngày càng nhiều trong tòa nhà, còn cửa sổ thì ít đi.

Tương lai của các tòa nhà cần hướng tới thông gió tự nhiên càng nhiều càng tốt. Chúng cần được thông thoáng nhiều hơn trong năm, những chi phí năng lượng, khí thải cũng sẽ được giảm thiểu. Và trên hết, người cư ngụ là đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất về sức khỏe.

Những chiếc cửa sổ chính là tiện nghi an toàn và tốt hơn cho các tòa nhà trong một tương lai khó đoán. Hãy thử tưởng tượng xem, điều gì sẽ xảy ra khi lưới điện của tòa nhà bị hỏng ngay trong đại dịch?

Susan Roaf

Susan Roaf là giáo sư danh dự về kỹ thuật kiến trúc của trường Đại học Heriot-Watt (Vương quốc Anh). Bài báo này được xuất bản lần đầu tiên trên The Conversation.

Trần Anh

Related posts