Cư dân mạng Trung Quốc muốn Thụy Sĩ công bố 100 quan tham gửi tiền

  • Lê Tiểu Quỳ

Cách đây vài ngày, Đại sứ quán Thụy Sĩ tại Trung Quốc đăng bài viết chúc mừng 70 năm Trung Quốc và Thụy Sĩ thiết lập quan hệ ngoại giao, vô tình khiến cư dân mạng bàn luận sôi nổi. Nhiều người liên tiếp yêu cầu Thụy Sĩ công bố danh sách quan tham Trung Quốc gửi tiền tại các ngân hàng ở Thụy Sĩ. 

Cách đây vài ngày, Đại sứ quán Thụy Sĩ tại Trung Quốc đăng bài viết chúc mừng 70 năm Trung Quốc và Thụy Sĩ thiết lập quan hệ ngoại giao, kết quả vô tình khiến dân chúng bàn luận sôi nổi. (Ảnh chụp màn hình Weibo).

Nhiều người Trung Quốc kêu gọi Thụy Sĩ phơi bày “danh sách trộm bán nước”, chính quyền xóa phần bình luận

Ngày 14/8, Đại sứ quán Thụy Sĩ tại Trung Quốc đã đã đăng một bài viết trên Weibo, nói rằng để chúc mừng 70 năm Trung Quốc và Thụy Sĩ thiết lập quan hệ ngoại giao, họ mời cư dân mạng Trung Quốc tham gia cuộc thi lồng tiếng cho bộ phim điện ảnh Thụy Sĩ “Cô bé Heidi”.

Bài viết trên Weibo nói, “Cuộc thi lần này dành cho tất cả mọi người, không hạn chế tuổi tác, ngôn ngữ không phải là khoảng cách, nam nữ già trẻ đều được, 4 phiên bản ngôn ngữ đồng thời khởi động, dù là tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Ý, hay là tiếng Trung, chỉ cần có thể tìm được vai Heidi trong lòng bạn, chúc mọi người tham gia cuộc thi vui vẻ. Quy tắc chi tiết tham gia cuộc thi, ban giám khảo và chi tiết giải thưởng xin hãy xem các poster về hoạt động này.”

Không ngờ, một bài đăng vốn rất bình thường trên Weibo lại làm dấy lên hiệu ứng mang tính bùng nổ.

Lượng lớn cư dân mạng để lại lời nhắn dưới phần bình luận, một số yêu cầu Thụy Sĩ “công bố danh sách 100 người”, “danh sách trộm bán nước”,“công bố danh sách tài sản của các công bộc của nhân dân”. Còn có một số cư dân mạng bình luận nói, “Xin các vị hãy đóng băng những tài khoản bẩn kia trước, nhân dân Trung Quốc sẽ cảm kích các vị.”

Nội dung Tweet: Nhóm WeChat ở Đại Lục, trang web của Đại sứ quán Thụy Sĩ trở nên “hot” luôn, những dòng Weibo dưới đây trở thành nổi tiếng trên mạng: Dân chúng Đại Lục liên tiếp yêu cầu Thụy Sĩ phơi bày danh sách 100 người Trung Quốc gửi tiền với tổng số tiền gửi 7,8 nghìn tỷ nhân dân tệ. Có thể thấy, mặc dù chính quyền Trung Quốc cố gắng phong tỏa thông tin bên ngoài, nhưng vẫn có rất nhiều người Đại Lục thông qua các kênh khác nhau để có được thông tin, đồng thời nắm bắt các cơ hội để biểu đạt ý nguyện. 

“Danh sách 100 người” mà cư dân mạng nói, là chỉ về một bài viết năm 2019 có tiêu đề “Khiến người ta líu lưỡi, Ngân hàng Thụy Sĩ công bố thông tin 100 người Trung Quốc gửi tổng số tiền lên đến 7,8 nghìn tỷ nhân dân tệ!”. Khi đó cựu Giám đốc Viện Khoa học Tài chính thuộc Bộ Tài chính Trung Quốc Giả Khang (Jia Kang) cũng đăng bài viết trên Weibo khiến nhiều người chú ý.

Một bài viết năm 2019 trên Weibo thu hút sự chú ý của người dân. (Ảnh chụp màn hình Weibo).

Trong bài viết của mình, ông Giả Khang cho biết, “Ngân hàng Thụy Sĩ công bố thông tin, 100 người Trung Quốc gửi tiền ở Ngân hàng Thụy Sĩ với tổng số tiền lên đến 7,8 nghìn tỷ Nhân dân tệ (RMB), tức bình quân mỗi: 7.800 tỷ / 100 người = 78 tỷ RMB / người, đương nhiên con số thực sự vẫn cần đợi kiểm tra. Nhưng nó thực sự đáng để chúng ta suy nghĩ sâu thêm, nếu là thật, vậy thì đáng sợ đến ngần nào và khiến lòng người ta nguội lạnh đến ngần nào?” Tuy nhiên, sau đó ông Giả Khang cũng nói, “Đăng lại không đồng nghĩa với đồng ý với quan điểm bài viết này”. 

Đến tối ngày 17/8 (theo giờ Bắc Kinh), bình luận dưới bài viết dạng thư mời nói trên của Đại sứ quán Thụy Sĩ phần lớn đã bị chính quyền xóa bỏ. Nhưng có một số ít bình luận vẫn còn. Tuy nhiên, điều thú vị là Đại sứ quán Thụy Sĩ tại Trung Quốc đã xóa bài viết vào ngày 18, và đăng bài viết mới, cũng lại thu hút được không ít cư dân mạng tiếp tục theo dõi và bình luận.

Đại sứ quán Thụy Sĩ tại Trung Quốc đã xóa bài viết vào ngày 18, và đăng bài viết mới. (Ảnh chụp màn hình Weibo).

Một số cư dân mạng nói, “Xảy ra chuyện gì, sao lại náo nhiệt thế này?”, “Tôi đến để xem danh sách, kết quả trở thành fan của bạn.”, “Không ngờ chỉ còn sót lại những bình luận này …”

Quan chức ĐCSTQ cất giữ bao nhiêu “tiền bẩn” tại ngân hàng Thụy Sĩ

Tạp chí tài chính Institutional Investor tại Mỹ hồi năm ngoái có đăng một bài viết nói, năm 2018, khách hàng châu Á đã đầu tư 24,7 tỷ đô la Mỹ vào hoạt động kinh doanh quản lý tài sản của UBS, chiếm hơn 2/3 tổng số khách hàng trên thế giới, trong khi khách hàng Trung Quốc chiếm gần một nửa khách hàng châu Á.

Theo Đài Á châu Tự do đưa tin, học giả kinh tế xã hội hiện đang cư trú tại Mỹ là bà Hà Thanh Liên chỉ ra, quan chức Trung Quốc cất giấu tài sản khổng lồ ở nước ngoài, “Quan chức cấp cao ở Trung Quốc, nhất là quan chức liên quan đến kinh tế và đối ngoại, đều có tài sản ở nước ngoài. Các nước càng bị chính quyền Trung Quốc coi là đối địch, thì ngược lại  họ (quan chức) lại cảm thấy càng đáng tin cậy, đây cũng là xuất phát từ sự tín nhiệm của họ đối với hệ thống tài chính của các nước phương Tây.”

Wikileaks cũng từng tiết lộ, các quan chức cấp cao trong chính quyền Trung Quốc có khoảng 5000 tài khoản ngân hàng ở Thụy Sĩ, 2/3 số đó là quan chức cấp trung ương, trên thì đến Phó Thủ tướng, dưới thì đến Thống đốc Ngân hàng, Ủy viên Trung ương, hầu như ai cũng có tài khoản.

Điều đáng nhắc đến là, theo thông tin mà doanh nhân tỷ phú Quách Văn Quý hiện sống tại Mỹ từng tiết lộ vào tháng 4/2019, gia tộc Giang Trạch Dân kiểm soát tài sản quốc gia ít nhất có đến 1 nghìn tỷ USD, tiền đã rửa trắng lên đến 500 tỷ USD.

Gần đây, trong một động thái hiếm hoi, Ngoại trưởng Thụy Sĩ lên tiếng về Luật An ninh Quốc gia khu vực Hồng Kông phá hoại nhân quyền. Thụy Sĩ cho biết sẽ tiến hành trưng cầu dân ý vào tháng 11 tới để quyết định liệu có hạn chế doanh nghiệp Thụy Sĩ làm ăn với những người vi phạm nhân quyền của nước ngoài hay không.

Gần đây, cùng với cục diện quan hệ Mỹ – Trung xấu đi, Mỹ đang đối đầu với chính quyền ĐCSTQ ở nhiều lĩnh vực, đồng thời chế tài quan chức ĐCSTQ và Hồng Kông. Điều này cũng khiến cho ngoại giới quan tâm đến tiền gửi ngân hàng của quan chức ĐCSTQ ở Mỹ và Thụy Sĩ, cũng như cách mà họ tránh rủi ro.

Lê Tiểu Quỳ

Related posts