Trung Quốc khởi động sử dụng khẩn cấp vắc-xin COVID-19 từ ngày 22/7

  • Lê Tiểu Quỳ

Mới đây Tân Hoa Xã khi đưa tin về dữ liệu dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán, tiếp tục đưa ra khẩu hiệu “phòng ngừa nghiêm ngặt dịch bệnh quay trở lại”; chính quyền hôm 22/8 cũng thừa nhận, Trung Quốc đã chính thức khởi động sử dụng khẩn cấp vắc-xin virus corona mới từ ngày 22/7. Hàng loạt hành động của chính quyền cho thấy tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc Đại Lục có thể mất kiểm soát toàn diện.

Ông Trịnh Trung Vĩ – Chủ nhiệm Trung tâm Phát triển khoa học thuộc Ủy ban Y tế Sức khỏe Quốc gia Trung Quốc, trả lời phỏng vấn của CCTV hôm 22/8. (Ảnh cắt từ video).

Hôm 22/8, ông Trịnh Trung Vĩ – Chủ nhiệm Trung tâm Phát triển khoa học thuộc Ủy ban Y tế Sức khỏe Quốc gia Trung Quốc, đã nói trong chương trình “Đối thoại” của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) rằng, Trung Quốc chính thức khởi động sử dụng khẩn cấp vắc-xin viêm phổi virus corona mới từ ngày 22/7, tuy nhiên ông không nhắc đến đối tượng sử dụng cụ thể.  Còn ông Dương Hiểu Minh – Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Dược phẩm quốc gia Trung Quốc, nhà khoa học đứng đầu dự án vắc-xin quốc gia  “836”, cho biết tập đoàn này đã khởi động thử nghiệm lâm sàng vắc-xin giai đoạn III tại 3 khu vực Bắc Kinh, Vũ Hán, Abu Dhabi (thủ đô Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất); đã có 20.000 người được tiêm chủng vắc-xin.

Căn cứ vào quy định của Luật Quản lý vắc-xin của Trung Quốc, khi xuất hiện sự kiện y tế cộng đồng đặc biệt lớn, Ủy ban Y tế Sức khỏe Quốc gia sẽ đề xuất xin cấp phép sử dụng khẩn cấp vắc-xin, do Cục Quản lý dược tổ chức chuyên gia đánh giá và đồng ý, vắc-xin sẽ do Ủy ban Y tế Sức khỏe Quốc gia sử dụng khẩn cấp trong phạm vi nhất định và thời hạn nhất định.

Hôm 22/8, Reuters đưa tin chỉ ra, những người được tiêm thử nghiệm vắc-xin là nhóm người có rủi ro lây nhiễm cao. Báo cáo của Reuters còn trích dẫn lời của ông Trịnh Trung Vĩ nói rằng, cơ quan chức năng có thể cân nhắc kế hoạch mở rộng sử dụng khẩn cấp vắc-xin, để để phòng dịch bệnh có khả năng bùng phát vào mùa Thu, Đông.

Đáng chú ý đó là, cuối tháng Sáu năm nay, Trung Quốc chính thức tuyên bố vắc-xin viêm phổi Vũ Hán “Ad5-nCoV” do nhóm của viện sĩ Viện Khoa học quân sự Trung Quốc Trần Vi phối hợp với Công ty CanSino cùng phát triển, đã được Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc phê chuẩn có thể bỏ qua thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III thông thường, và được tiến hành tiêm chủng trực tiếp cho quân nhân.

Sau đó, một báo cáo trên tạp chí The Lancet tiết lộ, 108 người tiêm chủng loài vắc-xin này, trong đó có 70 – 80% số người xuất hiện phản ứng xấu, tác dụng phụ thường thấy là chỗ tiêm vắc-xin bị đau, tỷ lệ là 54%, sau đó là triệu chứng sốt với tỷ lệ xuất hiện 46%, 44% số người cảm thấy mệt mỏi, 39% số người xuất hiện triệu chứng đau đầu và 17% cảm thấy đau cơ bắp.

Hiện tại, toàn cầu vẫn chưa có bất cứ loại vắc-xin nào hoàn thành toàn bộ giai đoạn thử nghiệm, các nước phần lớn đều đang dừng ở thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III, bởi vì thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III có quy mô quá lớn, ít nhất cần có 20.000 – 40.000 tình nguyện viên tham gia.

Trong khi đó, ngày 17/8, Cục Sở hữu trí tuệ Quốc gia Trung Quốc đã công bố cấp bản quyền đầu tiên cho vắc-xin virus corona mới tại Trung Quốc. Chuyên gia chống dịch Trung Quốc là ông Chung Nam Sơn cũng tiết lộ, Trung – Nga có kế hoạch cùng triển khai thử nghiệm lâm sàng, đẩy nhanh tiến độ sản xuất vắc-xin quy mô lớn.

Tuy nhiên, theo Đài CNN tiết lộ, trước đó Nga từng đề xuất kế hoạch hợp tác với Mỹ, hy vọng có thể đẩy nhanh tốc độ điều trị và phổ cập vắc-xin. Tuy nhiên phía Mỹ cho rằng vắc xin Sputnik-V của Nga chưa hoàn thành tất cả các thử nghiệm, cộng thêm trong nước Mỹ cần phải thông qua quy trình kiểm tra vắc-xin nghiêm ngặt mới được phê chuẩn, do đó đã từ chối hợp tác với Nga. Khi đó, cũng có quan chức y tế cộng động của Mỹ nhắc nhở mọi người, vắc-xin của Nga còn chưa được thử nghiệm trên khỉ, huống chi là trên người.

Lê Tiểu Quỳ

Related posts