Đảo Cyprus: Một nơi đào tẩu khác của giới nhà giàu và quan chức Trung Quốc

Hương Thảo

Đảo Síp: Một nơi đào tẩu khác của giới nhà giàu và quan chức Trung Quốc
Ảnh chụp màn hình/ The Epoch Times

Đảo Síp, một thành viên Liên minh châu Âu với diện tích chưa đầy 10.000 km vuông, nhưng trong những năm gần đây đã trở thành một “tân thiên địa”, một thế giới mới cho giới nhà giàu và quan chức Trung Quốc. Theo báo cáo điều tra do Al Jazeera công bố tuần trước, chỉ trong vòng ba năm, đảo Síp đã cấp 1.400 hộ chiếu vàng cho người nộp đơn từ hơn 70 quốc gia, trong đó hơn 500 hộ chiếu cấp cho các quan viên chính phủ hoặc phú hào giàu có đến từ Trung Quốc.

Hãng tin Al Jazeera, có trụ sở chính tại Doha, thủ đô Qatar, đã công bố một báo cáo điều tra vào ngày 23/8, chỉ ra “Văn kiện đảo Síp” bị rò rỉ cho thấy từ năm 2017 đến năm 2019, đảo Síp đã cấp 1.400 “hộ chiếu vàng” cho những người nộp đơn từ hơn 70 quốc gia trên thế giới. Những người nộp đơn thuộc nhiều tầng lớp khác nhau, bao gồm 1.000 người Nga, 500 người Trung Quốc và hàng trăm người Ukraine.

Thông tin công khai của Al Jazeera về tám người Trung Quốc có hộ chiếu Síp, có Dương Huệ Nghiên, nữ tỷ phú từ Tập đoàn phát triển bất động sản Country Garden, trụ sở tại Quảng Đông. Theo bảng xếp hạng những phụ nữ giàu nhất thế giới năm 2020 của Forbes, Dương Huệ Nghiên đứng thứ 6, với tài sản ước tính 20,3 tỷ Mỹ kim. Ngoài ra trong danh sách còn có tên các đại biểu Quốc hội và các thành viên của Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc (CPPCC).

Giới quyền quý di cư vì thấy nguy cơ khủng hoảng nội bộ ở Trung Quốc

Trả lời phỏng vấn Đài Á Châu Tự Do, doanh nhân Trung Quốc tên Trương cho biết trong ba năm qua, đã có hàng trăm quan chức Trung Quốc bí mật nhập cư nước ngoài hoặc bí mật xin hộ chiếu nước ngoài. Một trong những lý do chủ yếu khiến họ phải di cư ra hải ngoại là: “Bởi vì mọi người đều đã nhìn thấy nguy cơ. Nguy cơ này đến từ sự điên cuồng và bốc đồng của các nhà lãnh đạo chính phủ mang lại. Nó sẽ hủy hoại khối tài sản tích lũy của nhiều người trong thập kỷ qua và thành quả phấn đấu của họ”. Mọi người đều không muốn mất, và họ không muốn dùng sức lực của tự thân, của gia đình và tương lai con cái mình để đồng hành cùng các nhà lãnh đạo ĐCSTQ điên cuồng”.

Những công dân Trung Quốc đã nhập quốc tịch Síp được Al Jazeera tiết lộ bao gồm Lục Văn Bân, đại biểu Quốc hội thành phố Thành Đô tháng 7/2019, Trần An Lâm, thành viên Hội nghị Hiệp thương CPPCC vào tháng 7/2018 ở quận Hoàng Bí, Vũ Hán, và một cựu thành viên của CPPCC vào tháng 11/2017 ở Kim Hoa, Chiết Giang là Phụ Chính Quân, ngoài ra còn Zhao Zhenpeng, thành viên của CPPCC ở Bình Châu, Sơn Đông, lần lượt được cấp hộ chiếu Síp vào tháng 2/2019. Trong danh sách cũng có cái tên Đường Dũng, chủ tịch Tập đoàn Điện lực Trung Quốc. Theo báo cáo, Đường Dũng có hộ chiếu Síp vào tháng 1/2019. Tháng 12 cùng năm, ông này được thuyên chuyển từ China Land Resources (Hoa Nhuận Trí Địa) sang China Power Resources (Hoa Nhuận Điện Lực) với tư cách là chủ tịch.

Phóng viên đã kiểm tra thông tin trực tuyến và thấy rằng có một đại biểu Quốc hội của Thành Đô tên là “Lư Văn Bân”, là chủ tịch của Công ty TNHH Công nghệ Thông tin Sáng tạo địa phương, nhưng phóng viên lại viết tên của ông ta là “Lục Văn Bân” và không thể xác định được liệu có phải là cùng một người hay không. Những cái tên còn lại có thể tìm thấy trên mạng, nhưng không thể đưa ra phán đoán chính xác.

Người người bán tháo tài sản của họ để ‘di dân tha quốc’

Trước những yếu tố bất lợi như suy thoái kinh tế Trung Quốc và việc đóng cửa các doanh nghiệp tư nhân, doanh nhân họ Trương cho biết nhiều người bạn của ông đã chọn cách bán tài sản và nhập cư sang các nước khác: “Tôi đã thấy điều đó từ lâu. Nếu chậm trễ đào tẩu sẽ quá muộn”. Ông nhận định “biến mại tư sản và đầu tư ra nước ngoài thực chất là để bảo toàn tài sản. Những ai lưu lại Trung Quốc sẽ tiếp tục đối diện với khả năng tài sản bị thu hẹp”.

Sau khi bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính trước đó, đảo Síp, nằm ở Địa Trung Hải, đã lợi dụng việc bán quốc tịch cho khách nước ngoài để tăng thu nhập. Kể từ năm 2013, Síp đã triển khai “Chương trình Đầu tư đảo Síp” dành cho người nước ngoài. Những người không phải là công dân của đất nước này có thể đầu tư ít nhất 2,15 triệu euro bằng cách mua bất động sản và các phương tiện khác để xin “Hộ chiếu Vàng” của đất nước. Chủ sở hữu hộ chiếu này được miễn thị thực nhập cảnh đến hai mươi quốc gia EU. Chính phủ Síp đã thu lợi 7 tỷ euro từ kế hoạch này trong hai năm.

Các quan chức đào tẩu sử dụng các văn kiện mật của ĐCSTQ như một lá bài mặc cả

Trong 5 năm qua, một số lượng lớn doanh nhân ở Trung Quốc đã di chuyển tài sản và di cư ra nước ngoài dưới nhiều hình thức, trong đó có cả những quan chức tham nhũng đào tẩu. Khổng Viên Phong, hiện đang sống lưu vong ở đảo Saipan, nói với đài này rằng các quan chức tham nhũng bỏ trốn thường cải trang thành những người bất đồng chính kiến trước sự cai trị của ĐCSTQ: “Mục đích làm quan là vì tham nhũng, tham nhũng được rồi thì mang tiền chuyển di”. Họ nói rằng quan chức có 5 triệu nhân dân tệ sẽ chạy về Việt Nam và Thái Lan, có 50 triệu chạy sang Tây Ban Nha, Maldives và các nước khác. Ngoài ra, họ chạy sang châu Âu như điểm dừng đầu tiên, sau đó từ châu Âu mà di chuyển tiếp. Họ chạy ra nước ngoài và mang theo các tài liệu mật của ĐCSTQ. Trước đây có người nói rằng bằng cách mang theo hai tài liệu mật về chỉ thị đàn áp Pháp Luân Công, thân phận có thể được chấp nhận”.

Pháp Luân Công là một môn khí công tu tập cả tâm lẫn thân có hiệu quả sức khỏe kỳ diệu, cùng các bài giảng đạo đức dựa trên nguyên lý Chân Thiện Nhẫn. Kể từ khi được truyền ra công chúng năm 1992, chỉ vỏn vẹn trong 7 năm đến 1999, môn tập đã thu hút được hơn 100 triệu người theo học. Tuy nhiên do đối lập về hệ tư tưởng, môn tập đã bị chính phủ Trung Quốc đàn áp từ năm 1999. 

Theo báo cáo, Trương Khắc Cường, một doanh nhân đến từ Trung Quốc, đã bị buộc tội tiến hành các giao dịch cổ phần phi pháp, và một doanh nhân Trung Quốc khác, Lý Gia Đông, đã bị Hoa Kỳ trừng phạt vì rửa tiền hơn 100 triệu Mỹ kim. Cả hai đều bị cáo buộc đăng ký “hộ chiếu vàng” đảo Síp. Sau khi một vụ bê bối tương tự được tiết lộ, đảo Síp đã sửa đổi các luật liên quan vào năm 2019, không chỉ để điều tra nghiêm ngặt các nhà đầu tư, mà còn hủy bỏ các hộ chiếu đã cấp. Hiện tại, quyền công dân đảo Síp của khoảng 30 người đã bị hủy bỏ.

Triển vọng lưu lại Trung Quốc là mong manh, làm quan chức hay kinh doanh đều tiềm ẩn nguy hiểm

Ông Trương, cựu giám đốc một doanh nghiệp tư nhân lớn ở Hắc Long Giang, Trung Quốc, nói rằng việc ra nước ngoài đã trở thành xu hướng của mọi người. Dù là doanh nhân hay quan chức, nếu họ không rời Trung Quốc, họ sẽ không thể đoán trước được điều gì: “Tôi nói rằng họ đã chọn đúng, vì nếu bạn không đi ra hải ngoại, tiền đồ phía trước đều không chắc chắn. Cho dù bạn là quan chức cấp cao hay bất cứ thứ gì, việc lưu lại Trung Quốc tiềm ẩn một rủi ro rất lớn”.

Đài Al Jazeera cũng cung cấp thông tin của 11 người Trung Quốc trong đơn đăng ký mà không liệt kê tên của họ, bao gồm “cựu giám đốc ngân hàng đầu tư của một công ty chứng khoán Trung Quốc”, “chủ tịch một nhà sản xuất ô tô điện” và “giám đốc thông tin một công ty dược phẩm Hồng Kông.” Trước đó, Ủy ban châu Âu đã cảnh báo trong một báo cáo vào tháng 1/2019 rằng chương trình “Hộ chiếu vàng” có thể giúp các nhóm tội phạm có tổ chức thâm nhập châu Âu, đồng thời làm tăng nguy cơ rửa tiền, tham nhũng và trốn thuế.

Theo Secret China,
Hương Thảo dịch & biên tập

Related posts