Tin Úc sáng Chủ Nhật

Khủng bố “sói đơn độc”?

canh sat bi chem bang dao anh 1

Cơ quan hữu trách NSW đang điều tra một nghi can 32 tuổi có phải là một thành viên khủng bố loại “sói đơn độc” sau khi dùng dao tấn công ba nhân viên 3 cảnh sát tại vùng nội đô Sydney vào tối thứ Ba tuần trước (1.9.2020).

Sự việc diễn ra trên đường George St, một trong những trục đường chính của khu trung tâm Sydney. Đầu tiên nghi can có hành vi sách nhiễu một người lái xe phân phối thực phẩm và do đó toán cảnh sát trên đến để điều tra.

Thấy cảnh sát đến, nghi can rút dao và chém nhiều nhát vào đầu và vai của một người, chém vào bàn tay và cánh tay của hai cảnh sát khác.

Nghi phạm sau đó bị tước vũ khí và khống chế và được đưa tới bệnh viện St Vincent để kiểm tra sức khỏe. Ba cảnh sát bị thương trong vụ việc cũng được điều trị tại bệnh viện St Vincent.

Đến tối thứ Tư (3.9.2020) các thám tử đã khám xét một khách sạn dành cho giới du khách ba lô Megaboom City Hotel, trên đường York và tịch thu một số vật dụng.

Trước mắt nghi can bị truy tố ra tòa với cáo buộc gồm gây thương tích nghiêm trọng với ý định giết người, tấn công cảnh sát và chống người thi hành công vụ.

Chiến tranh mạng với Trung Quốc: có ngày 4,500 đợt

Các cuộc tấn công mạng nhằm vào Úc đang gia tăng trong những tháng gần đây và có vẻ như đây là đòn trả thù của Trung Quốc.

Trong báo cáo công bố ngày 4/9/2020 về mối đe dọa an ninh mạng Tổng trưởng Quốc phòng Linda Reynolds cho biết có ngày Úc phải đối phó với 4,500 đợt tấn công.

 Bà Reynolds cho biết chính phủ đã đối phó với 2,260 trục trặc và nhận được 59m800 báo cáo tội phạm mạng trong 12 tháng, tính đến ngày 30.6.2020

Báo cáo ghi nhận có 2 giai đoạn đáng chú ý. Vào tháng 10-2019, nhu liệu độc hại có tên Emotet đã nhắm vào thông tin tài chính và thông tin cá nhân nhạy cảm. Vào lúc cao điểm, Úc hứng chịu tới 4,500 cuộc tấn công mạng chỉ trong một ngày.

Đợt tấn công thứ hai là vào tháng 4, cơ quan tình báo cho biết tội phạm mạng lợi dụng dịch COVID-19 để tấn công.

Báo cáo không tính cuộc tấn công mạng vào quốc hội nước này vào tháng 2-2019.

Tuy bà Reynolds không g không công khai xác định nguồn gốc của các cuộc tấn công và nhưng báo chí chỉ thẳng đó là Trung Quốc.

Victoria hành xử như Phát xít Đức!

Liberal MP Craig Kelly has compared the arrest to ‘Nazi Germany’. Picture: NCA NewsWire / Gary Ramage
Craig Kelly

Dân biểu Tự Do Craig Kelly đã so sách chính quyền tiểu bang Victoria với Phát xít Đức vì vụ bắt giữ và còng tay cô Zoe Lee Buhler đang mang thai, giữa lúc đang lên Facebook để kêu gọi người khác biểu tình chống phong tỏa!

Lên tiếng về vụ bắt giữ, Dân biểu Kelly tuyên bố: “Tôi nghĩ rằng đó là điều đáng hổ thẹn nhất mà tôi từng chứng kiến. Cô ta đang có thai, Cô ta có đứa con bốn tuổi đang nấp dưới gầm giường, cô ta bị còng tay! Điều đó đã được phơi bày trên Facebook. Cái đất nước chúng ta đang sống là cái gì đây? Không thể nào biện minh cho cho chuyện này.”

Vụ bắt giữ diễn ra ngày 2/9/2020 tại nhà của cô ta tại thành phố Ballarat, và diễn ra giữa lúc những người khác đang theo dõi cảnh cô hô hào biểu tình, do đó họ chứng kiến luôn cảnh cô bị bắt. Ngay sau đó video clip này đã thu hút hàng triệu lượt xem.

Cảnh quay cho thấy cảnh sát đeo khẩu trang, còng tay cô Zoe-Lee Buhler tại nhà riêng ở Ballarat. Người phụ nữ 28 tuổi đang mang bầu bị bắt ngay trước mặt chồng và các con.

Cô Zoe-Lee Buhler

Cô Zoe khóc lóc và nói với cảnh sát, những người cầm theo trát bắt giữ: “Tôi không hiểu mình đã làm gì sai”.

Viên cảnh sát trả lời: “Vụ này liên quan đến bài đăng trên Facebook và cuộc biểu tình phản đối lệnh phong tỏa mà cô thực hiện hôm đó”.

Zoe đề nghị sẽ xóa bài đăng và cô nói: “Hai đứa con của tôi đang ở đây. Tôi còn phải đi siêu âm trong một tiếng nữa. Điều này thật nực cười”.

Tuy nhiên, cảnh sát cho biết Zoe bị buộc tội “kích động biểu tình” ở Ballarat hôm 29.8.2020. Cuộc biểu tình là một phần của phong trào phản đối lệnh phong tỏa.

Victoria đã áp lệnh phong tỏa từ tháng 7 để ngăn chặn làn sóng bùng phát dịch Covid-19 thứ hai ở Australia. Tại Melbourne, thủ phủ của bang, các nhà chức trách áp đặt lệnh ở trong nhà và lệnh giới nghiêm. Nhiều cơ sở kinh doanh bị đóng cửa, việc tụ tập đông người ở tiểu bang bị cấm.

Đa phần người dân ủng hộ các biện pháp phòng dịch nhưng một số người đã phản đối. Họ phát động các cuộc biểu tình đòi dỡ bỏ lệnh phong tỏa.

Tuần trước, cảnh sát ở Victoria đã cảnh báo sẽ bắt giữ những người tổ chức biểu tình vì vi phạm lệnh cấm tụ tập.

Thủ hiến bang Victoria Daniel Andrews cũng đồng tình với vụ bắt giữ và cho rằng các cuộc biểu tình gây ảnh hưởng đến nỗ lực chống dịch của cộng đồng.Ông nói: “Bây giờ không phải lúc để phản đối về bất cứ điều gì, vì làm như vậy sẽ không an toàn”,.

Tuy nhiên, một số nhà hoạt động và nghị sĩ đối lập, ở cả cánh hữu và tả, đang chỉ trích hành động của cảnh sát. Họ cho rằng cảnh sát không nên bắt người chỉ với mục đích phòng ngừa trong khi họ chỉ kêu gọi việc biểu tình ôn hòa.

Ngoài ra, những người phản đối cho rằng đoạn video có thể kích động tâm lý chống phong tỏa và các thuyết âm mưu. Những người này lưu ý rằng đoạn video trên được chia sẻ rộng rãi ở nhiều nhóm tại Mỹ và Úc, đi kèm các cáo buộc vô căn cứ.

Liên bang thúc giục các tiểu bang mở cửa biên giới

Hiện chính quyền liên bang đang gia tăng sức ép để các tiểu bang sớm đưa ra lộ trình mở cửa biên giới và Thủ tướng Scott Morrison lại một lần nữa nhắc lại mục tiêu mở cửa biên giới trong Lễ Giáng Sinh.

Lên tiếng hôm thứ Ba (1.9.2020) tại Hạ viện, ông Morrison lại kêu gọi các tiểu bang mở cửa biên giới vào ngày lễ này để người dân có thể tự do đi lại và tạo cơ hội cho nền kinh tế hồi phục. Ông Morrison cho rằng tiểu bang Victoria cần phải thay đổi chính sách trong khi các tiểu bang và vùng lãnh thổ khác cũng cần phải lên kế hoạch mở cửa nền kinh tế trở lại. Ông khẳng định “chúng ta nên đặt mục tiêu vào dịp Giáng sinh, người dân sẽ được gặp mặt gia đình, và cũng có thể gặp gỡ bạn bè để hướng đến năm 2021 với nhiều điều tích cực”.

Ông Morrison đưa ra tuyên bố này trong bối cảnh dịch Covid-19 tại điểm nóng Victoria được kiểm soát tốt hơn sau một thời gian phong tỏa. Trong khi đó, dịch bệnh tại các bang khác như New South Wales và Queensland vẫn đang trong tầm kiểm soát còn các bang và vùng lãnh thổ còn lại gần như không xuất hiện các ca lây nhiễm trong cộng đồng.

Bất chấp thực tế này các tiểu bang tỏ ra rất cảnh giác. Cùng ngày Queensland cho biết sẽ tiếp tục đóng cửa biên giới đến hết tháng Chín trong khi Tasmania cho hay sẽ đóng cửa biên giới ít nhất đến đầu tháng 12. Tây Úc thì chưa biết khi nào sẽ mở cửa trở lại biên giới trong khi Nam Úc và Bắc Úc tiếp tục kiểm soát biên giới chặt chẽ.

Sự thận trọng này đang khiến chính phủ liên bang lo ngại vì sẽ khiến kinh tế trì trệ hơn, và chính phủ phải tiếp tục chi thêm tiền sau khi đã tốn hàng trăm tỷ để cứu vãn nền kinh tế.

Đầu tuần này (31.8.2020) ông Scott Morrison đã nhận được cam kết của Thủ hiến NSW và Victoria về việc mở cửa biên giới ngay khi tình hình an toàn hơn. Thủ tướng Scott Morrison cũng cho biết sẽ yêu cầu Nội các liên bang mở rộng xem xét lại kế hoạch mở cửa biên giới đưa ra từ hồi tháng 5.

Mặc dù đang rất mong chờ biên giới các bang sẽ sớm mở cửa trở lại, chính quyền liên bang vẫn chưa đề cập đến việc mở cửa biên giới với các quốc gia khác sau khi kế hoạch mở cửa biên giới sớm với New Zealand bị tạm dừng do dịch Covid-19 bùng phát tại Victoria.

Thủ tướng mạnh mẽ, quyết đoán nhất trong 10 năm qua

Theo kết quả cuộc thăm dò ý kiến cử tri mới được tờ The Australian công bố đầu tuần này, theo đó 72% số người được hỏi đã cho rằng ông Morrison là nhà lãnh đạo có tầm nhìn của đất nước. Đây là tỷ lệ ủng hộ cao nhất đối với một thủ tướng đương nhiệm kể từ năm 2010 đến nay, đồng thời đây cũng là lần đầu tiên một nhà lãnh đạo bảo thủ được cử tri đánh giá là dành nhiều sự quan tâm đối với nhu cầu của người dân.

Theo đó thì uy tín của Thủ tướng Morrison trên chính trường đã tăng cao trong nhiều tháng gần đây sau những quyết định dứt khoát của ông liên quan đến việc giải quyết đại dịch Covid-19 và sự cứng rắn nhằm bảo vệ quyền lợi quốc gia trước sức ép kinh tế từ Trung Quốc. Ông Morrison cũng được cử tri đánh giá là người có kinh nghiệm lãnh đạo, hiểu rõ các vấn đề đất nước đang đối mặt và quan tâm đến nhu cầu của người dân.

Cuộc khảo sát được thực hiện từ ngày 26.8. đến 29.8 với hơn 1,500 cử tri, ghi nhận 79% cử tri đánh giá ông Morrison là nhà lãnh đạo có kinh nghiệm và có tỷ lệ ủng hộ cao hơn so với một số thủ tướng gần đây của nước này.

Uy tín chính trị của ông Morrison đã tăng đều đặn kể từ đầu năm đến nay khi chính phủ ông giải quyết khá tốt cuộc khủng hoảng Covid-19 gây ra sau khi đưa ra nhiều chính sách cứu vãn nền kinh tế và giảm bớt các tác động của dịch bệnh đối với người dân.

Bên cạnh đó, việc chính phủ Morrison cứng rắn và nhất quán trong việc bảo vệ chủ quyền và quyền lợi đất nước trước các đe dọa trả đũa kinh tế từ Trung Quốc cũng được cử tri nước này ca tụng. Trong một tuyên bố mới đây, ông Morrison khẳng định là Úc đang xử lý mối quan hệ với Trung Quốc bằng sự kiên nhẫn và bằng một chiến lược nhất quán, và Úc sẽ không bao giờ đánh đổi chủ quyền hoặc an ninh trước các mối đe dọa về kinh tế.

Thuốc ức chế Covid-19 nhưng…

Một nhóm khoa học gia Úc đã phát hiện ra hợp chất có thể ức chế sự phát triển của virus gây bệnh Covid-19 trong phòng thí nghiệm: đó chính là hợp chất từng nghiên cứu để ngăn chặn bệnh SARS.

Đầu tuần này (31.8.2020) Giáo sư David Komander – người dẫn đầu một nhóm nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu y khoa Walter và Eliza Hall ở Melbourne – cho biết nhóm nghiên cứu đang tập trung vào một loại protein có trong cấu trúc virus; đây là một protein đơn lẻ mà các nhà khoa học cho rằng đó là “gót chân Asin” của virus.

Protein này được gọi là PLpro có thể tìm thấy trong tất cả các chủng virus corona, bao gồm cả chủng gây bệnh Covid-19 và bệnh SARS và nó giúp virus tấn công các tế bào của con người, đồng thời làm mất khả năng kháng virus của cơ thể.

PLpro thuộc họ protein “deubiquitinases” mà Giáo sư Komander và nhóm của ông đã nghiên cứu trong suốt 15 năm qua và ông hy vọng việc phát hiện ra điểm yếu của virus corona có thể giúp tìm ra cách thức chữa trị không chỉ bệnh Covid-19 mà còn cả những bệnh khác cũng do chủng virus corona gây ra trong tương lai.

Theo Giáo sư Komander, các nhà nghiên cứu đã tìm kiếm trong hàng nghìn loại thuốc hiện nay cũng như hàng nghìn loại hợp chất tương tự như thuốc để xem có loại thuốc nào hiệu quả trong việc vô hiệu hóa PLpro có trong virus SARS-CoV-2 hay không và cho đến nay vẫn chưa tìm ra loại thuốc này. Tuy nhiên nhóm nghiên cứu của Giáo sư Komander đã phát hiện hợp chất được phát triển trong thập niên qua nhằm chống lại bệnh SARS có thể kiềm chế sự phát triển của virus gây bệnh Covid-19 trong thí nghiệm trên động vật trong phòng thí nghiệm.

Giáo sư Komander cho biết bước tiếp theo là biến hợp chất này thành một loại thuốc để chữa bệnh Covid-19, nhưng ông cho rằng quá trình này có thể sẽ mất vài năm để bảo đảm loại thuốc này không gây biến chứng nguy hiểm với bệnh nhân.

Trong khi đó thì một nhóm nghiên cứu tại Đại học Queensland công bố kết quả lạc quan từ thử nghiệm vaccine Covid-19.

Phát biểu tuần qua (26.8.2020) Bộ trưởng y tế Queensland Michael Kidd cho biết: “Đây thực sự là một tin tốt, đặc biệt là đối với Úc. Chúng ta sở hữu một số nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới đang nỗ lực tìm kiếm vaccine Covid-19 và rất đáng khích lệ khi thấy kết quả ban đầu từ thử nghiệm của Đại học Queensland”.

Kết quả thử nghiệm được Phó giáo sư Keith Chappell – một trong những nhà nghiên cứu đứng đầu dự án – nêu rõ: “Phản ứng miễn dịch tạo ra bởi vaccine xin lúc thử nghiệm trên động vật tốt hơn mức kháng thể trung bình mà bệnh nhân Covid-19 hồi phục có được. Ở trên chuột, vaccone kếp hợp với chất Seqirus MF59 cung cấp sự bảo vệ chống virus nhân lên đồng thời giảm tình trạng viêm phổi. Chúng cũng tạo phản ứng tế bào T mạnh mẽ”.

Còn với 120 tình nguyện viên được tiêm liều duy nhất, vắc xin không gây phản ứng phụ tiêu cực nào. Đội ngũ Đại học Queensland đang làm việc với các hãng dược phẩm về khả năng sản xuất quy mô lớn (hàng triệu liều) ngay tại Úc.

Vaccine do Đại học Queensland phát triển chỉ mới bước vào giai đoạn thử nghiệm trên người vào giữa tháng 7. Đợt đầu tiên chỉ có 120 tình nguyện viên ở độ tuổi 18 – 55, họ dự tính sẽ sớm khởi động giai đoạn 2 với quy mô lớn hơn.

Cuộc đua phát triển vắc xin hiện diễn ra hết sức gay cấn. Đầu tháng 8, Nga đã cấp phép cho một loại vắc xin COVID-19 mang tên Sputnik V, Trung Quốc cấp bằng sáng chế cho sản phẩm Ad5-nCoV của hãng CanSino, hai ứng viên sáng giá khác là vắc xin của công ty Mỹ Modena và vắc xin của Đại học Oxford nhận tài trợ từ hãng dược AstraZecca đều bước vào giai đoạn thử nghiệm cuối cùng.

Ngân hàng Quốc gia bất ngờ mở rộng chương trình cấp vốn giá rẻ

Sau cuộc họp ngày 1.9.2020 ông Philip Lowe, Thống đốc Ngân hàng Quốc gia Úc (RBA), tuyến bố sẽ giữ lãi suất cho vay ở mức thấp qua việc bảo đảm nguồn vốn để cho các ngân hàng vay với chi phí thấp.

Đó là chương trình “Term Funding Facility” (TFF) đã từng áp dụng trong cuộc Đại khủng hoảng kinh tế 1930, cung cấp vốn chi phí thấp cho các ngân hàng thương mại.

Cũng trong cuộc họp trên RBA vẫn giữ nguyên lãi suất căn bản ở mức 0.25% và đó là điều ai cũng dự đoán trước. Nhưng RBA đã gây bất ngờ khi thông báo tăng quy mô của chương trình TFF hạn lên khoảng $200 tỷ với lãi suất cố định 0.25% trong vòng ba năm, chương trình này sẽ kéo dài cho đến hết tháng Sáu năm 2021.

Trong một thông báo sau cuộc họp, Thống đốc RBA Philip Lowe cho biết điều này sẽ giúp giữ lãi suất cho người đi vay ở mức thấp, đồng thời hỗ trợ việc cung cấp tín dụng bằng cách bảo đảm các ngân hàng tiếp tục được tiếp nhận nguồn vốn chi phí thấp.

Thống đốc RBA cũng đưa ra những gợi ý về các biện pháp tiếp theo, đồng thời nhắc lại lãi suất căn bản vẫn sẽ ở mức thấp trong một thời gian dài sắp tới.

Vào tháng Ba, RBA đã hạ lãi suất xuống mức thấp kỷ lục 0,25% và tung ra chương trình mua trái phiếu “không giới hạn”. Kể từ đó, RBA đã mua vào $66 tỷ trái phiếu chính phủ và sẵn sàng mua thêm để giữ lợi suất ba năm ở mức 0.25% cho đến khi Úc đạt được mục tiêu phát triển và ổn định thị trường việc làm.

Gói hỗ trợ khẩn cấp được đưa ra khi Úc đối mặt với cuộc suy thoái tồi tệ nhất kể từ năm 1930 và là lần suy thoái đầu tiên trong ba thập niên. Các số liệu mới nhất cho thấy khả năng nền kinh tế nước này sẽ suy giảm kỷ lục 6.0% khi các biện pháp ngăn chặn đại dịch lây lan đã buộc toàn bộ các lĩnh vực của nền kinh tế phải tạm ngừng hoạt động một thời gian.

Ông Gareth Aird, người đứng đầu bộ phận kinh tế tại ngân hàng Commonwealth Bank, cho biết để bảo đảm sự ổn định lâu dài của nền kinh tế, hoạt động sản xuất phải tăng lên và thị trường phải hướng tới tuyển dụng lao động càng sớm càng tốt. Tỷ lệ thất nghiệp của Australia đang ở mức cao nhất trong 22 năm là 7,5% và dự kiến sẽ tăng lên 10% khi nhiều người đi tìm việc làm hơn.

Nửa năm tù vì trốn cách ly 14 ngày

Do liên tiếp vi phạm quy định cách ly bắt buộc 14 ngày, ông Yusuf Karakaya –  31 tuổi, sinh sống ở thành phố Perth –  đã bị Tòa sơ thẩm Perth trừng phạt 6 tháng tù giam trong phiên xử đầu tuần này (31.8.2020).

Tuyên bố bản án, tòa nhấn mạnh hình phạt này là cần thiết để “gửi thông điệp” tới những ai có ý định thách thức những quy định trong giai đoạn dịch Covid-19. Bản án 6 tháng tù giam được tính bao gồm cả 1 tháng Karakaya bị bắt giam chờ xét xử.

Theo hồ sơ thì đầu tháng Tám, Karakaya trở về thành phố Perth sau khi tới thăm thân nhân ở Sydney. Ngay sau đó, Karakaya bị đưa đi cách ly bắt buộc 14 ngày tại một khách sạn ở địa phương.

Tuy nhiên, trong quãng thời gian cách ly, anh này không chịu ở trong phòng khách sạn mà thỉnh thoảng lại lẩn trốn ra ngoài. Nhờ sự trợ giúp của đồng phạm, Karakaya đã mang một chiếc thang vào phòng. Karakaya sử dụng chiếc thang ít nhất 3 lần để trốn khỏi khu cách ly. Sau khi nhân viên khách sạn phát hiện ra chiếc thang và cất đi chỗ khác, Karakaya lại nhờ đồng phạm mang một chiếc thang khác tới và tiếp tục trốn ra ngoài.

Cuối cùng, cảnh sát đã bắt được Karakaya tại nhà bạn gái khi anh này đang nấp trong một cái tủ. Biện hộ trước tòa, Karakaya cho hay anh tới nhà bạn gái vì đúng ngày sinh nhật của người yêu và nếu không có mặt tại đây, anh sẽ gặp rắc rối.

Karakaya không phải là công dân Australia duy nhất bị vướng vào vòng lao lý do vi phạm các quy định liên quan tới phòng chống dịch Covid-19. Trước đó, ít nhất 4 người đã phải ngồi tù do vi phạm lệnh cách ly bao gồm 1 trường hợp giống Karakaya bị tuyên án 6 tháng tù giam.

Úc và Facebook lại đấu khẩu

Ngay sau lời đe dọa của Facebook về việc sẽ ngăn chặn tính năng chia sẻ tin tức tại Úc vào sáng thứ Ba (1.9.2020), Tổng trưởng Kinh tế Josh Frydenberg đã lên tiếng bác bỏ, khẳng định chính phủ Úc sẽ không bao giờ chấp nhận các hành vi ép buộc.

Trước đó, Facebook tuyên bố sẽ ngăn chặn việc chia sẻ nội dung tin tức trên ứng dụng chính của mình và Instagram tại Úc nếu chính phủ Úc thông qua các quy định mới, buộc Facebook và Google phải trả tiền cho việc sử dụng các nội dung tin tức của các công ty truyền thông địa phương. Trong tuần qua, Google cũng đã đưa ra ý kiến phản đổi các quy định này.

Ông Frydenberg khẳng định việc Úc ban hành các quy định mới là nhằm thúc đẩy lợi ích quốc gia và sẽ không lùi bước trước sự ép buộc hoặc đe dọa nào.

Tháng Tư vừa qua, ông Frydenberg đã công bố kế hoạch ban hành bộ quy tắc bắt buộc áp dụng đối với các nền tảng kỹ thuật. Bản dự thảo đầu tiên của bộ quy tắc, được Ủy ban Cạnh tranh và Tiêu thụ Úc (ACCC) công bố vào tháng 7, quy định Google và Facebook có 3 tháng để đàm phán thỏa thuận chia sẻ doanh thu với các công ty truyền thông địa phương. Nếu không đạt được thỏa thuận, hai bên sẽ phải thông qua một trọng tài độc lập để đưa ra quyết định cuối cùng về doanh thu phải chia sẻ giữa hai bên.

Bộ quy tắc cũng yêu cầu Google và Facebook phải thông báo trước về những thay đổi trong thuật toán và thông tin về cách thức cũng như thời điểm cung cấp dữ liệu cho các công ty truyền thông.

Như đã thông tin, biện pháp mà Úc đưa ra là kết quả từ cuộc điều tra kéo dài 18 tháng do tiến

Chủ tịch ACCC Rod Sims cũng cho rằng đe dọa của Facebook là “không đúng lúc và sai lầm.”

Theo ông, các quy định mới chỉ nhằm mang lại sự công bằng và minh bạch cho mối quan hệ của Facebook và Google với các công ty truyền thông Úc.

Tổng trưởng Truyền thông Paul Fletcher khẳng định “những lời đe dọa nặng nề” của các công ty “khổng lồ” sẽ không làm Chính phủ Úc từ bỏ “quy trình chính sách công cẩn thận, kỹ lưỡng, dựa trên thực tế.”

Trùm khủng bố ra tù

Bilal Khazal was sentenced to 12 years in jail for preparing a terrorist manual.
Bilal Khazal

Bilal Khazal – kẻ từng được huấn luyện tại một trại khủng bố ở Afghanistan và được xem là tay chân tín cẩn của trùm khủng bố Osama bin Laden – đã được phóng thích vào hôm Chủ Nhật (30.8.020) sau khi mãn hạn 12 năm tù.

Khazal trước đây là nhân viên dọn rác của hãng Qantas tại phi trường quốc tế Sydney nhưng năm 1999 nghỉ việc. CIA đã nêu rõ Khazal là thành viên của tổ chức khủng bố Al-Qaeda dựa trên tin tức tình báo từ nhà chức trách Palestine, và Khazal đã hoạch định các cuộc tấn công nhắm vào các quyền lợi của Mỹ ở Venezuela và Philippines.

Năm 2004 can phạm này cùng em trai Maher Khazal bị Tòa án Quân sự ở Beirut (Lebanon) xử vắng mặt với bản án 10 năm tù vì tội trợ giúp tài chánh một chiến dịch tấn công bằng bom ở Lebanon. Phiên xử diễn ra khi cả hai đang ở Úc, trú tại vùng Lakemba.

Năm 2009 Bilal Khazal bị Tòa án Úc kết án tù vì tội hướng dẫn khủng bố, soạn cuốn sổ tay hướng dẫn các kỷ thuật phá hoại, giết người, kể cả cách sử dụng bom điểu khiển từ xa, dùng chất độc viết trong thư vv..

Vào tù can phạm này đã trở thành thần tượng của các tù nhân Hồi giáo có tư tưởng cực đoan vì cái mác “người tâm phúc của bin Laden”.

Tên hiếp dâm hàng loạt sẽ chết già trong tù?

Mustafa Kayirici has been convicted for repeatedly raping a 13-year-old schoolgirl. Picture: Facebook
Mustafa Kayirici

Mustafa Kayirici, can phạm hiếp dâm hàng loạt 26 tuổi gốc người Lebanese sẽ phải ngồi tù ít nhất 50 năm nữa, đến tháng Chín năm 2066 mới có thể xin ân xá, lúc anh ta đã 76 tuổi.

Đương sự bị kết tội hãm hiếp 5 người, trong đó có một bé gái 13 tuổi.

Mustafa Kayirici bị bắt vào ngày 25.6.2016 sau một vụ rượt đuổi căng thẳng tại vùng Bondi vào ngày 25.6.2016, sau khi xe hơi của anh ta đâm sầm vào một trạm xe bus.

Mustafa bị cảnh sát phát lệnh truy nã vào ngày 19.6.2016 với cáo buộc hãm hiếp và cướp bóc một cô gái 22 tuổi mà anh ta làm quen qua một công ty cung cấp gái gọi tại vùng nội đô Sydney. Chỉ 5 ngày sau, anh ta bị cáo buộc dùng dao khống chế một bé gái 13 tuổi tại Paramatta và chở cô ta chạy lanh quanh đến các vùng Merrylands, Telopea, Ermington và Homebush để hãm hiếp.

Sau cơn khổ nạn kéo dài 5 tiếng đồng hồ, nạn nhân đã tìm cách trốn thoát và báo cảnh sát. Ngày 25.6.2016 cảnh sát phát hiện chiếc xe Ford của anh ta chạy trên dường Bondi Rd và nháy đèn ra lệnh dừng lại. Tuy nhiên anh ta bất chấp lệnh cảnh sát, rồ ga bỏ chạy và thậm chí lái xe băng qua một công viên, tuy nhiên cuối cùng anh ta lạc tay lái, đâm xe vào giữa một trạm xe bus và một chiếc hơi đang đậu kề bên và trước mặt là tường gạch.

Anh ta bỏ ra khỏi xe với khuôn mặt đầy máu và bị cảnh sát tóm cổ và bị tòa bác quyền tại ngoại.

Kết quả điều tra sau đó dẫn đến ba vụ khác.

Theo cáo trạng thì ngày 7.5.2016 anh ta hãm hiếp một phụ nữ 26 tuổi. Sau đó, chưa đầy hai tuần, ngày 20.5.2016 anh ta hãm hiếp một phụ nữ 30 tuổi và 10 ngày sau hãm hiếp một phụ nữ khác cũng 30 tuổi.

Related posts