Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc yêu cầu Ấn Độ không tiết lộ thông tin tiêu cực

Phụng Minh

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Ngụy Phượng Hòa (ảnh: Wikipedia).

Video người Tây Tạng phất cờ Sư tử núi tuyết ăn mừng ở biên giới Ấn-Trung sau chiến thắng của quân Ấn Độ đã bị chặn ở Trung Quốc.

Sau cuộc đụng độ đẫm máu lớn nhất trong 45 năm nổ ra ở biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ vào tháng 6, một tranh chấp quân sự khác giữa Trung Quốc và Ấn Độ đã lại xảy ra vào ngày 31/8. Sau khi phía Ấn Độ giành được chiến thắng một phần, đoạn video người Tây Tạng phất cờ “Sư tử núi tuyết” hát múa dọc biên giới đã được lưu truyền rộng rãi. Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc đã yêu cầu phía Ấn Độ không phát tán “thông tin tiêu cực” trong cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ.

Trang web chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 5/9 dẫn lời Tân Hoa xã cho biết Ngụy Phượng Hòa, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Đảng Cộng sản Trung Quốc đã có cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh tại Moscow vào ngày 4/9. Cuộc họp này được tổ chức theo yêu cầu của Trung Quốc, theo Epochtimes.

Ngụy Phượng Hòa cho rằng quan hệ giữa hai nước và các lực lượng vũ trang gần đây đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi vấn đề biên giới, hai bên nên giải quyết vấn đề thông qua đối thoại và tham vấn. Ngoài ra, ông Ngụy mong rằng phía Ấn Độ sẽ không cố tình thổi phồng và lan truyền thông tin tiêu cực.

Theo báo cáo của tờ The Hindu ngày 31/8, một nguồn tin của Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết, khoảng 25 lính Trung Quốc đã vượt qua “Giới tuyến kiểm soát thực tế” và bị quân đội Ấn Độ đánh chặn. Tờ Telegraph của Anh dẫn một nguồn tin cho biết quân đội Trung Quốc đã bị đẩy lùi sau khi giao chiến với lực lượng đặc biệt Ấn Độ trong ba giờ đồng hồ.

Người dùng mạng tên Sorig đăng trên Twitter rằng các lính dù đặc nhiệm Tây Tạng phục vụ trong quân đội Ấn Độ đã ăn mừng chiến thắng và vui vẻ ca hát, nhảy múa dọc theo biên giới Ladakh. Ngoài ra còn có một video cho thấy người Tây Tạng vẫy “Cờ sư tử núi tuyết”.

Alternate angle of camera . Wider range . SFF. pic.twitter.com/sao16Byuoe— sorig ladakhspa (ソナム・リグゼン・ラダクパ) (@sonamrigzin1) September 2, 2020

Đoạn video được truyền thông và cư dân mạng lan truyền rộng rãi nhưng đã bị chính quyền đại lục chặn hoàn toàn.

Vào ngày 15/6, các cuộc đụng độ đẫm máu đã nổ ra tại Thung lũng Galvan dọc biên giới Trung-Ấn. Trong vài giờ cận chiến, 20 binh sĩ Ấn Độ đã thiệt mạng và ít nhất 76 người bị thương, trong đó có cái chết của chỉ huy cao nhất. Tuy nhiên, các nhà chức trách ĐCSTQ chưa đưa ra bất kỳ con số thương vong nào.

Tờ Wall Street Journal đưa tin, một sĩ quan quân đội cấp cao Ấn Độ nói rằng một vài người trong số họ đã bị đánh chết bởi lính Trung Quốc bằng chùy có đóng đinh. Ông cũng nói rằng sau khi 17 binh sĩ Ấn Độ bị thương trong trận hỗn chiến, họ có thể đã chết cóng trong đêm lạnh giá trên cao nguyên.

Bộ Ngoại giao Ấn Độ ra thông cáo cho biết: “Trung Quốc đã thực hiện một hành động được lên kế hoạch và tính toán trước, hành động này trực tiếp gây ra bạo lực và thương vong”.

Cuộc xung đột quân sự này là cuộc xung đột nghiêm trọng nhất giữa Trung Quốc và Ấn Độ trong vòng 50 năm qua.

Vào tối ngày 5/7, Trung Quốc và Ấn Độ đã đạt được đồng thuận, theo đó lực lượng tiền phương của hai bên phải lập tức rút quân. Tuy nhiên, quân đội Trung Quốc đã không rút lui khỏi Hồ Pangong, nơi ăn sâu 18 km vào lãnh thổ mà Ấn Độ tuyên bố chủ quyền.

Ngày 29/8, hai bên lại đụng độ ở bờ nam của hồ Pangong. Ngày 31/8, Bộ Quốc phòng Ấn Độ ra tuyên bố nói rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã vi phạm sự đồng thuận và có “hành động quân sự khiêu khích” ở khu vực phía đông Ladakh vào đêm 29 và 30/8.

Theo trang web India Today, do khả năng xảy ra xung đột biên giới Trung-Ấn, quân số Ấn Độ ở biên giới Trung-Ấn đã lên tới 200.000 người.

60 năm trước, Ấn Độ và Trung Quốc xảy ra chiến tranh do tranh chấp biên giới, hai nước đạt được hiệp định đình chiến tạm thời vào năm 1962. Hiệp định đình chiến đã thiết lập một “giới tuyến kiểm soát thực tế” dài 3.400 km. Tuy nhiên, có sự khác biệt nghiêm trọng giữa hai bên ở khu vực gần hồ Pangong Tso.

Do sự khác biệt về đường kiểm soát thực tế, mâu thuẫn biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ thỉnh thoảng xảy ra. FX168 Finance Network đã báo cáo rằng các xung đột có thể lớn hoặc nhỏ, và liệu chúng có trở thành tin tức hay không phụ thuộc vào sự sẵn sàng báo cáo của cả hai bên. Xung đột Trung – Ấn ngày 31/8 đã trở thành thông tin nóng trên các phương tiện truyền thông Ấn Độ.

Điều khiến thế giới bên ngoài khó hiểu là ĐCSTQ đang trong cuộc khủng hoảng của những rắc rối bên trong và bên ngoài, tại sao lại “đánh lén quân đội Ấn Độ” vào lúc này?

Người dẫn chương trình “Ngã tư thế giới” của Epochtimes, Đường Hạo, cho rằng ĐCSTQ muốn tạo ra một cuộc xung đột ở biên giới Ấn Độ và đạt được một chiến thắng quân sự quy mô nhỏ để thêm một chút vào thành tích quân sự của những người nắm quyền. Không thể loại trừ rằng những người nắm quyền đang cố gắng trấn áp những khác biệt nội bộ thông qua các cuộc đấu tranh chính trị bằng cách tạo ra những kẻ thù ngoại bang.

Đường Hạo nói rằng bất kể lý do Bắc Kinh lén lút tấn công Ấn Độ là gì, chính quyền Bắc Kinh đang từng bước đẩy nhanh việc đào thải ĐCSTQ, cô lập ĐCSTQ và sự suy tàn của chế độ ĐCSTQ.

Theo Li Jing, Epoch Times
Phụng Minh biên dịch

Related posts