Tin thế giới sáng thứ Hai

Bà Lam phát biểu sai về quyền tự quyết của Hồng Kông

Nhóm Luật sư Cấp tiến của Hồng Kông (PLG), một nhóm ủng hộ dân chủ bao gồm các luật sư địa phương và công dân có bằng luật, đã bác bỏ lập luận của Trưởng đặc khu Hồng Kông Carrie Lam rằng không có quyền phân chia quyền lực ở hòn đảo, Taiwan News đưa tin hôm Chủ nhật (6/9).

Trong cuộc họp báo ngày 1/9, bà Lam tuyên bố rằng Hồng Kông không có quyền tự quyết và các quyền hành chính, tư pháp và lập pháp của nó là do chính quyền trung ương Trung Quốc cấp. Và rằng mỗi bộ phận như vậy chịu trách nhiệm trước chính quyền trung ương thông qua trưởng đặc khu.

Phản ứng với phát biểu này của bà Lam, PLG đã đưa ra một tuyên bố vào ngày 5/9 trong đó kêu gọi các nhà chức trách hãy đối mặt với thực tế rằng sự phân chia quyền lực ở Hồng Kông được ghi trong Luật Cơ bản, nền tảng của chính quyền Hồng Kông và là nguyên tắc chung được thừa nhận bởi tòa án cao nhất của khu vực.

Trong một diễn biến liên quan, Reuters cho hay, cảnh sát đã bắn đạn hạt tiêu vào người biểu tình ở Hồng Kông hôm Chủ nhật và bắt giữ gần 300 người sau khi người dân xuống đường phản đối việc hoãn bầu cử lập pháp và luật an ninh quốc gia mới do chính quyền Trung Quốc áp đặt.

Đức gia tăng áp lực lên Nga vụ ông Navalny bị đầu độc

Đức đang tiếp tục gia tăng áp lực lên Nga sau vụ chính trị gia đối lập Nga Alexei Navalny bị đầu độc, đồng thời cảnh báo rằng việc thiếu hỗ trợ trong cuộc điều tra vụ việc này có thể “buộc” Đức phải suy nghĩ lại về dự án đường ống dẫn khí đốt Đức-Nga, Fox News đưa tin hôm thứ Ba (6/9).

Bộ trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas nói với tờ Bild am Sonntag rằng “Tôi hy vọng người Nga sẽ không buộc chúng tôi thay đổi quan điểm của mình về đường ống Nord Stream 2” đang được xây dựng dưới biển Baltic.

Ông Maas cũng nói rằng “nếu không có bất kỳ đóng góp nào từ phía Nga liên quan đến cuộc điều tra trong những ngày tới, chúng tôi sẽ phải tham khảo ý kiến các đối tác của mình”.

Theo Fox News, sau khi Đức đưa ra kết luận ông Navalny bị đầu độc bằng chất độc thần kinh Novichok, quan chức ở một số quốc gia châu Âu đã cân nhắc các biện pháp tích cực hơn để cố gắng gây áp lực buộc Nga hợp tác điều tra xung quanh vụ việc.

Belarus: Người dân tiếp tục biểu tình chống Lukashenko

Demonstrators take part in a protest against the presidential election results demanding the resignation of Belarusian President Alexander Lukashenko and the release of political prisoners, in Minsk, Belarus August 16, 2020. The banner reads: “Fair elections. Tribunal. Freedom for political prisoners”. REUTERS/Vasily Fedosenko

Bất chấp đe dọa từ chính phủ, hàng chục ngàn người dân Belarus hôm Chủ nhật (6/9) đã tiếp tục xuống đường ở thủ đô Minsk để gây áp lực buộc Tổng thống Alexander Lukashenko phải từ chức sau khi ông này bị cáo buộc gian lận để tiếp tục nắm quyền nhiệm kỳ thứ sáu liên tiếp, theo SBS News.

Ước tính có khoảng hơn 100.000 người đã xuống đường trong ba ngày từ thứ Năm tới thứ Bảy và các nhà báo của AFP cho biết số người biểu tình ở Minsk hôm Chủ nhật có thể còn đông hơn những ngày trước đó.

Quân đội, vòi rồng, xe bọc thép và xe trinh sát bọc thép đã được triển khai đến trung tâm thành phố nhưng những người biểu tình từ mọi tầng lớp xã hội, từ phụ huynh có con nhỏ cho đến sinh viên và thậm chí cả linh mục, đã tập hợp lại để thể biểu thị sự bất bình và thách thức đối với chính quyền Lukashenko.

Khoảng 250 người biểu tình đã bị bắt trên toàn quốc, trong đó có 175 người ở Minsk, theo nhóm nhân quyền Viasna.

Triều Tiên tiếp tục phải đối mặt với bão lớn

Truyền thông Bắc Hàn hôm Chủ nhật (6/9) đưa tin rằng Triều Tiên lại sắp phải đối mặt với một cơn bão mạnh hơn những cơn bão vừa mới quét qua đất nước này vốn đã để lại hậu quả nghiêm trọng, theo Yonhap.

Đài Phát thanh Truyền hình Trung ương Triều Tiên cho hay, Bình Nhưỡng đã đưa ra cảnh báo bão khi cơn bão Haishen đang tiến về bán đảo mang theo mưa lớn và gió giật mạnh.

Cơ quan dự báo thời tiết Bắc Hàn cho biết Haishen có khả năng mạnh hơn bão Bavi và bão Maysak mới đổ bộ vào nước này trong những tuần gần đây.

Bão Haishen chắc chắn sẽ làm trầm trọng thêm những khó khăn của Triều Tiên khi nước này còn chưa giải quyết xong hậu quả của dịch Covid và hai cơn bão mạnh trước đó.

Lãnh đạo đảng đối lập Canada: Nói ‘Không’ với chính quyền Trung Quốc

Ông Erin O’Toole, lãnh đạo mới của Đảng Bảo thủ Canada (ảnh: Chụp màn hình video NTDTV).

Ông cho biết “Người Canada nên biết sự khác biệt giữa Trudeau và tôi. Ông ấy nổi tiếng vì bày tỏ sự đánh giá cao đối với ĐCSTQ. Còn đất nước mà tôi ngưỡng mộ nhất là Canada, quốc gia mà tôi đã phục vụ cả đời”.

Mới đây, ông Erin O’Toole, lãnh đạo mới của Đảng Bảo thủ Canada, đã nói rõ rằng thái độ của ông đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) khác với chính phủ của đảng cầm quyền hiện tại. Ông sẽ thúc đẩy việc sử dụng “Đạo luật nhân quyền Magnitsky” để trừng phạt ĐCSTQ.

Chúng ta phải có cách mạnh mẽ hơn để đối phó với việc Trung Quốc bắt giữ hai công dân Canada. Tôi đề xuất sử dụng đạo luật “Magnitsky” để áp đặt các biện pháp trừng phạt. Các biện pháp trừng phạt nên được sử dụng, khi ai đó không tuân theo các quy tắc quốc tế, khi công dân của chúng ta đã bị giam giữ hơn 600 ngày”, ông O’Toole, lãnh đạo mới của Đảng Bảo thủ Canada, cho biết khi được các phóng viên hỏi về thái độ của ông đối với Trung Quốc trong cuộc họp báo ngày 2/9.

Ông nói thêm: “Người Canada nên biết sự khác biệt giữa Trudeau và tôi. Ông ấy nổi tiếng vì bày tỏ sự đánh giá cao đối với ĐCSTQ. Còn đất nước mà tôi ngưỡng mộ nhất là Canada, quốc gia mà tôi đã phục vụ cả đời“.

Năm 2017, Canada đã thông qua Đạo luật Magnitsky, còn được gọi là Đạo luật Công lý cho Nạn nhân của các Quan chức yham nhũng nước ngoài. Dự luật này cho phép chính phủ liên bang có quyền áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với những cá nhân vi phạm nhân quyền ở nước ngoài, bao gồm từ chối các cá nhân có liên quan nhập cảnh vào Canada, thực hiện các giao dịch kinh tế ở Canada hoặc có liên hệ kinh tế với người Canada ở nước ngoài.

Cựu quan chức ngoại giao Canada Kovrig và doanh nhân Spaffer đã bị bắt ở Trung Quốc vào tháng 12/2018 và bị buộc tội gián điệp vào tháng 6/2019. Đây được coi là đòn trả đũa của ĐCSTQ đối với việc Canada bắt giữ giám đốc điều hành Huawei Mạnh Vãn Châu theo yêu cầu của các công tố viên Hoa Kỳ.

O’Toole nói rằng cộng đồng quốc tế không nên tiếp tục im lặng vì lợi ích kinh tế trước việc ĐCSTQ lạm dụng nhân quyền. Thái độ của ông đối với ĐCSTQ có thể đã dựa trên kinh nghiệm bản thân. Là một luật sư, ông O’Toole đã điều tra vấn đề hàng giả và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ ở Trung Quốc; với tư cách là một người lính, ông nhìn thấy sự bành trướng quân sự của ĐCSTQ và tham vọng của họ ở Bắc Cực, theo NTDTV.

Ông cho biết: “Tôi thấy ngày càng nhiều người ở Úc và các quốc gia khác cũng cứng rắn (chống lại ĐCSTQ). Tôi nghĩ đã đến lúc Canada phải thể hiện vai trò lãnh đạo“.

Ông cũng làm rõ rằng “khi nói về ĐCSTQ, chúng ta đang nhắm vào một chính phủ độc tài, không phải người dân Trung Quốc. Chúng ta phải phân biệt điều này”.

Dân Hồng Kông lại đổ xuống đường biểu tình 

Hàng trăm người biểu tình đã đổ xuống đường tại khu vực trung tâm tài chính châu Á của Hồng Kông hôm Chủ nhật để phản đối luật an ninh quốc gia mới do Trung Quốc áp đặt và việc trì hoãn bầu cử hội đồng lập pháp, theo Reuters.

Hàng nghìn cảnh sát đã đóng quân xung quanh bán đảo Cửu Long khi những người biểu tình vẫy biểu ngữ và hô vang các khẩu hiệu ủng hộ dân chủ quen thuộc như “Giải phóng Hồng Kông”. Các khẩu hiệu này hiện bị cấm theo luật an ninh mới. Cảnh sát đã bắt giữ một số nhà hoạt động nổi tiếng trong cuộc biểu tình gồm Figo Chan, phó triệu tập viên của Mặt trận Nhân quyền Dân sự và cựu nhà lập pháp Lương Quốc Hùng (Leung Kwok Hung), theo một bài đăng trên trang Facebook của Chan.

“Hôm nay đáng nhẽ là ngày bỏ phiếu của chúng tôi, chúng tôi cần phải kháng cự để lấy lại quyền bỏ phiếu của mình”, một phụ nữ 70 tuổi họ Wong nói.

Nga: Biểu tình chống Kremlin ở Vùng Viễn Đông không có dấu hiệu dừng lại sau gần hai tháng

Các cuộc biểu tình hàng tuần chống Điện Kremlin ở vùng Viễn Đông của Nga không có dấu hiệu dừng lại sau gần hai tháng, khi gần 10.000 người xuống đường hôm thứ Bảy (5/9). Đây là một trong những phong trào biểu tình kéo dài lâu nhất dưới thời Putin, theo Reuters.

Mặc dù cuộc biểu tình chủ yếu tập trung vào một cuộc khủng hoảng chính trị tại Khabarovsk – thành phố nằm cách Moscow hơn 6000 km về phía đông – chúng cũng đã cho thấy sự ủng hộ đối với chính trị gia đối lập bị đầu độc Aleksey Navalny cùng các cuộc biểu tình của phe đối lập tại Belarus.

Cư dân thành phố Khabarovsk bắt đầu tổ chức các cuộc biểu tình hàng tuần sau vụ bắt giữ hôm 9/7 đối với Sergei Furgal, vị thống đốc nổi tiếng trong khu vực, về các cáo buộc giết người mà ông đã phủ nhận. Những người ủng hộ ông cho biết lệnh bắt giam nhằm động cơ chính trị.

Các cuộc biểu tình ở Khabarovsk là một trong những phong trào  phản kháng Điện Kremlin lâu nhất trong suốt 21 năm cầm quyền của Tổng thống Vladimir Putin.

Related posts